Xuất hiện video về lính Trung Quốc khóc nức nở trên xe đi đến lãnh thổ biên giới Ladakh của Ấn Độ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Xuất hiện video về lính Trung Quốc khóc nức nở trên xe đi đến lãnh thổ biên giới Ladakh của Ấn Độ


...Một chiếc xe buýt chở đầy những người đàn ông mặc quân phục quân đội Trung Quốc vừa khóc nức nở vừa hát bài hát yêu nước của Trung Quốc có tựa đề: “Những bông hoa xanh trong quân đội”...


Hình ảnh binh lính Trưng Quốc khóc trên xe (Ảnh chụp từ video)

Trong video, một chiếc xe buýt chở đầy những người đàn ông mặc quân phục quân đội Trung Quốc vừa khóc nức nở vừa hát bài hát yêu nước của Trung Quốc có tựa đề: “Những bông hoa xanh trong quân đội”.

Video xuất hiện vào cuối tuần trước, cho thấy binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) khóc trên xe buýt được cho là đang đi đến lãnh thổ biên giới Ladakh của Ấn Độ, Taiwan News đưa tin.

Diễn viên hài Pakistan Zaid Hamid đã đăng video này lên nền tảng mạng xã hội WeChat, tuy nhiên bài đăng gốc hiện đã bị xóa. Taiwan News đã không xác minh được tính xác thực của video một cách độc lập.




Trong video, một chiếc xe buýt chở đầy những người đàn ông mặc quân phục PLA vừa khóc nức nở vừa hát bài hát yêu nước của Trung Quốc có tựa đề: “Những bông hoa xanh trong quân đội”. Taiwan News tuyên bố rằng, video được quay tại ga tàu Fuyang ở tỉnh An Huy của Trung Quốc, đối diện với biên giới Ấn Độ.

Tất cả binh sĩ được cho là sinh viên đại học địa phương, một số người trong số họ “chủ động tình nguyện phục vụ ở Tây Tạng”.



Diễn viên Hamid cũng đăng video lên Facebook với chú thích tương tự như trên WeChat. Ngoài ra, Hamid còn viết một thông điệp khẳng định rằng “chính sách một con của Trung Quốc đang gây tổn hại nghiêm trọng đến mức độ động lực của những người anh em Trung Quốc của chúng ta”.

“Chúng tôi người Pakistan ủng hộ Trung Quốc. Hãy dũng cảm”, diễn viên này viết.

Pakistan là đồng minh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Từ lâu, Pakistan cũng tranh chấp biên giới ở Kashmir với Ấn Độ.


Tờ Hindustan Times của Ấn Độ đưa tin rằng, truyền thông nhà nước Trung Quốc có vẻ thừa nhận binh sĩ Trung Quốc trong video, nhưng tuyên bố rằng họ khóc là do phải xa người thân, chứ không phải là do phải đi đến khu vực biên giới phía tây của Trung Quốc.

Ngày 22/9, trích nội dung từ tờ Thời báo Hoàn cầu - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, tờ Hindustan Times viết: “Lúc đó, họ đang tạm biệt bố mẹ và hát bài hát quân đội nổi tiếng 'Những bông hoa xanh trong quân đội', và bài 'Về nhà khi bạn mừng công'. Điều này hoàn toàn trái ngược với tâm trạng mà truyền thông Đài Loan đã đưa tin". Bài báo mà tờ Hindustan Times trích dẫn không được tìm thấy trên trang web tiếng Anh của tờ Thời báo Hoàn cầu.

Trung Quốc đang điều động ngày càng nhiều quân nhân đến khu vực tranh chấp sau cuộc đụng độ xảy ra ở Thung lũng Galwan hồi tháng Sáu với Quân đội Ấn Độ.

Trong cuộc đụng độ đó, 20 quân nhân của Ấn Độ đã bị thiệt mạng. Trung Quốc không đưa thông tin về thương vong, nhưng các quan chức chính phủ Ấn Độ ước tính, Trung Quốc phải chịu gấp đôi số thương vong. Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận hoàn toàn ước tính của Ấn Độ. Tuy nhiên, tuần trước, Bắc Kinh đã thừa nhận nhiều người đã thiệt mạng thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước.




Cuộc đụng độ nổ ra sau khi quân đội Ấn Độ phát hiện ra một đồn điền của Trung Quốc ở Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC) thuộc phía Ấn Độ. Ranh giới này đã tồn tại giữa hai quốc gia từ lâu. Tính đến trước khi cuộc đụng độ xảy ra vào ngày 15/6, chính phủ Ấn Độ và Trung Quốc đã tuân thủ lệnh cấm sử dụng vũ khí ở biên giới.

Kể từ đó, hai bên quân đội đã nổ súng ở khu vực biên giới với vụ việc đầu tiên xảy ra vào tháng Chín gần hồ nước Pangong Tso nằm giữa ranh giới 2 quốc gia. Đây là những phát súng xuyên biên giới đầu tiên được bắn sau 45 năm.

Trước tình hình căng thẳng gia tăng, Ấn Độ đã điều hàng chục nghìn binh sĩ tới biên giới và ký một hiệp ước hợp tác quân sự với Nhật Bản - quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực biển Thái Bình Dương.


© Nguyễn Minh
    NTDVN
    Theo Breitbart

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad