Ván cờ địa chính trị của Tổng thống Nga Putin: chưa đến hồi 'chiếu tướng' - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

Ván cờ địa chính trị của Tổng thống Nga Putin: chưa đến hồi 'chiếu tướng'




Hoàn thành những bước chuẩn bị cuối cùng trước cuộc tập trận chung mang tên "Đồng minh quyết tâm-2022" với Nga sẽ bắt đầu vào ngày 10/2 tại Belarus. (Ảnh được cho phép bởi Bộ Quốc phòng Belarus qua Getty Images)

Các bậc thầy của Điện Kremlin tự coi mình là chuyên gia trong ván cờ địa chính trị. Một thực tế đúng với nước Nga thời Sa hoàng cũng như Liên bang Xô viết và nước Nga đương đại ngày nay. Rất khó để tin rằng những gì chúng ta đang thấy là một thuyết âm mưu, bởi trên thực tế Điện Kremlin đã hưởng lợi từ một loạt các sự kiện ngẫu nhiên. Tuy nhiên, khi giao dịch với những bậc thầy của Điện Kremlin thì tốt nhất quý vị nên giảm bớt sự may rủi bởi những sự trùng hợp ngẫu nhiên mang đến lợi ích khổng lồ cho một chiến lược lạnh lùng, có chủ ý.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng đang leo thang ở Ukraine trong vài tháng qua và những sự kiện dường như không mấy liên quan xoay quanh nó, rất khó để tin rằng những gì chúng ta đang thấy là một kế hoạch được dàn dựng tỉ mỉ và công phu. Từ cuộc khủng hoảng khí đốt châu Âu cho đến việc tăng cường triển khai lực lượng hải quân Nga trên các tuyến đường vận chuyển chính của thế giới. Tất cả nhằm thúc đẩy một sự thay đổi chế độ ở Ukraine. Những nỗ lực của Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đã chứng minh rằng, mọi sự can thiệp đều không hiệu quả, cực kỳ tốn kém về nhân lực, vật lực và dẫn đến một cuộc đối đầu leo ​​thang.



Thuyết âm mưu cho rằng, những sự kiện này là một phần của kế hoạch được dàn dựng tỉ mỉ và công phu. Điều buồn cười về các thuyết âm mưu là đôi khi nó thực sự tồn tại.

Thay vào đó sao ta không tin rằng Điện Kremlin đã được hưởng lợi từ một loạt các sự kiện ngẫu nhiên? Từ nhu cầu gia tăng khí đốt tự nhiên của châu Âu cho đến việc bố trí thuận tiện một loạt các cuộc tập trận hải quân trên các tuyến đường vận chuyển chính của thế giới, chính xác vào thời điểm mà Điện Kremlin đang đe dọa một cuộc xâm lược Ukraine. Đôi khi bạn sẽ được 'ban phước lành' từ vị Thần may mắn.

Tuy nhiên, khi giao dịch với những bậc thầy của Điện Kremlin thì tốt nhất quý vị nên giảm bớt sự may rủi bởi những sự trùng hợp ngẫu nhiên mang đến lợi ích khổng lồ cho một chiến lược lạnh lùng, có chủ ý.

Tình trạng thiếu khí đốt của Châu Âu

Mở màn là tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên ở châu Âu nhanh chóng khiến giá cả tăng vọt và khủng hoảng nguồn cung. Châu Âu đã bước vào mùa thu với lượng khí đốt tự nhiên thấp nhất trong lịch sử trong các cơ sở lưu trữ. Điều kiện ít gió bất ngờ dẫn đã đến việc sử dụng khí đốt cao hơn trong mùa hè, làm tăng thêm trữ lượng khí đốt. Điều ngạc nhiên là các tuabin gió không tạo ra nhiều năng lượng trong điều kiện không có gió.

Điện Kremlin có thể đã xử lý cuộc khủng hoảng đang phát triển ngay từ trong trứng nước, bằng cách đơn giản tuyên bố rằng họ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về khí đốt tự nhiên của châu Âu. Bằng cách này, Nga sẽ chứng tỏ rằng mình là một đối tác năng lượng đáng tin cậy. Tuy nhiên, các bậc thầy của Điện Kremlin đã chứng tỏ sự phi chủ nghĩa một cách đáng ngạc nhiên. Có lẽ Nga không phải là nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên gần như không cạn kiệt như những gì mà Tổng thống Vladimir Putin tin tưởng. Hoặc có lẽ còn có một trò chơi khác đang diễn ra?

Các nhà đầu cơ tài chính, có lẽ là một vài trong số những người bị Nga thuyết phục, đã nhanh chóng nhảy vào và tăng giá khí đốt tự nhiên. Vào thời kỳ đỉnh điểm, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu cao gấp 5 lần giá ở Bắc Mỹ. Giá cả đã được cải thiện phần nào, nhưng vẫn cao hơn 3-4 lần so với mức giá tương đương của Mỹ. Liên minh châu Âu đã cáo buộc Moscow điên cuồng dàn dựng cuộc đấu thầu khí đốt tự nhiên - và đương nhiên, Moscow đã phủ nhận.

Sự gia tăng nhanh chóng của giá khí đốt diễn ra ngẫu nhiên của Điện Kremlin, ngay khi Đức chuẩn bị chấp thuận việc cung cấp khí đốt thông qua đường ống Nord Stream 2 mới được xây dựng. Đường ống này kết nối trực tiếp các mỏ khí đốt của Nga với các công ty tiện ích của Đức qua một tuyến đường Biển Baltic không qua biên giới của bất kỳ quốc gia nào khác. Nó không chỉ cung cấp một lượng lớn khí đốt của Nga tới các quốc gia châu Âu đói năng lượng, mà bằng cách tránh đi qua Ukraine và bất kỳ quốc gia không thân thiện nào khác, nguồn cung cấp khí đốt không thể bị gián đoạn hoặc chuyển hướng sang nơi khác.

Những người đàn ông làm việc tại công trường xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Lubmin, đông bắc nước Đức, vào ngày 26/3/2019. (Ảnh Getty Images)

Một lần nữa, bạn có thực sự tin rằng bất cứ thứ gì phát ra từ Điện Kremlin đều là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Câu chuyện Nord Stream 2 không hoàn toàn kết thúc như những gì Điện Kremlin mong đợi. Chính quyền Biden tuyệt vọng trong việc chứng minh chính sách đối ngoại nay đã thay đổi. Nhà Trắng chuyển từ phản đối sang ủng hộ dự án này, đồng thời thu hồi các lệnh trừng phạt mà chính quyền Trump đã áp đặt đối với các công ty xây dựng Nord Stream 2 trước đó. Một động thái mà chính quyền tiền nhiệm không thèm yêu cầu bất kỳ nhượng bộ nào từ Moscow.

Đáng ngạc nhiên nhất là, chính phủ Đức đang trong cơn tuyệt vọng về năng lượng lại tỏ ra kém khoan dung hơn. Có lẽ lo ngại về sự thao túng tài chính của Nga trong việc tăng giá khí đốt, Berlin khẳng định rằng công ty mẹ của đường ống Nord Stream 2 phải là một công ty con có trụ sở tại Đức và sẽ phải chịu sự giám sát của pháp luật Đức.


Nga phản đối việc mở rộng NATO

Khi cuộc khủng hoảng khí đốt đang leo thang, Điện Kremlin tuyên bố rằng sự mở rộng về phía đông của NATO là không thể chấp nhận được. Hơn nữa, nó đe dọa chủ quyền và an ninh của Nga, và rằng lực lượng này đã sẵn sàng xâm lược Ukraine. Mặc dù đúng là NATO đã mở rộng về phía đông kể từ khi Liên Xô sụp đổ, thành viên mới cuối cùng gia nhập liên minh là Bắc Macedonia vào năm 2020. Quốc gia cuối cùng thuộc Khối Warszawa gia nhập NATO là vào năm 2004. NATO nay đã bị chia rẽ sâu sắc vì cho phép Ukraine tham gia và chưa có kế hoạch như vậy vào thời điểm này.

Có lẽ Điện Kremlin đang lo ngại về một "cuộc cách mạng màu" mới bắt đầu ở Belarus, kéo theo đó là sự bất ổn nội bộ ở Kazakhstan. Còn có một nỗi sợ hãi sâu sắc hơn nữa rằng, Hoa Kỳ và các đồng minh NATO quyết tâm thúc đẩy các cuộc cách mạng màu không chỉ ở ngoại vi của Nga mà còn trong nội bộ nước Nga. Đối với Điện Kremlin, “Quảng trường Maidan hôm nay là Quảng trường Đỏ ngày mai” đã giấy lên một hồi chuông rất đáng quan ngại.

Cách mạng màu là cụm từ để chỉ những phong trào chính trị trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay thuộc vùng Balkan trong những năm đầu thập niên 2000, lấy tên 1 màu sắc hay 1 cây cối, bông hoa tiêu biểu. Trong những cuộc cách mạng này, những người tham gia đã đấu tranh bất bạo động để đối phó với các chính quyền mà họ xem là tham ô hay độc đoán. Các cuộc cách mạng màu nổi bật với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nhà hoạt động sinh viên trong việc tổ chức các cuộc đấu tranh bất bạo động.

Các tàu chiến của NATO đang trong đội hình chiến đấu trong cuộc diễn tập Sea Breeze 2021, ở Biển Đen, vào ngày 9/7/2021. Ukraine và NATO đã tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đen với sự tham gia của hàng chục tàu chiến trong hai tuần cho thấy mối quan hệ và năng lực quốc phòng mạnh mẽ của họ. (Ảnh Getty Images)

Tuy nhiên, không có bất kỳ khả năng nào về việc Ukraine sẽ gia nhập NATO và lượng viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine sẽ gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã chọn vẽ một con đường trên cát. Kết quả chính là cuộc khủng hoảng Ukraine.

Cho đến nay, cách quản lý của Nga về khả năng can thiệp vào Ukraine có khác biệt đáng kể so với kế sách của Liên Xô cũ. Trong lịch sử, các cuộc can thiệp của Liên Xô/ Nga đều nhanh chóng, bất ngờ và được thực hiện với mức cảnh báo tối thiểu. Sự can thiệp gần đây nhất của Nga vào Kazakhstan đã dập tắt tình trạng bất ổn trong nước là một điển hình.

Thay vào đó, như chiến lược gia địa chính trị George Friedman đã chỉ ra, Nga đã lựa chọn ngoại giao trước, yêu cầu một lệnh cấm vĩnh viễn đối với việc Ukraine gia nhập NATO. Nhu cầu này khá cực đoan và vượt quá khả năng cho phép của Nhà Trắng cho dù họ có muốn đi chăng nữa. NATO thiếu một cơ chế trục xuất hoặc rút bỏ tư cách thành viên của một bên ký kết.

Kết quả của cuộc xâm lược sắp xảy ra chỉ giúp các lực lượng quân sự của Ukraine có thêm thời gian chuẩn bị và khích lệ Hoa Kỳ và các đồng minh NATO của họ, được thừa nhận là 'đúng thời điểm' cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Như những gì ông Friedman chỉ ra, Moscow lẽ ra nên can thiệp quân sự sớm hơn, mặc dù với lực lượng nhỏ hơn, khi Ukraine chưa chuẩn bị sẵn sàng hơn là kéo dài cuộc khủng hoảng trong vài tháng.



Sự triển khai chưa từng có của Hải quân Nga

Còn một sự trùng hợp thú vị khác đang diễn ra. Trong tháng tới, lực lượng hải quân Nga dự kiến ​​sẽ thực hiện một loạt cuộc diễn tập hải quân, một phần là hải quân Trung Quốc và Iran. Các cuộc tập trận này diễn ra ở khu vực lân cận các tuyến đường vận chuyển quốc tế chính ở Biển Ả Rập, Địa Trung Hải, Baltic, Biển Đen và những nơi khác. Tổng cộng 140 tàu, khoảng một nửa của Hải quân Nga, đang được triển khai.

Liệu Nga có đang cân nhắc việc cắt đứt các tuyến tiếp vận hàng hải quan trọng của phương Tây nếu Hoa Kỳ và NATO đáp trả mạnh mẽ trước một cuộc xâm lược Ukraine? Moscow không ngầm liên kết hai sự kiện này với nhau. Một động thái như vậy sẽ cho thấy một sự leo thang lớn và có thể dẫn đến một cuộc xung đột sâu rộng giữa Nga và NATO.

Có hai giả thiết. Nếu quý vị cho rằng các cuộc diễn tập hải quân có liên quan đến những gì đang diễn ra ở Ukraine, thì đây là một sự leo khang. Còn không, đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thật buồn cười làm sao khi những sự trùng hợp đó lại cứ liên tục bị cắt xén. Lực lượng hải quân của Hoa Kỳ và NATO ít khi bị mê hoặc bởi những sự trùng hợp ngẫu nhiên. Họ đã điều động thêm tàu chiến và chăm chú quan sát từng động thái của người Nga.

Thật khó tin khi những bậc thầy về cờ vua địa chính trị của Điện Kremlin lại không nhận thấy rằng, quân đội Nga đang lên kế hoạch cho một loạt các cuộc diễn tập hải quân chưa từng có trên các tuyến vận tải biển chính của thế giới, vào đúng thời điểm căng thẳng đang leo thang giữa Nga và Ukraine.

Vào ngày 13/1, Điện Kremlin đã tăng mức cược cao hơn nữa khi đe dọa sẽ triển khai các lực lượng quân sự không xác định đến Venezuela và Cuba nếu các cuộc đàm phán của Nga với Hoa Kỳ không thành công. Với những gì Nga đang yêu cầu, đó là kết cục không thể tránh khỏi. Phải chăng chúng ta đang hướng tới việc lặp lại lịch sử cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962? Có thể không, nhưng ông Putin dường như có ý định kích động cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.

Hậu quả của ván cờ địa chính trị của Vladimir Putin

Thời điểm tốt nhất để xâm lược Ukraine có lẽ đã trôi qua. Đòn bẩy của Nga đối với Tây Âu đã lên đến đỉnh điểm khi châu Âu đang ở thời điểm cần khí đốt tự nhiên của Nga nhất. Khí đốt của Nga không xuất hiện ngay lập tức tại các đường ống dẫn khí đốt của châu Âu. Ngay cả khi Nga muốn thay đổi nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, thì cũng phải mất vài tuần cho dù là tăng hay giảm.

Một mùa xuân ấm áp sớm có thể cướp đi đòn bẩy khí đốt khỏi tay Moscow. Cho dù bằng cách nào, thì việc gắn thành công của chính sách đối ngoại với sự thay đổi bất thường của thời tiết là một chiến lược rất rủi ro.

Nga sẽ xâm lược Ukraine? Nếu buộc phải phỏng đoán, tôi cho rằng không. Nhưng chỉ có ông Putin mới có thể trả lời câu hỏi đó và tiếc là ông ấy không nói. Cho nên, nếu Nga quyết định không tiến hành một cuộc xâm lược Ukraine, thì cuộc khủng hoảng này mang lại lợi ích gì? Tôi nghĩ rằng có nhiều tác động đối với ván cờ Ukraine của Putin.



Dưới đây là ba tác động tôi nghĩ là quan trọng nhất.

Đầu tiên, Tổng thống Putin đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các nhà tài phiệt: kiểm soát nền kinh tế và chính phủ Ukraine để Mỹ và NATO không phải tiêu tốn xương máu và kho báu chỉ để bảo vệ Ukraine bé nhỏ. Họ có thể gửi vũ khí, nhưng Washington hay các thủ đô của châu Âu không muốn gây chiến với Nga, chỉ để bảo vệ chủ quyền của Ukraine.

Ông Putin rõ rằng cho rằng, Ukraine luôn chiếm vị thế quan trọng trong mắt Nga hơn là Mỹ và NATO. Moscow sẵn sàng tham chiến ở Ukraine, còn Washington thì không. Đối với các nhà môi giới quyền lực của Ukraine, thông điệp không hề mất đi tầng ý nghĩa nào cả — tốt hơn hết là ký kết một thỏa thuận với Điện Kremlin ngay bây giờ.

Thứ hai, bằng cách buộc Hoa Kỳ và NATO phải đối phó với khả năng Nga xâm lược Ukraine, Điện Kremlin đã nêu bật những rạn nứt nội bộ NATO và sự thiếu kiên nhẫn của chính quyền Biden.

Đối với các nước Tây Âu, viễn cảnh về một cuộc xâm lược của Nga đã mờ nhạt từ lâu. Nga vẫn là một đối thủ đáng gờm, có kỹ năng thao túng chính trị, chiến tranh mạng và gây bất ổn xã hội. Nhưng nỗi sợ hãi từng vang vọng trên đường phố Bonn hay Paris của Nga đã tan biến từ lâu.

Đối với các quốc gia ở ngoại vi phía đông của NATO - những quốc gia từng nằm trong Hiệp ước Warsaw hoặc là các nước cộng hòa hợp thành Liên Xô cũ - dư âm của những chiếc máy bay chiến đấu của Nga vẫn còn vang dội. Đối với họ, sự xâm lược của Nga không chỉ trên lý thuyết, đó là một ký ức lịch sử sống động, đau thương và vẫn còn 'hãi hùng' cho đến ngày nay.

Các binh sĩ của Quân đội Ba Lan xuống từ trực thăng MI-8 trong cuộc tập trận quân sự NATO Noble Jump của lực lượng VJTF ở Zagan tại Ba Lan, vào ngày 18/6/2015. VJTF, Lực lượng đặc nhiệm sẵn sàng cao độ, là phản ứng của NATO trước việc Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. (Ảnh Getty Images)

Một liên minh mà một nửa số thành viên cảm thấy bị đe dọa bởi kẻ thù bên ngoài và nửa còn lại thì không, về cơ bản vốn đã không ổn định và sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện sứ mệnh của mình. Theo ghi nhận của mình, NATO đã tập hợp để hỗ trợ Ukraine, nhưng Đức, được cho là thành viên châu Âu quan trọng nhất của khối, đã không cam kết một cách rõ ràng. Rõ ràng đối với Điện Kremlin thì đây đã là một chiến thắng đáng kể.

Chính quyền ông Biden đã không thể đưa ra chính sách nhất quán trong trường hợp Nga xâm lược Ukraine. Phần lớn là các biện pháp trừng phạt về tài chính. Chính sách tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine cũng như triển khai quân đội của Mỹ đến các quốc gia NATO láng giềng, nhưng không giải thích được thời gian và kế hoạch cụ thể về sự hiện diện quân sự tăng cường đó.

Chính quyền ông Biden cũng rất muốn can dự với Moscow về mặt ngoại giao, mặc dù chương trình nghị sự mà Moscow đưa ra là không hề dễ dàng.



Vào ngày 26/1, Nhà Trắng thông báo rằng họ đã chính thức từ chối yêu cầu của Moscow về việc NATO rút khỏi Đông Âu và một lần nữa tái khẳng định rằng các lựa chọn của Moscow là đàm phán hoặc đối mặt với các lệnh trừng phạt chưa từng có nếu tiếp tục xâm lược Ukraine.

Điều mà cuộc khủng hoảng nhấn mạnh là chiến lược của Hoa Kỳ và EU về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có lên Điện Kremlin - rõ ràng không hiệu quả. Nó không thay đổi hành vi của Nga - mà chỉ khiến Moscow trở nên 'hăng máu' hơn. Các biện pháp trừng phạt rất rẻ, chúng không gây quá nhiều rủi ro cho nhân lực, vật lực và tài lực. Một lệnh trừng phạt dễ dàng và không hiệu quả không phải là một giải pháp hay — đó là một hành động ảo tưởng.

Có lẽ sự thiếu rõ ràng phát đi từ Nhà Trắng của chính quyền Biden chỉ đơn giản phản ánh một chiến lược mơ hồ. Tốt hơn hết là không nên nói với Điện Kremlin rằng, Washington sẽ phản ứng như thế nào để nâng cao nhận thức của họ về những rủi ro trong tương lai. Không còn nghi ngờ gì nữa, những người phủ nhận chính sách đối ngoại của Nhà Trắng hoàn toàn không biết cần phải làm gì. Rốt cuộc, đây chính là chính sách đối ngoại đã góp phần mang đến sự thất bại thảm hại ở Afghanistan.

Về phần mình, thông điệp của Vladimir Putin với phần còn lại của thế giới rất đơn giản: nếu quý vị đang tìm kiếm một lãnh đạo có tố chất nhất quán, rõ ràng thì tốt nhất nên tìm ở một địa điểm khác ngoài Washington.

ổng thống Nga Vladimir Putin điều chỉnh kính râm trong triển lãm hàng không và vũ trụ quốc tế MAKS-2005 ở Zhukovsky, cách Moscow khoảng 50 km, ngày 16/8/2005. (Ảnh Getty Images)

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng sản xuất ở Ukraine đã mang lại cho Điện Kremlin điều mà họ khao khát nhất - một sân khấu để phát huy các đặc quyền của mình. Giữa tiếng trống của chiến tranh, truyền thông đưa tin ngộp thở và những nỗ lực tuyệt vọng của Hoa Kỳ trong việc tạo ra một giải pháp ngoại giao, Điện Kremlin có thể tự tin tuyên bố rằng Nga đã trở lại; rằng nó chắc chắn là một thành viên của câu lạc bộ các cường quốc. Lời cảnh báo công bằng đối với các nước láng giềng của Nga: hãy tham gia khi Putin tiến hành tái diễn hình ảnh của Liên Xô cũ.

Tất nhiên đó là một giấc mơ viển vông. Nga có thể ảo tưởng mình là một cường quốc, nhưng với một quốc gia có nền kinh tế nhỏ hơn bang Texas và phần lớn là trì trệ, lại bao trùm bởi súng ống và đạn dược với kho vũ khí hạt nhân đồ sộ và gia tăng những trò lừa bịp táo bạo thì rõ ràng, nền kinh tế của Moscow đang trên bờ vực suy thoái.

Giống như tham vọng tái tạo Đế chế La Mã của Benito Mussolini, chủ nghĩa phục hưng Liên Xô của Putin sẽ trở nên vô ích. Kế hoạch vĩ đại của II Duce kết thúc trong thảm họa. Và Vladimir Putin cũng sẽ gặp một số phận tương tự.

Như vậy thì 'con thí tốt' cần phải làm gì trong cuộc khủng hoảng giữa Ukraine và Nga? Hoa Kỳ không có lợi ích chiến lược gì ở Ukraine. Sẽ là một sai lầm nếu bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Nga về vấn đề Ukraine. Washington có nhiều thách thức quan trọng hơn, trong đó không ít thách thức đến từ Trung Quốc.

Phải chăng ta nên để Điện Kremlin làm những gì họ muốn ở Đông Âu?

Nga có ba viễn cảnh có thể xảy ra. Một sự hòa giải và hội nhập vào châu Âu, trở thành một chư hầu trên thực tế của Trung Quốc, hoặc cuối cùng là giải thể.

Rất khó có khả năng Moscow tìm được hòa giải với phương Tây trong khi nhóm KGB hiện tại đang nắm quyền.

Nga sẽ chiến đấu hết mình để tránh trở thành một chư hầu về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Nhưng cuối cùng, nếu nước này vẫn giữ thái độ thù địch với phương Tây, thì đó có thể là cách duy nhất mà nước này có thể giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ hiện tại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) có cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 4/2/2022. (Ảnh Getty Images)

Hoặc Nga có thể tan rã, giống như cách Liên Xô tan rã, để lại các nước láng giềng nhặt nhạnh. Nền kinh tế trì trệ, dân số giảm và tham nhũng lan tràn cuối cùng có thể khiến nhà nước Nga không thể duy trì sự toàn vẹn bất kể kho vũ khí hạt nhân của nó hay những trò lừa bịp của ông Putin.

Vấn đề bắt nguồn từ quan niệm của Điện Kremlin về an ninh quốc gia. Lịch sử Nga cho Moscow rất nhiều lý do để hoang tưởng về ý định của Hoa Kỳ và châu Âu. Trên thực tế, sự ủng hộ của Hoa Kỳ và EU đối với các cuộc cách mạng màu ở ngoại vi của Nga, cũng như sự mở rộng về phía đông của NATO, chỉ gây ra sự hoang tưởng đó. Phương Tây đã đúng khi chống lại hậu quả của sự hoang tưởng của Moscow, nhưng họ cũng không làm gì để xoa dịu những nỗi sợ hãi đó.

Đồng thời, Điện Kremlin cần từ bỏ một mô hình quan hệ quốc tế mà ở đó họ chỉ cảm thấy an toàn khi tất cả các nước láng giềng đều cảm thấy bất an. Paranoiacs (chứng bệnh hoang tưởng) có thể có kẻ thù chính đáng, nhưng điều đó không cho phép chúng áp đặt ý chí của mình lên những người xung quanh.

Điều mà Châu Âu và Hoa Kỳ cần phải làm là, nói rõ với Moscow rằng họ không thể thụ hưởng những lợi ích khi nằm trong hệ thống quốc tế, đồng thời không ngừng nỗ lực phá hoại hệ thống đó. EU cần nói với Điện Kremlin rằng cái giá của việc tiếp tục có những hành vi xấu là sự rời bỏ của châu Âu. Hoa Kỳ cũng sẽ rút lui, nhưng Nga không phụ thuộc vào Hoa Kỳ như với EU.



Điều đó có nghĩa là EU cần phải loại bỏ năng lượng của Nga và sẵn sàng ngừng xuất khẩu công nghệ và hàng hóa sang Nga. Đó là cách gọi vô tội vạ của ông Putin và đó không phải là trò lừa bịp mà ông ta có thể để thua. Việc loại bỏ không hề dễ dàng và nó sẽ phải trả một cái giá kinh tế rất cao. Trong ngắn hạn, nó cũng sẽ đẩy Moscow vào vòng tay của Bắc Kinh. Tuy nhiên, về lâu dài, Moscow không muốn trở thành chư hầu của Trung Quốc. Hòa giải với Hoa Kỳ và Châu Âu có thể là cách duy nhất để ngăn chặn điều đó.

Theo một nghĩa nào đó, điều đó không khác nhiều so với những nỗ lực hiện tại của Moscow trong việc điều động giữa Washington và Bắc Kinh. Sự khác biệt là Moscow sẽ phản ứng với chương trình nghị sự của Mỹ-EU chứ không phải ngược lại.

Chiến lược hiện tại của Mỹ-NATO đối với Nga là tương quan về mặt ngoại giao giữa việc phớt lờ Moscow và khiêu khích Moscow khi bị dồn vào đường cùng. Cả hai chiến lược đều không dẫn đến một hệ thống ngoại giao ổn định, và cả hai đều sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng chính trị liên tiếp. Một ván cờ địa chính trị không hồi kết với các bậc thầy của Điện Kremlin không phải là giải pháp lâu dài.

   Mời xem thêm »


© Huyền Anh
    The Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad