Toan tính của Barack Obama: Gạt bỏ Tổng thống Trump, đưa Joe Biden lên để 'buông rèm nhiếp chính'? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Toan tính của Barack Obama: Gạt bỏ Tổng thống Trump, đưa Joe Biden lên để 'buông rèm nhiếp chính'?


Ngoài việc muốn xây dựng lại một “đế chế” Obama đã hết thời, liệu ông Obama còn động cơ gì khác khi liên tục nhắm vào vị tổng thống đương nhiệm? (Getty)


Các đời tổng tống Mỹ trong quá khứ đều có một luật bất thành văn, đó là tuyệt đối không can dự vào những quyết sách của người kế nhiệm. Nhưng Cựu thổng thống Barack Obama thì hoàn toàn làm ngược lại, ông can thiệp, chỉ trích, đổ lỗi, thậm chí phỉ báng cá nhân Tổng thống đương nhiệm Donald Trump…


Lý do vô bổ


Trong suốt một thế kỷ qua, các thổng thống Mỹ sau khi mãn nhiệm đều lựa chọn rời khỏi Washington DC như sự khiêm nhường và dành lại sân chơi cho người kế nhiệm, nhưng Obama thì không, gia đình Obama đã mua lại căn nhà họ đang thuê tại đây, với lý do là để cho con gái út kết thúc 2 năm học cuối. Nhưng nhìn vào những gì ông ta làm trong suốt thời gian ở lại Washington DC, chắc hẳn nhiều người sẽ không nghĩ đó là lý do chính cho việc ông Obama chọn trú ngụ tại nơi này.


Việc xuất bản cuốn hồi ký mới của Barack Obama được sắp xếp theo chu kỳ tin tức, bất kể kết quả của cuộc bầu cử như thế nào. Những ý kiến ​​được thể hiện trong cuốn sách "Miền đất hứa" (A Promised Land) - về nước Mỹ, chủng tộc, Donald Trump, v.v. - sống động hơn bất cứ điều gì mà ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã phát biểu trong năm tranh cử cuối cùng của ông ta.



Vì vậy, ngay cả sau khi Joe Biden và giới báo chí tuyên bố ông ta đắc cử tổng thống, Biden vẫn tiếp tục bước đi dưới cái bóng của ông chủ cũ của mình. Đó là một sự cố ý: Obama muốn mọi người hiểu rằng Biden là "hình đại diện" cho nhiệm kỳ thứ ba của Obama. Obama đã chờ đợi cơ hội để quay trở lại.


Để làm được như vậy, ông ta phải loại bỏ được người chắn đường lớn nhất hiện tại: Đương kim Tổng thống Donald Trump, và cách thức của ông ta để ngăn ông Trump là cách “truyền thống” của phe cánh tả: Một mặt cô lập đối thủ bằng Big Media và Big Tech, mặt khác là lên kế hoạch cho sự “lên ngôi” của Biden.


Dùng truyền thông để bôi nhọ Tổng thống đương nhiệm


Suốt từ đầu năm 2017 đến nay, hầu như ngày nào Tổng thống Trump và chính quyền của ông cũng đều bị truyền thông dòng chính chỉ trích, thậm chí chửi rủa. Theo một số độc giả của New York Times cho biết, trong suốt 4 năm qua, họ chưa nhận bất cứ một thông tin nào tích cực về ông Trump. Nếu tính luôn các tờ báo khác như Business Insider, Guardian, NBC, Sydney Morning Herald, v.v. thì có lẽ tần số chỉ trích hoặc thù ghét ông Trump không phải là hàng ngày, mà là hàng giờ.


Ngay cả hệ thống truyền thông trong các nước toàn trị cũng không có mức độ thù hận và thiên vị kinh khủng như truyền thông cánh tả tại Mỹ. Năm 2017, trung tâm Pew Research thực hiện cuộc thăm dò cho thấy, 62% các tường thuật liên quan đến Tổng thống Trump trong 60 ngày đầu chấp chính là tiêu cực, trong khi cùng thời điểm tương tự Obama nhận tỷ lệ tương ứng 20%.


Một cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu báo chí Shorenstein thuộc Đại học Harvard cho thấy, 93% tường thuật của CNN và NBC trong 100 ngày đầu chấp chính của Trump là tiêu cực, CBS 91%, và New York Times là 87%.


Đọc thêm »


Để định lượng xu hướng ý thức hệ của hệ thống truyền thông, một nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Columbia dùng một chỉ số gọi là ADA (Americans for Democratic Action) để đánh giá các tờ báo như New York Times, Washington Post, USA Today, Drudge Report, Fox News’ Special Report. Kết quả cho thấy LA Times, Washington Post, và đặc biệt là New York Times và CBS Evening News lệch hẳn về phía tả so với vị trí trung lập.


Có thể nói, phe Dân chủ đã rất thành công khi sử dụng truyền thông để cô lập Tổng thống Trump.



Ngày 6/11/2020, khi kết quả cuộc bầu cử Mỹ chưa được chính thức công bố, truyền thông cánh tả đồng loạt đưa tin Joe Biden “chiến thắng” và gọi ông ta là “tổng thống mới đắc cử” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.


Vợ chồng cựu Tổng thống Obama hợp lực chỉ trích


Ngày 21/10 vừa qua, Barack Obama xuất hiện ở Philadelphia, và có bài thuyết trình dài chỉ để chỉ trích, chế nhạo Tổng thống Trump, từ tính cách cho đến năng lực. Obama gọi Tổng thống Trump là một 'kẻ điên rồ' và cáo buộc Tổng thống nói dối mỗi ngày.


Obama cũng công kích Tổng thống Trump về phản ứng với đại dịch virus Vũ Hán, và nói rằng: "Chúng tôi đã để lại cho Nhà Trắng một cuốn hướng dẫn đại dịch theo đúng nghĩa..., nhưng có lẽ họ đã không sử dụng nó, tôi không biết nữa, chắc để kê cái chân bàn lung lay ở đâu đó".


Ngày 17/8/2020, bà Michelle Obama phát biểu tại Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ, tuyên bố Tổng thống Donald Trump đang giữ trẻ em trong những chiếc “lồng” dọc biên giới Hoa Kỳ-Mexico, trong nỗ lực chỉ trích chính sách nhập cư của vị đương kim Tổng thống Hoa Kỳ.


Hãng tin AP đã kiểm chứng cáo buộc sai này của bà Michelle và cho biết, cựu đệ nhất phu nhân “đã tấn công Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai (17/8) vì đã chia tách trẻ em nhập cư khỏi cha mẹ chúng và nhốt chúng vào lồng. Đây là một luận điểm thường xuyên bị bóp méo mà các đảng viên Dân chủ truyền ra rộng rãi”.


Tuyên bố kiểm chứng của AP nhận định: “Bà ấy nói đúng về chính sách của ông Trump, vốn không còn được thực hiện tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico nữa; chính sách này đã chia cắt hàng nghìn trẻ em khỏi gia đình của chúng theo những cách chưa từng được thực hiện trước đây. Nhưng những gì bà ấy không nói là, chính những chiếc ‘lồng’ này đã được xây dựng và sử dụng bởi chính quyền của chồng bà ấy (tức cựu Tổng thống Barack Obama), với cùng một mục đích là tạm thời giam giữ những đứa trẻ nhập cư”
.


AP nói thêm rằng cách dùng từ “lồng” của bà Obama là một từ dễ "gây hiểu lầm" mà các chính trị gia đảng Dân chủ thường đề cập đến.



“Ông Trump đã sử dụng các cơ sở được xây dựng dưới thời chính quyền của bộ đôi Obama-Biden để làm nơi ở cho trẻ em ở biên giới. Đó là những vòng vây liên kết dây chuyền bên trong các cơ sở biên giới nơi người di cư tạm trú, được phân biệt theo giới tính và tuổi tác”, người kiểm chứng của AP cho biết.


Bản tuyên bố lưu ý rằng, các quan chức đảng Dân chủ đã tung những bức ảnh trẻ em trong các trung tâm chăm sóc lên mạng hòng chỉ trích ông Trump, nhưng thực sự chúng được chụp vào năm 2014, vốn là năm ông Obama vẫn còn tại vị. Trên thực tế, những bức ảnh này đang "mô tả một số trong số hàng nghìn trẻ em không có người đi kèm bị Tổng thống Barack Obama giữ lại", hãng tin AP cho biết.


Chứng kiến những lời chỉ trích độc địa của gia đình Obama và truyền thông nhắm vào ông Trump, ông Dennis Prager - người sáng lập Đại học Prager đã phải thốt lên: “Trong suốt bốn năm qua, các kênh truyền thông dòng chính và truyền thông trực tuyến liên tục hàng ngày, hàng giờ, tấn công ác ý vào cá nhân ông Trump. Hiếm khi họ tấn công các chính sách của ông, vì chúng đang mang lại rất nhiều lợi ích cho nước Mỹ (những chỉ số kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử và tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen thấp nhất từng được ghi nhận) và cho thế giới (sự suy yếu rõ ràng của Iran và sự phát triển lớn mạnh của Israel, cùng mối quan hệ Israel - Arab hòa bình). Tệ hơn nữa, giới truyền thông và Đảng Dân chủ đã dìm đất nước vào lời nói dối kéo dài suốt 3 năm về việc chiến dịch của Tổng thống Trump thông đồng với Nga”.


Trong buổi giới thiệu và quảng bá cuốn sách “Miền đất hứa” mới phát hành gần đây, cựu Tổng thống Barack Obama đã bác bỏ những lập luận rằng có điều gì đó không phù hợp đã diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tháng này.


“Các vị thấy đấy, Joe Biden sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ,” Obama nói. “Kamala Harris sẽ là phó tổng thống tiếp theo. Tôi cảm thấy lo lắng giống như những người dân Mỹ khác, dù là đảng viên Cộng hòa, Dân chủ hay Độc lập, đều sẽ lo lắng khi thấy người ta đang cố gắng ngăn chặn, phủ nhận, lật ngược lá phiếu của người dân trong khi không có bằng chứng thực tế cho thấy có gì bất hợp pháp hay gian lận đang diễn ra cả”.


“Đây chỉ là những cáo buộc vu vơ,” Obama tiếp tục. “Họ đã nhiều lần bị tòa án từ chối. Và tôi không ngạc nhiên gì lắm khi Donald Trump làm điều này. Bạn biết đấy, ông ta chỉ thể hiện mối quan hệ hời hợt với sự thật. Tôi chỉ thấy lo lắng khi nhiều quan chức Đảng Cộng hòa lại đồng tình với ông ta, không phải vì họ thực sự tin vào cáo buộc đó, mà bởi vì họ cảm thấy bị đe dọa, và việc một số tờ báo cánh hữu ủng hộ những tuyên bố không có thật này”.


Ngoài việc muốn xây dựng lại một “đế chế” Obama đã hết thời, liệu ông Obama còn động cơ gì khác khi liên tục nhắm vào vị tổng thống đương nhiệm? Gần đây, với việc ông Trump tuyên bố sẽ điều tra về vụ Obama gate và thảm kịch Benghazi, dường như ông Obama và đảng Dân chủ đang “nhấp nhổm” không yên và càng tung ra những đòn cay độc hơn nữa nhắm vào Tổng thống. Không làm điều xấu thì sẽ không phải cảnh giác, thái độ của Obama và phe cánh tả sau những cáo buộc này khiến người ngoài cuộc không khỏi nghi ngờ…



© Mộc Trà
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad