Đã gọi là đấu tranh dân chủ, chúng ta nhất thiết phải thấm nhuần tư tưởng dân chủ. Có nghĩa là phải chấp nhận sự khác biệt quan điểm, cũng như cách thức hành động. Chúng ta phải biết chấp nhận sự chỉ trích từ những người khác, dù ở phương diện nào.
Với tư cách là người ủng hộ dân chủ, chúng tôi rất khâm phục những người dám dấn thân để đấu tranh cho tự do nước nhà. Đặc biệt trong số đó, có những người mang tầm vóc thủ lĩnh. Họ có ảnh hưởng và quy tụ được nhiều người ủng hộ, không sợ tù đày, dám đấu tranh thẳng mặt với chế độ bạo quyền. Ấy thế nhưng thời gian gần đây, sự ủng hộ và khâm phục đó cũng có giảm đi vài phần, vì thực tế đã không được như mình kỳ vọng. Số là một số nhà dân chủ gần đây thường quay ra chỉ trích lẫn nhau (cả về đời sống riêng tư lẫn phương pháp đấu tranh). Họ làm việc này miệt mài và quyết liệt đến nỗi quên cả nhiệm vụ chính là đấu tranh chống độc tài. Để làm việc đó, họ không ngừng đưa ra các bằng chứng để chứng minh đối thủ sai trái để tranh thủ sự ủng hộ của công luận. Có thể họ đã nhầm, vì sự ủng hộ của công luận là ở chỗ họ đấu tranh như thế nào, chứ không phải là ở chỗ họ chiến thắng trong những cuộc cãi cọ này như thế nào.
Đã gọi là đấu tranh dân chủ, chúng ta nhất thiết phải thấm nhuần tư tưởng dân chủ. Có nghĩa là phải chấp nhận sự khác biệt quan điểm, cũng như cách thức hành động. Chúng ta phải biết chấp nhận sự chỉ trích từ những người khác, dù ở phương diện nào. Cho nên, không nên có thái độ thù nghịch và tức tối khi thấy người khác chỉ trích mình (dù là cố ý hay vô ý). Nên nhớ rằng, sự phản biện là nguyên nhân chính để cho xã hội phát triển, là ưu điểm của chế độ dân chủ. Nay chúng ta căm ghét sự chỉ trích, thì đâu có khác gì những kẻ độc tài? Huống chi con người sống ở trên đời, không ai có thể làm vừa lòng hết tất cả mọi người, dù là người thân yêu nhất, vì đó là lẽ thường của cuộc sống rồi. Mà đã lẽ thường thì nó là quy luật, nghịch lại quy luật là điều không thể, chỉ có chế độ Cộng Sản là làm điều đó mà thôi.
Xưa nay, sự đối nghịch thường đến từ hai phía:
1 - Quan điểm trái chiều
2 - Cùng quan điểm nhưng mâu thuẫn về cách thức hành động.
Từ đó mà xét, thì những người đấu tranh dân chủ như nói ở trên thuộc loại hình thứ hai. Có nghĩa là họ có bản chất độc tài như chế độ hiện tại, nhưng vì mâu thuẫn với nhau về lợi ích hành động, cũng như vì bản tính quật cường mà họ đứng lên phản kháng. Thể loại này hiện nay có rất nhiều, họ đấu tranh chống độc tài, nhưng về con người thì họ có bản chất độc tài. Cho nên, sự tiến bộ xã hội từ sự đấu tranh của họ là không được bao nhiêu. Chưa kể, nếu như họ có được cầm quyền thì cũng rất dễ sinh ra một chế độ độc tài kiểu mới, lặp lại vòng luẩn quẩn của lịch sử.
Đã gọi là đấu tranh cho dân chủ, thì từ lời nói, hành động của bạn cũng phải dân chủ. Một con người càng thấm nhuần tư tưởng dân chủ, càng hiểu về bản chất chế độ dân chủ thì sức thuyết phục của họ càng cao. Vì động cơ họ đấu tranh của họ xuất phát từ cái tâm, từ sự mong muốn mang lại tự do dân chủ cho nước nhà. Muốn có chế độ dân chủ, phải có con người dân chủ. Giống như ông cha ta vẫn thường nói: “Thầy thuốc thì phải đỏ da” vậy. Thầy thuốc mà gầy ốm tong teo thì chẳng ai muốn tìm đến để mà chữa bệnh cả. Làm thuốc trị bệnh cho người, là người am hiểu y thuật, vậy mà lại không trị nổi bệnh cho mình thì còn ai tin?
Còn nhớ hồi nhỏ đi chợ, qua hàng thuốc bắc thuốc nam gì đó, tôi nhìn thấy một ông cụ râu trắng như cước, da đỏ ong ong, khuôn mặt hiền từ giống như là ông tiên vậy. Hình ảnh đó vẫn còn ấn tượng với tôi cho mãi tận đến bây giờ.
Để công cuộc đấu tranh dân chủ có hiệu quả, không thể không nhìn lại cách thức hành động. Hành động đúng thì hiệu quả cao, hành động sai thì hiệu quả thấp. Nhìn lại vấn đề để rút ra kinh nghiệm, đó quả là điều cần thiết lắm.
Đấu tranh cho dân chủ, trước hết phải là một con người dân chủ. Cũng giống như “Thầy thuốc thì phải đỏ da” đó vậy.
Minh Văn
02/10/2017
* Tác giả gửi tới VANEWS
Mời xem Video: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ gặp lại cựu thù Nguyễn Tấn Dũng trước Hội nghị Trung ương 6 vì lý do gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét