Cùng chuyến bay của hãng Eva Air từ Mỹ về Sài Gòn với Chánh hôm đó còn có thêm hai hành khách gốc Việt khác cũng bị rạch thùng, mở vali, mất đồ đạc bên trong.
Hiện tượng hành lý ký gửi theo chuyến bay của nhiều người Việt sống tại Mỹ về Sài Gòn ăn Tết dịp này bị rạch, bị cắt, bị mở khóa khi về đến Tân Sơn Nhất đang trở nên ồn ào, gây nên sự hoang mang, giận dữ trong cộng đồng.
Thực hư chuyện này như thế nào cũng như những người có trách nhiệm ở sân bay giải thích ra sao là điều đang được người đọc quan tâm.
Nạn nhân lên tiếng
Tức giận, phẫn uất, la làng là tâm trạng của hầu hết các nạn nhân khi được phóng viên Người Việt hỏi thăm, cũng như qua những hình ảnh, lời nói được ghi nhận lại tại sân bay và lan truyền trên các mạng xã hội.
Chánh kể, “Em mang về ba thùng hàng, bằng giấy carton, có một thùng bị cắt, mất một chai rượu, một chai nước hoa và mấy gói kẹo M&M.”
Theo lời Chánh, “em nhận hai thùng đầu xong khoảng hơn 20 phút sau thì thùng thứ ba mới được đưa ra, và đó là thùng bị cắt.”
“Đẩy xe ra cổng là em phát hiện ngay. Em chụp hình và nói với bảo vệ. Họ nói vô làm báo cáo rồi về nhà đợi. Lúc đó sân bay rất đông, ba em nói có làm lớn chuyện cũng không lấy lại được đâu, nên em bỏ luôn,” Chánh nhớ lại.
Nói về cảm xúc của mình khi thấy hành lý bị mất cắp, chàng thanh niên 25 tuổi, mới sang Mỹ được năm năm, bộc bạch, “Em tức lắm, bực nữa. Cảm giác thật thất vọng, thấy ghét mấy người ở đó, và thấy tội nghiệp cho Việt kiều. Ai về cũng muốn mua quà về cho gia đình, đó là tiền mồ hôi nước mắt, mà họ đè ra ăn cắp.”
Chánh cho biết thêm, “Một cô đi chung chuyến bay với em bị rạch hai vali, mất giày, đồng hồ cổ mua cho con cháu, cổ khóc la quá trời. Em trai em có quay lại hình ảnh này đưa lên Facebook. Một chú nữa đi chung cũng bị, nhưng em không biết mất gì chỉ thấy chú đó đi ngược lại vô trong.”
Theo video clip do Huỳnh Trí Đạt, em trai Huỳnh Chánh, quay lại tại sân bay Tân Sơn Nhất vào khoảng 11 giờ 30 sáng hôm Mùng Bốn Tết, thì người phụ nữ đi cùng Chánh tỏ ra giận dữ tột cùng khi thấy hành lý mình bị mất cắp.
“Tức quá mà không nói được. Tàn ác, tàn nhẫn không? Còn cái gì nữa không? Ai đi về mà không mua quà cho con cho cháu, mua cho đứa chai dầu này đứa chai dầu kia, đứa cái đồng hồ này đứa cái đồng hồ kia mà nó móc hết trơn, giờ tui lấy gì cho con cho cháu tui nè trời ơi là trời! Trời ơi cái phi trường gì tàn ác lấy hết đồ của tui vậy trời! Cắt chìa khóa lấy hết trơn. Tui sáu bảy chục tuổi mà chưa hề thấy tình cảnh này. Trời ơi!” Người phụ nữ uất ức la lạc cả giọng trước khi chứng kiến của nhiều người tại sân bay.
Mời xem thêm video: Kinh hoàng nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất bay rạch hành lý ăn trộm đồ của Việt Kiều về quê ăn tết
Được hỏi nên làm như thế nào để không bị rơi vào tình trạng này nữa nếu có về ở những lần sau, Chánh cho rằng, “Em nghĩ hết phương cứu chữa rồi, chắc bỏ thuốc độc vô thùng cho họ lấy quá!”
Tuy nhiên, Chánh cũng cho biết thêm những lần trước về thăm nhà vào Mùa Hè và chưa bao giờ bị như thế.
“Có thể Tết ai về cũng mang quà nhiều, và cũng quá đông, không thể kiểm soát được, nên dẫn đến tình trạng này,” Chánh nhận xét.
Trong khi đó, bà Tuyền Lê, 67 tuổi, hiện sống ở San Diego, trở về thăm nhà vào Tháng Tư, 2016 vừa qua, sau 17 năm xa quê, cùng hai người thân, mang theo sáu thùng hàng thì cả sáu thùng đều bị rạch ra và mất nhiều đồ bên trong.
Bà kể, “Tụi tôi đến Tân Sơn Nhất là khuya rồi. Thấy có một số người chạy đến nói để họ giúp, khiến tôi cảm động quá chừng, vì 17-18 năm rồi tôi mới trở lại Việt Nam. Tụi tôi không phải làm gì hết, tự họ khiêng hành lý bỏ lên xe cho mình rồi đẩy ra ngoài, mình cứ nhét cho mỗi người $20, cám ơn họ rối rít.”
“Cho đến khi về đến nhà, mới phát hiện ra tất cả các thùng đều bị rọc. Mà họ rọc khéo lắm, nên mình đâu có biết, khi mở ra thấy đồ đạc mất mới hay. Thùng thì bị mất một phần ba, thùng thì mất một phần tư, thùng nào cũng bị hết,” bà Tuyền nhớ lại.
Hỏi những thứ hàng hóa nào bị mất thì bà Tuyền cho rằng, “Tôi không thể nhớ, vì mua đồ quá nhiều, thấy cái gì cũng mua chất đầy thùng mang về làm quà, chỉ khi mở ra thấy thùng lưng đi thì biết mất thôi.”
Bà Tuyền cho biết thêm, “Tháng 12 tới đây tôi cũng sẽ về nữa nè, tôi già rồi, bệnh nữa, nên đi được lúc nào đi. Nhưng lần tới tôi sẽ về tay không, ngoại trừ mang theo ít cá hộp về ăn thôi, vậy cho khỏi mất.”
Anh Thọ Nguyễn ở Houston, Texas cũng từng là nạn nhân của chuyện “khui thùng” cách đây ít lâu.
“Tôi mua hai tảng thịt bò bỏ vào một cái ‘cooler- thùng giữ lạnh’ cùng một ít chai sauce ăn thịt bò để gửi theo hành lý về làm quà cho thân nhân. Nhưng đến khi nhận hành lý thì dây buộc cái cooler đã bị cắt, họ lấy mất một tảng thịt cùng ít sauce,” anh Thọ kể sau một thoáng ngại ngần vì “chuyện này nhạy cảm quá, mà có nói cũng không làm được gì.”
‘Chuyện bị cắt thùng là có thật!’
Dù có người là nạn nhân thật sự của hiện tượng bị bẻ khóa, cắt thùng, moi móc hàng hóa bên trong, nhưng một số người khác lại tỏ ra hoài nghi về điều này.
Anh Misha Đoàn, hiện sống tại Garden Grove, cho rằng, “Số mình hên hay sao ấy, đi về Việt Nam xoành xoạch mà không dính. Thậm chí có lần bị thất lạc hành lý vì thời gian ‘transfer’ ngắn mà máy bay lại tới trễ, nên mấy ngày sau mới nhận được. Cái vali bị mất khóa nhưng đồ đạc vẫn còn nguyên vẹn kể cả laptop còn nguyên hộp nằm trong đó.”
Chị Hương Phan đang sống ở Fountain Valley, cho hay: “Hơn 10 năm nay mình đi từ Mỹ về không có khoá vali vì nghĩ là mất thì khoá vẫn mất, với lại hàng từ máy bay xuống là có đại diện hãng hàng không theo dõi tới băng chuyền. Có lần thùng hàng tôi bị rách vì dán băng keo không kỹ mà cũng không có mất gì.”
Cô Ngọc Trần ở Santa Ana nêu ý kiến, “Tôi có được xem một vài video người ta đưa lên mạng quay cảnh nhân viên sân bay chuyển hành lý từ máy bay thảy ra xe, rồi thảy lên băng chuyền. Không phải tại sân bay Việt Nam đâu, mà ở nước nào đó. Họ làm ghê lắm, họ quăng đồ đùng đùng chứ không phải nhẹ nhàng gì đâu. Tưởng tượng đó là hành lý của mình là thấy xót liền. Tôi nghĩ có thể một số vali bỏ đồ chặt cứng quá cũng có thể bung nếu bị quăng như thế. Còn thùng giấy mà người Việt mình hay dùng mà không dán băng keo chặt thì tan nát như chơi.”
“Anh em tôi bên này đông lắm mà ba má thì ở Việt Nam nên năm nào cũng có người chia nhau về thăm ông bà gần cả 20 năm nay nhưng chưa ai bị. Chắc số mình may mắn,” cô Ngọc nói thêm.
Chuyện cô Ngọc cho rằng “may mắn” có lẽ có phần đúng theo như lời tự thuật của một người không muốn nêu tên từng làm việc tại phi trường Tân Sơn Nhất.
“Chuyện hành lý bị rọc, bị khui ở sân bay là có thiệt, nhưng không phải nhân viên hải quan hay tụi an ninh sân bay làm mà do những người làm việc vận chuyển hành lý từ máy bay đưa vào băng chuyền làm,” người giấu tên kể.
Theo người này, thì “Thùng hay vali nào bị rạch, bị khui là hên xui, thuận tiện lúc nào thì họ ra tay lúc đó. Họ dùng cây bút bi để khui và lục lọi bên trong, đồ càng nhỏ mà giá trị càng dễ lấy.”
“Cũng có khi thùng hay vali đến Tân Sơn Nhất là đã bị rách hay bung rồi. Khi đó càng dễ lấy đồ hơn,” người này nói thêm.
Cảng vụ Hàng không Miền Nam: ‘Hãy báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền’
Trả lời phóng viên Người Việt về hiện tượng hành lý bị rạch, bẻ khóa, thất thoát hàng bên trong, cô Trần Thị Thanh Huyền, chuyên viên phòng giám sát chất lượng dịch vụ của Cảng vụ Hàng không Miền Nam, nói qua điện thoại: “Những trường hợp chúng tôi nhận được phản ảnh có nhiều lý do. Có trường hợp hành lý bị va chạm trong khi vận chuyển, làm bung sút dẫn đến hành hóa bị rơi ra. Có trường hợp hành lý bị khui ra là do trong hành lý đó có những nghi ngờ về an ninh nên những sân bay ngay tại Mỹ hay những sân bay trung chuyển ở các nước khác đã tháo ra để kiểm tra bên trong và để lại giấy xác nhận. Nhưng nhiều khách không hiểu, cứ cho rằng hành lý của họ bị khui ra khi chưa hỏi ý kiến của họ. Ngoài ra, có những trường hợp cá nhân bị mất cắp.”
Nói về cách thức giải quyết những trường hợp như trên, cô Huyền cho biết, “Đối với những trường hợp đến khiếu nại thì chúng tôi đều tiếp nhận đơn để điều tra, phối hợp cùng cảng Tân Sơn nhất xác minh vụ việc để trả lời cho khách. Trong trường hợp hãng làm mất hàng lý của khách thì sẽ yêu cầu hãng đền bù cho khách. Còn trường hợp nào khách chưa hiểu rõ thì sẽ giải thích cho khách.”
“Còn đối với khách, để tự bảo vệ hành lý của mình thì nên đóng gói cẩn thận, đừng để xảy ra sơ hở gì trong quá trình vận chuyển để có thể rách vỡ, bung nắp, bung khóa, hoặc dẫn đến các trường hợp tiêu cực có thể xảy ra,” cô Huyền nói thêm.
“Liên quan đến việc nhiều khách hàng cho biết họ không thấy giấy kiểm tra an ninh để lại, mà có dấu hiệu bị bươi móc, mất vài món đồ như chai rượu hay vài chai nước hoa chẳng hạn. Vậy, chị có nghĩ là có hiện tượng có người đánh cắp hàng hóa của khách không?” Người Việt hỏi tiếp.
Chuyên viên phòng giám sát chất lượng dịch vụ của Cảng vụ Hàng không Miền Nam trả lời, “Có thể có hiện tượng đó. Nhưng thực sự là rất khó để điều tra, bởi hành lý đã đi qua nhiều nơi trung chuyển, nhiều sân bay rồi mới Tân Sơn Nhất, nên cũng không thể khẳng định là Tân Sơn Nhất gây nên sự tổn thất mất mát này. Do đó cách tốt nhất vẫn là hành khách tự bảo vệ hành lý của mình như đóng gói bao bì chặt chẽ.”
“Vậy có trường hợp nào điều tra ra và có sự đền bù chưa?” – “Hiện tại bên chúng tôi chưa tiếp nhận trường hợp nào như vậy,” cô Huyền nói.
Với câu hỏi, “Trước tình trạng đồng hương trở về thăm quê nhà ca thán như vậy, chị có nghĩ điều đó tạo nên hình ảnh không đẹp cho sân bay không? Có biện pháp nào để cải thiện tình trạng này không?”, cô Huyền trình bày, “Đúng là với những trường hợp như vậy xảy ra ngay trên đất nước mình đối với đồng bào mình từ xa về thì cũng gây ra những hình ảnh xấu đối với Tân Sơn Nhất nói riêng và đất nước mình nói chung. Chúng tôi chỉ mong là những hành khách đi máy bay gặp trường hợp như vậy thì ngay lập tức khi phát hiện ra hành lý của mình bị tổn thất, hãy báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra khi còn trong sân bay chứ không phải khi mình đã về đến nhà rồi mới quay lại thì sẽ không giải quyết được nữa vì hành lý đã mang ra khỏi sân bay, thay vì lên mạng đưa những thông tin có thể không chính xác thì càng gây nên những hình ảnh xấu hơn.”
“Trong dịp Tết này cơ quan chúng tôi, tức Cảng vụ Hàng không Miền Nam, không nhận được trường hợp khiếu nại nào. Có thể họ báo cho những bộ phận khác ngay tại từng sân bay nơi họ tới nhưng bên chúng tôi chưa nắm được,”
Theo cô Huyền, đa phần khách hàng gặp tình cảnh mất cắp đó thường “la làng” hơn là đến làm hồ sơ khiếu nại.
Trả lời phóng viên Người Việt về hiện tượng hành lý bị rạch, bẻ khóa, thất thoát hàng bên trong, cô Trần Thị Thanh Huyền, chuyên viên phòng giám sát chất lượng dịch vụ của Cảng vụ Hàng không Miền Nam, nói qua điện thoại: “Những trường hợp chúng tôi nhận được phản ảnh có nhiều lý do. Có trường hợp hành lý bị va chạm trong khi vận chuyển, làm bung sút dẫn đến hành hóa bị rơi ra. Có trường hợp hành lý bị khui ra là do trong hành lý đó có những nghi ngờ về an ninh nên những sân bay ngay tại Mỹ hay những sân bay trung chuyển ở các nước khác đã tháo ra để kiểm tra bên trong và để lại giấy xác nhận. Nhưng nhiều khách không hiểu, cứ cho rằng hành lý của họ bị khui ra khi chưa hỏi ý kiến của họ. Ngoài ra, có những trường hợp cá nhân bị mất cắp.”
Nói về cách thức giải quyết những trường hợp như trên, cô Huyền cho biết, “Đối với những trường hợp đến khiếu nại thì chúng tôi đều tiếp nhận đơn để điều tra, phối hợp cùng cảng Tân Sơn nhất xác minh vụ việc để trả lời cho khách. Trong trường hợp hãng làm mất hàng lý của khách thì sẽ yêu cầu hãng đền bù cho khách. Còn trường hợp nào khách chưa hiểu rõ thì sẽ giải thích cho khách.”
“Còn đối với khách, để tự bảo vệ hành lý của mình thì nên đóng gói cẩn thận, đừng để xảy ra sơ hở gì trong quá trình vận chuyển để có thể rách vỡ, bung nắp, bung khóa, hoặc dẫn đến các trường hợp tiêu cực có thể xảy ra,” cô Huyền nói thêm.
“Liên quan đến việc nhiều khách hàng cho biết họ không thấy giấy kiểm tra an ninh để lại, mà có dấu hiệu bị bươi móc, mất vài món đồ như chai rượu hay vài chai nước hoa chẳng hạn. Vậy, chị có nghĩ là có hiện tượng có người đánh cắp hàng hóa của khách không?” Người Việt hỏi tiếp.
Chuyên viên phòng giám sát chất lượng dịch vụ của Cảng vụ Hàng không Miền Nam trả lời, “Có thể có hiện tượng đó. Nhưng thực sự là rất khó để điều tra, bởi hành lý đã đi qua nhiều nơi trung chuyển, nhiều sân bay rồi mới Tân Sơn Nhất, nên cũng không thể khẳng định là Tân Sơn Nhất gây nên sự tổn thất mất mát này. Do đó cách tốt nhất vẫn là hành khách tự bảo vệ hành lý của mình như đóng gói bao bì chặt chẽ.”
“Vậy có trường hợp nào điều tra ra và có sự đền bù chưa?” – “Hiện tại bên chúng tôi chưa tiếp nhận trường hợp nào như vậy,” cô Huyền nói.
Với câu hỏi, “Trước tình trạng đồng hương trở về thăm quê nhà ca thán như vậy, chị có nghĩ điều đó tạo nên hình ảnh không đẹp cho sân bay không? Có biện pháp nào để cải thiện tình trạng này không?”, cô Huyền trình bày, “Đúng là với những trường hợp như vậy xảy ra ngay trên đất nước mình đối với đồng bào mình từ xa về thì cũng gây ra những hình ảnh xấu đối với Tân Sơn Nhất nói riêng và đất nước mình nói chung. Chúng tôi chỉ mong là những hành khách đi máy bay gặp trường hợp như vậy thì ngay lập tức khi phát hiện ra hành lý của mình bị tổn thất, hãy báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra khi còn trong sân bay chứ không phải khi mình đã về đến nhà rồi mới quay lại thì sẽ không giải quyết được nữa vì hành lý đã mang ra khỏi sân bay, thay vì lên mạng đưa những thông tin có thể không chính xác thì càng gây nên những hình ảnh xấu hơn.”
“Trong dịp Tết này cơ quan chúng tôi, tức Cảng vụ Hàng không Miền Nam, không nhận được trường hợp khiếu nại nào. Có thể họ báo cho những bộ phận khác ngay tại từng sân bay nơi họ tới nhưng bên chúng tôi chưa nắm được,”
Theo cô Huyền, đa phần khách hàng gặp tình cảnh mất cắp đó thường “la làng” hơn là đến làm hồ sơ khiếu nại.
An ninh phi trường LAX: Mở hành lý khi có nghi ngờ không cần có mặt chủ nhân
Ông Nico Melendez, phát ngôn viên của TSA (Transportation Security Administration) – an ninh phi trường Los Angeles, trả lời với báo Người Việt rằng, “Tất cả hành lý ký gửi đều phải qua máy kiểm tra an ninh. Trong trường hợp có nghi ngờ phải mở hành lý kiểm tra bên trong thì nhân viên TSA có quyền thực hiện điều đó mà không cần có mặt của chủ nhân hay thông báo cho họ biết. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra xong, chúng tôi sẽ để lại tờ giấy xác nhận việc chúng tôi có mở hành lý của quý vị ra.”
“Có không quá 3% số hành lý phải mở ra kiểm tra như thế,” ông Melendez cho biết thêm.
Khi phóng viên Người Việt hỏi, “Trong trường hợp những kiện hàng không sử dụng ổ khóa được TSA chấp thuận thì chuyện gì xảy ra, nếu cần kiểm tra bên trong?” ông Melendez nói, “Chúng tôi sẽ cắt khóa đó và để lại giấy báo cho chủ nhân biết.”
Trả lời câu hỏi, “Nếu vali bị cắt khóa hay thùng bị cắt ra rồi dán lại đưa đến việc thất thoát hàng hóa bên trong thì ai chịu trách nhiệm?” phát ngôn viên TSA cho rằng, “Đó là trách nhiệm của hãng hàng không. Chúng tôi chỉ làm công việc kiểm tra nếu có nghi ngờ.”
Ông Nico Melendez, phát ngôn viên của TSA (Transportation Security Administration) – an ninh phi trường Los Angeles, trả lời với báo Người Việt rằng, “Tất cả hành lý ký gửi đều phải qua máy kiểm tra an ninh. Trong trường hợp có nghi ngờ phải mở hành lý kiểm tra bên trong thì nhân viên TSA có quyền thực hiện điều đó mà không cần có mặt của chủ nhân hay thông báo cho họ biết. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra xong, chúng tôi sẽ để lại tờ giấy xác nhận việc chúng tôi có mở hành lý của quý vị ra.”
“Có không quá 3% số hành lý phải mở ra kiểm tra như thế,” ông Melendez cho biết thêm.
Khi phóng viên Người Việt hỏi, “Trong trường hợp những kiện hàng không sử dụng ổ khóa được TSA chấp thuận thì chuyện gì xảy ra, nếu cần kiểm tra bên trong?” ông Melendez nói, “Chúng tôi sẽ cắt khóa đó và để lại giấy báo cho chủ nhân biết.”
Trả lời câu hỏi, “Nếu vali bị cắt khóa hay thùng bị cắt ra rồi dán lại đưa đến việc thất thoát hàng hóa bên trong thì ai chịu trách nhiệm?” phát ngôn viên TSA cho rằng, “Đó là trách nhiệm của hãng hàng không. Chúng tôi chỉ làm công việc kiểm tra nếu có nghi ngờ.”
Ngọc Lan
Người Việt
LẤY cắp cũng là để tăng thu nhập, bù vào khoản tiền khi nộp vào xin việc làm ở sân bay.
Trả lờiXóaCoi bài luận văn này rồi thì biết ai lấy cắp hàng hoá trong hành lý ở phi trường!
Trả lờiXóahttp://www.vietvungvinh.com/2016/07/bai-luan-van-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-ta.html