Những người “vô tổ quốc”? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Những người “vô tổ quốc”?



Đọc trên báo Tuổi Trẻ có một tin làm nhói lòng. Bài báo viết tổ công tác của Trạm cửa khẩu Đồn biên phòng quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Trạm cửa khẩu quốc tế Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện 1 hộ gia đình gồm 8 người (3 nam, 5 nữ), có 4 người lớn và 4 trẻ em đi trên hai chiếc vỏ lãi từ Kompong Chnang về đến biên giới. Họ là những người Việt sinh sống ở Campuchia, nay nước này đang bị dịch bệnh nên họ về nước trốn dịch. Dĩ nhiên là nhập cảnh trái phép vì ở bên kia họ cũng chẳng được ai công nhận, không giấy tờ thì làm sao có thể xin giấy phép nhập cảnh. Tổ công tác đã ngăn chặn, đẩy đuổi nhóm người trên quay về Campuchia không cho phép quay lại Việt Nam.

Xét về lý, lực lượng biên phòng đã làm đúng, không sai, nhưng nghĩ về tình bỗng thấy lòng quặn thắt. Họ vẫn là người Việt, họ vẫn là đồng bào, nhưng rồi họ bị chính quê hương mình, đồng bào mình khước từ, ruồng bỏ. Vẫn nghĩ là việc ngăn chận nhập cảnh trái phép là việc rất cần thiết trong lúc này, không thể để dịch bệnh lan tràn, bùng phát. Thế nhưng, trong trường hợp này, cũng có cách để giải quyết kia mà, đâu có nguyên tắc cứng nhắc thế, đau lòng lắm. Có thể chấp nhận họ như những đứa con xa xứ trở về và cách ly họ theo thời gian quy định. Sau đó sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết. Hãy hình dung cả gia đình sau một thời gian trên sông nước hi vọng trở về đất nước, đến biên giới lại bị đuổi đi, thất vọng và đau đớn biết bao nhiêu? Họ gạt nước mắt quay ngược mũi thuyền để rồi lênh đênh. Họ trở thành những người vô tổ quốc. Những kẻ lưu vong không có chốn để trở về.


Tôi đã từng đến Tà Dơ, một vùng đất nghèo ở tỉnh Tây Ninh. Tôi cũng đã đến xóm nhà lá ở gần chợ Bình Điền. Những người sống ở đây là từ Campuchia trôi giạt về. Họ sống tạm bợ trong những căn lều chắp vá bằng đủ thứ lượm được, đó là tấm vải bạt, là tấm gỗ, là chiếc thùng, là mái lá. Họ gọi đó là nhà nhưng không thể gọi là nhà. Những ngôi nhà trên ven hồ lúc nào cũng lai láng nước. Mùa hè nóng như đổ lửa và mùa mưa nước dội trên đầu. Họ sinh sống gần chục năm nay, sinh con đẻ cái, những thế hệ tiếp nối ra đời. Nhưng họ chẳng được ai chấp nhận. Họ không có một mảnh giấy tuỳ thân. Chính quyền Campuchia không chấp nhận họ. Về đến Việt Nam cũng chẳng ai nhận họ. Họ nói tiếng Việt, sinh hoạt như người Việt, cúng kiến, giỗ quải như như người Việt bởi họ là gốc Việt nhưng không ai chấp nhận họ là công dân Việt. Họ trở thành những người vô tổ quốc. Trẻ con không được đến trường, người lớn không kiếm được việc làm cũng vì không có giấy tờ. Không biết cuộc đời họ rồi sẽ về đâu?

Nhưng nghĩ cho cùng, những người ở Tà Dơ hay ở ven sông chợ Bình Điền vẫn còn may mắn hơn gia đình 8 người vừa bị đuổi trở lại Campuchia. Bởi họ đã được về với quê hương dù chưa trọn vẹn. Còn gia đình kia, giờ họ trôi giạt về đâu?

Đỗ Duy Ngọc

https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176554813_10158267549513635_1930454729076638941_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=rkddFIoktzIAX8Y5dKp&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=0a95cbf31a92f707504f9f362e826b43&oe=60AFC4A8 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/178469678_10158267549893635_6867719581595895181_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=qgraGPDGTacAX_I1LtR&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=4d99106543283532654401d2475330df&oe=60ADF60C https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/174178646_10158267549708635_948158081002422368_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=S6uHOhF6tmwAX_71N6S&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=d085acf6e515006b23793877a12a1983&oe=60B0217E https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176249710_10158267549928635_8503622056957070822_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=ICfBHchOtc4AX8_GWYC&tn=RVQhH8cEv4hRF2fy&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=0fc155e61c0922df5c0c48a09a943390&oe=60B07179 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176957007_10158267550018635_8608616995568923403_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=uMcXS9amohYAX-2oXVa&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=b17e89f0f61da3b939dfbcf65d8b2d44&oe=60AF614A https://scontent-lax3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/177748770_10158267549548635_1678576222559718780_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=8yii4wdvZpwAX8OatKF&_nc_ht=scontent-lax3-2.xx&oh=0adcfb1aed93d489cc1fa63fd260302f&oe=60AD5001 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/177994036_10158267549583635_773623295834576503_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=hohVhy-AFowAX8b18R7&tn=aehqBIMNovKl3Kbd&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=5d7db6b13d92fd4fa87cee3220292710&oe=60B01496 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/178084526_10158267550128635_6999549721507038247_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=oeEjRZoAk1QAX9M4LSW&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=e7d7f64ced9da3fc9975a08c23e4315d&oe=60B009AE https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/175839041_10158267549633635_5994006488154850364_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=L8eTe_HvTMAAX_WvAIc&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=e729423df6313cab5f847da51a42ef69&oe=60B0A497 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/177919185_10158267549728635_6678424000282269352_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=jS5VwrMQC0AAX9h-x05&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=e576af03dd30b54d8dd6e2a587326a22&oe=60AEF7E0 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/177343837_10158267550248635_690012295563324322_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=G9OImqLVw0UAX_hpUG_&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=4ecbe8b16e2123e686c519f0f3edf4a5&oe=60B1003D https://scontent-lax3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/174876068_10158267549658635_8092234744018104016_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=fg9i3eQS5Z0AX92izfI&tn=rb8ZbR1_rSBjB25w&_nc_ht=scontent-lax3-2.xx&oh=c53962fde9f4058c62c15c3f16bd574e&oe=60B00840 https://scontent-lax3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/177635382_10158267549793635_645383723229807470_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=sy0pSgUQXIYAX9-QHA5&_nc_ht=scontent-lax3-2.xx&oh=7310809fc641cce5180411698a2dca3c&oe=60AD7D3C https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/175951122_10158267550283635_1455870758360126631_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=aQEUywBWr1wAX9UoPVL&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=24019e9d215e7ddf79af44f2436f9ad8&oe=60AE7974 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176180809_10158267550038635_4100164066364814181_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=7slaxg91pEcAX-9v2vT&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=82dbbeac6c89f92e68c1c1af2fe71865&oe=60AE2453 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176490648_10158267549823635_292579597345822461_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=fhun6Ub-r2cAX8uTEu0&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=03b58fad83e2a434fc1be8977ceae523&oe=60AED685 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176430458_10158267550113635_6801005716056749676_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=v0eZqZziUTUAX-JwiPY&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=1f41a84078e5537fe23b318cae0f212f&oe=60B0704C https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176554813_10158267549513635_1930454729076638941_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=rkddFIoktzIAX8Y5dKp&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=0a95cbf31a92f707504f9f362e826b43&oe=60AFC4A8 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/178469678_10158267549893635_6867719581595895181_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=qgraGPDGTacAX_I1LtR&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=4d99106543283532654401d2475330df&oe=60ADF60C https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/174178646_10158267549708635_948158081002422368_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=S6uHOhF6tmwAX_71N6S&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=d085acf6e515006b23793877a12a1983&oe=60B0217E https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176249710_10158267549928635_8503622056957070822_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=ICfBHchOtc4AX8_GWYC&tn=RVQhH8cEv4hRF2fy&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=0fc155e61c0922df5c0c48a09a943390&oe=60B07179 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/176957007_10158267550018635_8608616995568923403_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=uMcXS9amohYAX-2oXVa&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=b17e89f0f61da3b939dfbcf65d8b2d44&oe=60AF614A https://scontent-lax3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/177748770_10158267549548635_1678576222559718780_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=8yii4wdvZpwAX8OatKF&_nc_ht=scontent-lax3-2.xx&oh=0adcfb1aed93d489cc1fa63fd260302f&oe=60AD5001 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/177994036_10158267549583635_773623295834576503_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=hohVhy-AFowAX8b18R7&tn=aehqBIMNovKl3Kbd&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=5d7db6b13d92fd4fa87cee3220292710&oe=60B01496 https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/178084526_10158267550128635_6999549721507038247_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_map=control&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=oeEjRZoAk1QAX9M4LSW&_nc_ht=scontent-lax3-1.xx&oh=e7d7f64ced9da3fc9975a08c23e4315d&oe=60B009AE



Những người Việt “vô tổ quốc”?


Trong ba nước lân bang Việt Nam, Cambodia (Kampuchea) là nước được nhiều người Việt biết đến nhất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, rất ít người biết rằng ở nơi đó có ít nhất vài trăm ngàn người gốc Việt đang sống trong tình trạng “stateless”. Các tổ chức NGOs quốc tế gọi số người này là vậy, vì họ không có quốc tịch hay căn cước gì để minh chứng họ là công dân của một quốc gia nào. Cũng từ ngữ “stateless” này, không ít người Việt nhìn thấy nó đồng nghĩa với chữ “vô tổ quốc”. Sự thật nằm ở đâu? Hiện cảnh họ như thế nào?

Theo nghiên cứu công bố trên mạng CIA World Factbook, có khoảng 5% dân số Cambodia là người gốc Việt Nam. Trong sĩ số gần 800 ngàn người này, ngoại trừ một số nhỏ qua đây từ nhiều thập niên trước, hoặc qua sau năm 1975 song có điều kiện tài chánh để hợp thức hoá tình trạng quốc tịch, đại đa số sống trong tình trạng bất hợp pháp, kể cả những người sinh ra ở xứ này ở thế hệ thứ hai, ba và bốn.

Vì không phải là công dân Cambodia, dù là công dân hạng hai, và cũng không được xem là di dân hợp pháp, họ hoàn toàn sống bên lề xã hội một cách bất hợp pháp. Họ không được quyền hưởng các quy chế công dân hay phúc lợi xã hội dành cho người bản xứ. Tội nghiệp nhất là những thế hệ trẻ sinh ra ở xứ này: Chúng không có giấy khai sinh để được đi học ở các trường công lập. Nơi cha mẹ chúng tạm cư cũng không có bao nhiêu trường tư để vào học. Chưa kể là dù may mắn có trường tư, gia đình chúng cũng chưa chắc đã có tiền để con đi học, dù học phí mỗi ngày chỉ vào khoảng 5-10 xu. Và do đó, phần lớn trẻ lớn lên ở Cambodia đều thất học. Khi lớn lên phải làm những nghề thấp kém, nặng nhọc. Trong đó có hai “nghề” mà người Miên không chuộng là “làm điếm” và “lượm lon nhôm, chai nhựa”. Một số cơ quan truyền thông quốc tế như ABC, CNN đã từng đưa lên tình trạng đau lòng này, điển hình là hai bài “Children for sale” và “The women who sold their daughters into sex slavery” (*)


Đây là cộng đồng người Việt bất hạnh nhất ở hải ngoại, dù là họ đang ở sát bên đất tổ. Tình trạng và hoàn cảnh của tập thể “Việt kiều” đáng thương này có thể tìm thấy dễ dàng qua Google Search, đơn giản với chữ “stateless Vietnamese”.

Statelessness in Cambodia” đang là một vấn đề quan tâm lớn của một số nước Tây phương và khá nhiều tổ chức NGOs quốc tế. Nhưng đối với người Việt, đây vẫn còn là một “đề tài” khá mới lạ. Tại sao?

Có thể vì đất nước Việt Nam đang có qua nhiều vấn đề thời sự luôn dồn dập và nóng nỏng!?? Có thể vì thông tin về tình trạng “người Việt vô tổ quốc” chưa được phổ biến nhiều!??

Nhưng… tại sao khổ vậy mà những người này không hồi hương?

Hiện trạng gần một triệu người bỏ nước sang sống vất vưỡng, khốn khổ ở một xứ sở còn lạc hậu, nghèo kém hơn đất nước mình là một vấn đề có nhiều ẩn số tế nhị.

Dù gì đi nữa, hiểu được hoàn cảnh của những đồng bào đang sống lưu lạc, khốn khổ ở Xứ Chùa Tháp cũng là một điều cần thiết. Để từ đó, hy vọng là từ những thôi thúc của tình nhân ái, nghĩa đồng bào, mỗi người sẽ tìm được một cách chia sẻ thích hợp nhất cho mình, và cho những người cùng nguồn gốc đang không có được cái hạnh phúc như mình.

Chia sẻ đầu tiên cho buổi nói chuyện sẽ tổ chức ngày 18/07/2015 tại Hội trường Hội Người Việt Toronto (VAT).


Quà gì cho những người “vô tổ quốc”?

Với hàng ngàn trẻ Việt không khai sinh, không quốc tịch ở Cambodia… thì nhận được bất cứ món quà gì cũng đều mừng vui đón nhận -- từ bộ đồng phục, sách đọc, tập vở, gói bánh đơn sơ, những cục kẹo nhỏ bé… Do vậy, bên cạnh chương trình xây trường, mở lớp và hỗ trợ chương trình dạy chữ quanh năm, Vidan Foundation cũng thường xuyên thăm viếng, tặng quà cho cho các cháu khi ngân quỹ cho phép.



Từ đầu năm 2020 đến nay, hai chuyến phát quà đã được tổ chức ở sáu địa điểm trường lớp: Kor Ka’Ek, Anlung Raing, Pat Panday, Samaki, Ben-Van và Peam Pro thuộc ba tỉnh Pursat, Kampong Chhnang và Prey Veng ở Cambodia. Quà gồm có: 250 bộ đồng phục, 500 phần quà (tập vở, bút mực, bút chì, bánh kẹo…), và 100 cuốn sách tập đọc tiếng Việt. Cùng lúc, 3 tấn gạo đã được phát cho 140 gia đình nghèo ở vùng Kandal.






Phát quà cho đám trẻ Việt ở Cambodia rất an tâm, vì đám nhỏ và cả phụ huynh chưa bao giờ “khiếu nại” là quà ít… hay mấy tháng rồi mà chưa thấy tới phiên được nhận quà. Người nhận lúc nào cũng vui. Anh chị em ViDan Foundation thì cũng vui lây song chỉ vui được phân nửa... Bởi vì, ở những làng nổi khác chung quanh Biển Hồ, và vô số xóm lao động nghèo nàn ở các tỉnh thành khác ở Cambodia: có vô số trẻ Việt vẫn chưa được đồng hương ở hải ngoại biết đến và giúp đỡ. Do Hiệp Hội không có ngân quỹ đồi dào thường xuyên nên khi nào quỹ của Hội có tiền kha khá thì tổ chức phát quà cho các cháu. Có được nhiều thì phát nhiều nơi, các món quà “lớn hơn, nặng hơn” chút. Tiền không đủ phát đồng loạt một lượt cho các trường, thì ưu tiên phát cho trường nào chưa được nhận ở lần trước.



Món quà lớn nhất, và cũng là ý nghĩa nhất, là mái trường mới với người Thầy dạy chữ hằng ngày. Đó là những món quà ý nghĩa từ hàng trăm tấm lòng yêu trẻ ở khắp nơi, đã được ViDan Foundation chuyển đến cho hơn 500 đứa trẻ thuộc các gia đình người Việt “vô tổ quốc” ở Xứ Chùa Tháp từ năm 2013 đến nay.



Các Thầy Cô Giáo (tiếng Việt, tiếng Khmer) thiện nguyện hợp tác với VDF chưa có ai tốt nghiệp bất cứ trường Sư Phạm nào, thậm chí có Cô Giáo (ở Neak Leoung) vốn đã từng là một học sinh lớp thoát mù chữ ở ba mươi năm trước đây. Nhưng với tất cả chữ nghĩa, kiến thức có được, và đặc biệt là tấm lòng yêu trẻ vô bờ bến, những Thầy Cô này đã chấp nhận một công việc hết sức khó khăn. Với khoản thù lao hết sức khiêm nhường $150/tháng (không phải là “lương”, vì VDF không dám bảo đảm sẽ có đủ đều đặn hằng tháng, dù chưa bị thiếu tháng nào) các Thầy Cô vẫn hết lòng dạy dỗ các cháu. Những nhiệt tình và hy sinh đó là một trong các động lực chính yếu đã giúp cho anh chị em VDF có đủ nghị lực để tiếp tục làm người ăn xin từ thiện. “Ăn xin lòng thương trẻ” của những bà con đồng bào có cùng sự quan tâm và tình thương, để cố gắng dành cho những đứa trẻ bất hạnh một may mắn vô cùng ý nghĩa: được học chữ để biết đọc, biết viết.

Hàng ngàn đứa trẻ đáng tội nghiệp trong những thập niên qua, ở hiện tại, và tương lai… sẽ không bao giờ có cơ hội, điều kiện để học cao hơn, thậm chí bậc Trung học cũng không thể có (vì không có giấy khai sinh hợp lệ) song phải ráng học cho biết chữ -- biết chữ để không bị người bản xứ khinh dễ là “dzuồn dốt chữ”.

Điểm rất đáng khích lệ là dù hầu hết các cháu bé ở đây, và cả cha mẹ các cháu, dù chữ nghĩa rất hạn chế nhưng tất cả đều nói rất rành tiếng Việt, và với nhiều tập tục, văn hóa sinh sống chẳng khác gì bà con đồng bào ở trong nước.

Hoàn cảnh của hàng ngàn đứa trẻ “vô tổ quốc” đã liên tục xảy ra từ nhiều thập niên qua, và sẽ tiếp tục xảy ra cho đến khi có một giải pháp thích hợp, tốt đẹp cho những gia đình “Vietnamese stateless” trên đất nước Xứ Chùa Tháp.  Hình ảnh những đứa trẻ kém may mắn ngày nay là hoàn cảnh của cha mẹ chúng ở khoảng hai thập niên trước. Và nếu tình trạng thương tâm này tiếp tục diễn ra, đó cũng sẽ là hình ảnh của đám con cháu những đứa trẻ này ở những thập niên tới.


Chúng ta không có điều kiện để hóa giải ngay vấn nạn này song những sự trợ giúp khác nhau sẽ là niềm an ủi to lớn dành cho những thân phận Việt Nam không có một quốc tịch một cuộc sống đáng sống, và một tương lai đáng để trông chờ.

Xin cảm ơn tất cả quý Thân hữu đã cùng nhau chia sẻ với các cháu, và gia đình.

Xin cảm ơn nhà văn Tưởng Năng Tiến đã luôn nhiệt tình góp sức, và lần nào cũng tự đài thọ chi phí di chuyển, cũng như đã tiếp tục tình nguyện đóng góp thêm bằng cách giúp giải quyết những nhu cầu, chi phí bất ngờ trong chuyến đi mà không cần Hiệp Hội hoàn trả lại.

Xin cho các cháu niềm tin vào tình người!

Xin cùng nhau tiếp tục góp một bàn tay nhân ái!

Trân trọng và hy vọng.

Muốn biết thêm chi tiết về hiện tình bà con đồng bào Việt Nam đang sống khốn khổ, bấp bênh ở Cambodia, đặc biệt là thành phần trẻ thơ, xin mời đọc tài liệu nghiên cứu của hội thiện nguyện Minority Rights Organization (MIRO).


Công trình nghiên cứu do Hiệp Hội ViDan Foundation bảo trợ.

Mọi thắc mắc xin liên lạc Vidan Foundation qua địa chỉ email: lienlac@vidan.us hoặc qua điện thoại (713) 391-9843 (xin hỏi cô Anh Trinh).

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu trợ giúp xin gửi đến:

ViDan Foundation Inc
PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601

Trợ giúp tài chánh cho hoạt động của Hiệp Hội có thể chuyển qua hệ thống PayPal, hay QuickPay, bằng địa chỉ email: contact@vidan.us

(Mọi sự trợ giúp được cấp biên nhận khấu trừ thuế lợi tức liên bang – Federal Tax-Deductible Receipts)

www.vidan.us


© Nguyễn Công Bằng (VDF)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad