Thủ tướng Nhật Bản Suga tới Hà Nội, thúc đẩy đầu tư và an ninh trong khu vực - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Thủ tướng Nhật Bản Suga tới Hà Nội, thúc đẩy đầu tư và an ninh trong khu vực


Tối Chủ nhật (18/10), Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã đến Việt Nam – chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của mình. Đây cũng là chuyến thăm đánh dấu việc khởi động lại quan hệ ngoại giao đối với Hà Nội khi Việt Nam đang trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư quốc tế, theo tờ Nikkei.


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)


Ông Suga là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thuộc các nền kinh tế lớn đến thăm Việt Nam kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch virus corona. Trong khi đó, Hà Nội cũng đang tích cực tìm kiếm mối quan hệ kinh tế và quốc phòng mạnh mẽ hơn với Nhật Bản như một đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.


Theo Nikkei, chuyến đi của nhà lãnh đạo Nhật Bản có khả năng thúc đẩy các nền kinh tế phát triển đóng vai trò làm ăn lớn hơn với Việt Nam – quốc gia vừa có thỏa thuận thương mại mới với Liên minh châu Âu và đang đàm phán một thỏa thuận riêng với Anh. Mỹ cũng đang thể hiện sự quan tâm tới Việt Nam.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hoan nghênh việc ông Suga chọn Hà Nội cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi trở thành Thủ tướng hồi tháng 9.



Theo truyền thông Việt Nam, ông Suga sẽ có cuộc gặp với Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào thứ Hai (19/10). và lãnh đạo hàng đầu của đất nước – vào thứ Hai. Ông Suga và đoàn công tác Nhật Bản dự kiến ​​sẽ có lịch trình hạn chế hơn so với các nhà lãnh đạo Nhật Bản trước đây do các vấn đề liên quan tới dịch bệnh.


Trọng điểm trong chương trình nghị sự tại Hà Nội của đoàn Nhật Bản là đảm bảo hai bên sẽ hợp tác kinh tế sâu rộng hơn.


Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới kiểm soát sự lây nhiễm của COVID-19. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế sẽ giảm xuống 1,6% trong năm nay từ mức hơn 7% trong hai năm trước đó.



Với việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm so với đầu năm, ông Phúc dự kiến ​​sẽ kêu gọi ông Suga khuyến khích các công ty Nhật Bản bơm thêm vốn vào Việt Nam.


Nhật Bản đứng thứ hai sau Hàn Quốc về nguồn vốn FDI của Việt Nam tính theo lũy kế trong năm 2019. Đây cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Cả hai nước đều thuộc hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Hai quốc gia cũng có mối quan hệ ngày càng sâu sắc, với hơn 400.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản.


Một số nhà sản xuất Nhật Bản đã chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam do hiệu quả chi phí cũng như hạn chế các rủi ro về nguồn cung.



Một trở ngại đối với việc mở rộng kinh doanh song phương là hạn chế đi lại. Trong khi Tokyo và Hà Nội đã đồng ý mở cửa trở lại theo từng giai đoạn, khách doanh nhân Nhật Bản vẫn phải tự kiểm dịch trong 14 ngày sau khi đến Việt Nam.


Theo Nikkei, phía Nhật Bản có thể sẽ đàm phán để đưa ra việc rút ngắn thời gian cách ly cho các doanh nhân.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide từ nơi đón chính thức đến phòng hội đàm. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)


Ngoài vấn đề kinh tế, Nhật Bản và Việt Nam cũng đang tìm cách ký kết một thỏa thuận liên quan tới xuất khẩu quốc phòng của Nhật Bản. Khi Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, Tokyo coi Hà Nội là một đối tác bên cạnh Ấn Độ để tăng cường khả năng quốc phòng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.


Hầu hết vũ khí của Việt Nam đến từ Nga. Việc có thêm nhà cung cấp từ Nhật Bản có thể giúp Hà Nội đa dạng hóa các nhà cung cấp của mình trên quan điểm chi phí và chiến lược quốc phòng.


Phát biểu tại Tokyo hôm 16/10, ông Suga cho biết ông muốn chuyến đi đến Đông Nam Á “để cho quốc gia của chúng ta và thế giới thấy rằng Nhật Bản sẽ đóng vai trò hàng đầu đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực.” Người tiền nhiệm của Suga, Shinzo Abe, cũng đã từng chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên sau khi trở thành Thủ tướng lần thứ hai vào năm 2012.


Sau Việt Nam, ông Suga sẽ đến Indonesia, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Joko Widodo vào thứ Ba.



© Xuân Lan
    Việt Luận     theo Nikkei

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad