Phú Quốc – Từ Mạc Cửu đến “Đồng chí X” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Phú Quốc – Từ Mạc Cửu đến “Đồng chí X”


Phú Quốc. Nguồn: FB Bùi An
Đối với việc phân chia ranh giới lãnh thổ tranh chấp, từ trước đến giờ, tất cả đều phải thông qua một cuộc chiến tranh, bất kể lớn hay nhỏ. Đừng nghĩ rằng Việt Nam cứ ngồi nói với phản đối kịch liệt thì Trung Quốc (và các nước khác) sẽ trao trả Trường Sa và Hoàng Sa, hoặc Trung Quốc cứ dọa dẫm thì sẽ chiếm được Senkaku từ tay Nhật, muốn thì cứ giơ súng lên.

Phú Quốc có một lịch sử êm đềm hơn, và nó hiện thuộc về Việt Nam, dù nhìn trên bản đồ có hơi lệch lệch một chút, nhưng không sao, ván cũng đã đóng thuyền, gạo nấu thành cơm rồi, thích thì giơ súng lên.

Về lịch sử xưa cũ, lãnh thổ Việt Nam là quá trình mở rộng (đánh chiếm) không ngừng nghỉ từ Chiêm thành cho đến Thủy Chân Lạp (Campuchia), mới thành một dải từ nam chí bắc như hiện nay. Trong đó, vùng đất miền Nam vốn do người Tàu khai khẩn, bắt đầu từ Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình nguyên là tướng nhà Minh dẫn 3000 quân chạy xuống quy phục nhà Nguyễn. Chúa Nguyễn thấy hay quá, tự nhiên có thằng làm không công cho mình, cho đi khai hoang miền Nam luôn.

Mạc Cửu vốn cũng là người tàu, không thích cạo nửa đầu quy phục nhà Thanh nên xuống Chân Lạp sinh sống từ năm 17 tuổi. Mạc Cửu quan hệ khéo léo với vua quan Chân Lạp nên được cho đất Hà Tiên (lúc này thuộc Chân Lạp) để khai thác. Sau một thời gian thì vùng này trở nên trù phú, lại bị Xiêm La (Thái Lan) quấy phá, muốn chiếm lấy. Mạc Cửu thấy chúa Nguyễn mạnh hơn Chân lạp nên đem đất Hà Tiên (bao gồm cả Phú Quốc) dâng cho chúa Nguyễn, tự nhiên có thằng dâng đất, ngu gì không nhận, chúa Nguyễn nhận đất Hà Tiên, phong cho Mạc Cửu làm tổng binh cai quản.

Dù có “đại ca” bảo kê, nhưng 1717, Xiêm La vẫn tiến đánh và tiêu diệt vùng đất Hà Tiên (bao gồm cả Phú Quốc). Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lên thay. Mạc Thiên Tứ với sự trợ giúp từ Đàng Trong đã đánh bại và giết Hoắc Nhiêu, kẻ cầm đầu giặc cướp, và chiếm lại tất cả các đảo kể cả đảo Kokong vào năm 1767. Lịch sử đó cho thấy, đảo Phú Quốc từ thời Mạc Cửu đã được sáp nhập vào Việt Nam mà không vấp phải bất cứ phản ứng nào từ Campuchia (yếu quá thì phản ứng mẹ gì).

Từ năm 1770, nhà truyền giáo người Pháp Pierre Pigneau de Béhaine khi đến Phú Quốc xây dựng chủng viện cũng đã mô tả nơi này đa số người Việt (cả người gốc Hoa) sinh sống và có rất ít người Khmer. Năm 1782, Nguyễn Ánh (Gia Long) khi bị quân Tây Sơn (Nguyễn Huệ) săn đuổi đã chạy ra Phú Quốc, và đảo này trở thành “thành trì kháng chiến” của Nguyễn Ánh, cho đến năm 1802, thì quay lại tiêu diệt nhà Tây Sơn, giành lại ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long.

Từ năm 1862, đảo Phú Quốc thuộc quản lý của Pháp. Năm 1874, thực dân Pháp trong một thiết lập về phạm vi lãnh thổ vùng này đã từng quyết định: “”Đảo Phú Quốc và tất cả các đảo nằm giữa kinh tuyến 100° Đông và 102° Đông và giữa vĩ tuyến 9° Bắc và 11°30’ Bắc (kể cả quần đảo Nam Du) đều thuộc Nam Kỳ”.

Năm 1949, khi Trung Hoa Dân quốc thua trận trước Cộng Sản Trung Quốc, Hoàng Kiệt là tướng lĩnh Quốc dân đảng, dẫn hơn 30.000 quân chạy sang Việt Nam lánh nạn. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp cho họ ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc (đảo này có vẻ được ưa chuộng làm thành trì). Sau đó, năm 1953, về lại Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Đội quân Trung Hoa này bỏ lại nhà cửa, đồn điền,… Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẵn, lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gọi là “Trại Cây Dừa”, có sức giam giữ 14.000 tù nhân.

Dù rằng suốt mấy trăm năm từ khi xác lập, đảo Phú Quốc đã thuộc về Việt Nam nhưng nhiều người Campuchia không nghĩ vậy, nhất là Pol Pot (đứng đầu Đảng Cộng Sản Campuchia). Nên ngay sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt (ngày 30/4/1975), thì ngày 4/5/1975, Pol Pot đã cho quân đột kích đảo Phú Quốc. Tiếp đến, ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Chu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ. Chỉ hơn 2 tuần sau, 27/5/1975, quân đội Việt Nam đã đem quân ra chiếm lại hoàn toàn cả Phú Quốc lẫn Thổ Chu, yên bình đến tận ngày nay, dù rằng những đảng đối lập cực đoan ở Campuchia lâu lâu lại đem con bài “đòi lại Phú Quốc” để đẩy cảm xúc.

Ở hiện tại, Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang, Bí thư tỉnh Kiên Giang hiện tại là Nguyễn Thanh Nghị, con trai lớn của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Thanh Nghị vốn là nhân tài hiếm có, trăm năm trước không trăm năm sau chẳng, du học về chỉ sau 2 năm ngồi vị trí hiệu phó trường ĐH Kiến Trúc. 3 năm sau, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng, quả là đáng cho người đời ngưỡng mộ. 3 năm sau nữa, theo chính sách luân chuyển cán bộ, về làm Phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Hơn 1 năm sau, được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, tại thời điểm được bầu, Nguyễn Thanh Nghị là bí thư tỉnh ủy trẻ nhất Việt Nam, tài đến thế là cùng.

Từ khi nhậm chức ở Kiên Giang, Nguyễn Thanh Nghị tuyên bố chiến lược kinh tế “đặc khu Phú Quốc”, biến nơi đây thành “trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; là trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp, trung tâm tài chính của khu vực”.

Mời xem thêm video: Nếu Trung Quốc xua quân đánh phủ đầu thì Việt Nam sẽ chống đỡ như thế nào



Hôm trước có ra Phú Quốc, thấy nơi đây đúng là một “đại công trường”, đâu đâu cũng đang xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, sân bay quốc tế đã hoàn tất, cảng biển An Thới cũng đã hoạt động, thêm nhiều con đường chạy dọc đảo. Với sự chú trọng đặc biệt, có vẻ như Phú Quốc lại là “thành trì kinh tế” mới.

Trong một dịp cao hứng, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi về làm người tử tế đã đến đây nghe Đàm Vĩnh Hưng hát “Thành phố buồn”, nghĩ cũng thanh tao trào lộng.

Bùi An
FB Bùi An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad