Biển Đông: Bắc Kinh lại dùng chiêu 'quyến rũ' bằng tiền và ngoại giao, ASEAN đề cao cảnh giác - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Biển Đông: Bắc Kinh lại dùng chiêu 'quyến rũ' bằng tiền và ngoại giao, ASEAN đề cao cảnh giác


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại phiên khai mạc cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tại Diaoyutai State Guesthouse vào ngày 29/8/2013 ở Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Adrian Bradshaw-Pool / Getty Images)


Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ghé thăm 9 nước ASEAN trong những tuần gần đây, với những “món quà quyến rũ” dành cho các nước trong khu vực. Nhưng dù các thỏa thuận thương mại và viện trợ tài chính hấp dẫn thế nào, cũng khó có thể xoa dịu những lo ngại sâu xa của khối...


Bắc Kinh đã có một chiến dịch ngoại giao vận động lớn ở Đông Nam Á trong những tuần gần đây, nhưng các nhà quan sát cho rằng họ vẫn còn một chặng đường dài để xây dựng lòng tin trong khu vực, do có nhiều tranh chấp với các bên về quyền lãnh thổ, đánh bắt cá và thăm dò ở Biển Đông.


Ngăn cản ASEAN xoay trục về phía Hoa Kỳ


“Đông Nam Á quan trọng đối với Trung Quốc, không chỉ đối với từng quốc gia này mà còn đối với ý nghĩa chiến lược của ASEAN”, Li Mingjiang, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết.



Ông nói, việc ngăn cản khối 10 quốc gia này xoay trục về phía Hoa Kỳ trong các vấn đề chiến lược quan trọng có ý nghĩa rất lớn đối với Bắc Kinh. Nhưng tranh chấp với các thành viên ASEAN đang khiến nhiệm vụ đó trở nên khó khăn hơn.


Tuần trước, người đứng đầu Hải quân Philippines, phó đô đốc Giovanni Carlo Bacordo, cho biết ông đang chuẩn bị cử hơn 200 dân quân để bảo vệ ngư dân của đất nước, tại khu vực gần quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, trước sự gia tăng hoạt động của lực lượng dân quân Trung Quốc ở đó.



Tuyên bố của ông được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc gặp với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin, đã cam kết ủng hộ đối với chương trình kinh tế và cơ sở hạ tầng “Xây dựng Xây dựng Xây dựng” của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.


Kể từ đầu tháng trước, ông Vương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa, đã tới thăm 9 trong số 10 nước ASEAN, ngoại trừ Việt Nam.


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp giao ban chung với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 6 năm 2018. (Ảnh của Greg Baker - Pool / Getty Images)


Trong chuyến công du của mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắc lại cam kết của Bắc Kinh về việc cung cấp vắc xin Covid-19 cho các thành viên ASEAN, trong buổi ký kết các thỏa thuận hai chiều với các quốc gia riêng lẻ.


‘Vừa đánh vừa xoa’


Những cam kết này bao gồm một hiệp định thương mại tự do với Campuchia, một thỏa thuận mua 1,7 triệu tấn dầu cọ từ Malaysia, hạ mức thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Lào và cung cấp khoản tài trợ 200 triệu nhân dân tệ (29,8 triệu USD) cho bang Rakhine của Myanmar.


Bất chấp những cử chỉ “hào phóng” đó, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp với năm quốc gia ASEAN - Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia - ở Biển Đông.



Bên cạnh ý nghĩa to lớn của khu vực này, thì đường thủy là một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất thế giới và giá trị địa chính trị đó khiến nó trở thành điểm nóng tiềm tàng cho một cuộc xung đột vũ trang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.


Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã và đang theo dõi chặt chẽ cuộc chiến giữa Bắc Kinh và Washington trong các vấn đề đa dạng như thương mại, công nghệ, vấn đề dân chủ của Hong Kong và nhân quyền.


Khối ASEAN đề cao cảnh giác


Ông Li cho rằng Trung Quốc và Mỹ đang nỗ lực hết mình nhằm tăng cường sự ủng hộ ở Đông Nam Á, vì khối ASEAN khó có thể bị lung lay theo cách này hay cách khác.


Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tới tham dự phiên họp toàn thể Hội nghị cấp Bộ trưởng thường niên lần thứ 49 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Viêng Chăn vào ngày 24 tháng 7 năm 2016 (Ảnh: HOÀNG ĐÌNH NAM / AFP qua Getty Images)


Ông nói: “Do chiến lược phòng ngừa rủi ro của mình, ASEAN khó có thể thực hiện một sự thay đổi chính sách đáng kể và đứng về phía nào, cho dù Trung Quốc, Nhật Bản hay Mỹ có cố gắng đến đâu. Và sẽ rất khó để giảm bớt mối quan ngại của một số thành viên về Trung Quốc”.


Nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc ở Canberra Lê Thu Hường cho biết Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn nhất trong việc xây dựng quan hệ với các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam.


“Tôi không nghĩ chiêu bài 'ngoại giao quyến rũ' của Trung Quốc sẽ có tác dụng với Việt Nam. Nó sẽ không bao giờ thành công. Điều này có thể có tác dụng tốt hơn ở các quốc gia Đông Nam Á khác mà không có tranh chấp lớn", bà Hường cho biết.



Ông Li cũng cho rằng tình trạng quan hệ không tốt đẹp giữa Bắc Kinh và Hà Nội sẽ khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc thúc đẩy mối quan hệ với ASEAN trong năm nay, vì Việt Nam hiện là chủ tịch của khối.


Ông nói: “Việt Nam có cơ hội để thúc đẩy ASEAN có một vị thế mạnh hơn trước Trung Quốc”.


Ông Li nhận định rằng mặc dù cuộc “tấn công quyến rũ” của Bắc Kinh không có khả năng dẫn đến bất kỳ thay đổi đáng kể nào để được ASEAN nhìn nhận, nhưng ít nhất, đó là vấn đề “kiểm soát thiệt hại” và có thể giúp Trung Quốc “đưa ra thông điệp tới những quốc gia chưa có ràng buộc với Mỹ về các vấn đề chiến lược”.


Trong cuộc gặp với người đồng cấp Malaysia tại Kuala Lumpur vào thứ Ba, ông Vương Nghị đã đưa ra một chỉ trích công khai hiếm hoi đối với nhóm an ninh khu vực gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.


“Cái gọi là Bộ Tứ (Quad) là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm xây dựng một Nato Ấn Độ - Thái Bình Dương và sẽ phá hoại nghiêm trọng an ninh khu vực”, ông Vương nói.


Trong khi đó, bà Lê Thu Hường cho rằng Bắc Kinh có lý do để lo ngại, vì nếu tình hình địa chính trị xấu đi hơn nữa trên thực tế, thì khái niệm về một Nato Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể là một lựa chọn khả thi”.



© Trân Văn
    Blog VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad