Cuộc tranh giành quyền lực một mất một còn của đảng Dân Chủ Mỹ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Cuộc tranh giành quyền lực một mất một còn của đảng Dân Chủ Mỹ


Cuộc tranh giành quyền ảnh hưởng tại Tối cao Pháp viện Mỹ (TCPV) gay go, quyết liệt, nếu không nói là một mất một còn giữa đảng Dân Chủ và Cộng Hoà, sau khi một Thẩm phán của TCPV xin nghỉ hưu từ 1 tháng 10 năm 2018.

Thẩm phán Tòa án Tối cao. Ảnh:  Alex Wong (Getty Images)

Vì nguyên tắc của dân chủ là dựa trên quyết định của đa số, nên trong số 9 Thẩm phán của TCPV, đa số nghiêng theo bên nào, nước Mỹ sẽ có khuynh hướng đi theo bên đó.

Tất cả 9 thẩm phán được các Tổng thống đương nhiệm đề cử và Thượng viện phê chuẩn. Nhiệm kỳ của các thẩm phán chỉ kết thúc khi chết hoặc tự ý từ chức với lý do chính đáng. Các phán quyết của TCPV có giá trị dường như vĩnh viễn, không ai thay đổi được, ngoại trừ chính TCPV.

Thẩm phán Kennedy xin nghĩ hưu là người được Tổng thống Cộng Hoà Ronald Regan đề cử. Thẩm phán Kennedy có khuynh hướng bảo thủ về các vấn đề chính trị, kinh tế, nhưng lại cấp tiến trong các quyết định mang tính xã hội, như phá thai, hôn nhân đồng tính, trợ cấp... Chính vì thế, lá phiếu của ông tạo nên tỷ số 5/4, chấp thuận luật hôn nhân đồng tính của cựu Tổng thống Barack Obama, nhưng cũng đồng tình với Sắc lệnh cấm công dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh Mỹ của Tổng thống Donald Trump.

Thẩm phán Liên Bang Kavanaugh, 53 tuổi, được Tổng thống Donald Trump đề cử lấp vào ghế trống của thẩm phán Kennedy, đồng nghĩa với sự ‘’thống trị’’ của phe Cộng Hoà trong hai ba chục năm tới và có khả năng những cải cách xã hội của các Tổng thống Dân chủ như Clinton và Obama sẽ bị thu hồi.

Kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ có 2 khả năng xảy ra: 1- Phe Cộng Hoà duy trì được kiểm soát Hạ viện và Thuợng viện, hoặc một trong hai. 2- Phe Dân Chủ thắng thế, giành lại được quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, hoặc một trong hai.

Nếu khả năng thứ 1 xảy ra, tôi hy vọng như vậy, thì mọi chuyện sẽ êm đẹp, nghị trình làm việc đưa nước Mỹ trở nên vĩ đại trở lại của Tổng thống Donald Trump sẽ thuận lợi hơn nhiều. Các thành quả được tạo nên dưới thời ông nắm quyền trong 2 năm qua tiếp tục phát huy.

Còn nếu khả năng thứ nhất xảy ra, phe Dân Chủ vẫn khó có thể tạo ra luật để chống đối các chính sách của Tổng thống Donald Trump. Bởi vì bộ luật nào cuối cùng cũng phải do Tổng thống ký mới có hiệu lực. Nếu Tổng thống phủ quyết, phe Dân Chủ phải cần tới 2/3 số phiếu của Hạ viện và Thượng viện để bác bỏ. Điều này là vô phương, vì việc chiếm đa số 2/3 số thành viên tại Hạ viện và Thượng viện đối với đảng Dân Chủ là vô vọng.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump vẫn điều hành nước Mỹ bằng các sắc lệnh hành pháp (Executive Order), có hiệu lực giống như luật của các cơ quan Liên bang mà không cần phải thông qua quốc hội.

Đảng Dân chủ có thể cản trở các Excutive Order của Tổng thống bằng các phán quyết ngăn chặn của Toà án Liên bang mà thấm phán thuộc phe Dân Chủ (ví dụ như phán quyết ngăn chặn lệnh cấm công dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh Mỹ). Thế nhưng, Nhà Trắng có quyền khiếu nại án quyết của Toà Liên bang lên TCPV. Nếu đa số các thẩm phán của TCPV viện thuộc đảng Cộng Hoà, thì coi như mục tiêu của đảng Dân Chủ sẽ bị phá sản.

Nếu nắm quyền kiểm soát quốc hội, đảng Dân Chủ có thể đào bới ra ý do để luận tội (impeach) tổng thống Donald Trump như họ vẫn đe doạ.

Điền khoản 2, Hiến pháp Hoa Kỳ (đoạn 4) có nói rằng "Tổng thống, Phó tổng thống, và các viên chức dân sự khác của Hoa Kỳ sẽ bị truất phế dựa trên sự luận tội vì bị kết án là phản quốc, hối lộ hay các tội nặng nhẹ khác".

Hạ viện là nơi có quyền duy nhất luận tội trong khi đó Thượng viện Hoa Kỳ là nơi duy nhất có quyền xét xử tất cả những vụ luận tội.

Nếu giành được đa số ở Hạ viện, đảng Dân Chủ có thể luận tội Tổng thống Donad Trump nhưng một phiên tòa diễn ra ở Thượng viện do Chánh án Tối cao Pháp viện (Chief Justice of the United States) chủ trì, để các thượng nghị sĩ lắng nghe bằng chứng luận tội và quyết định phế truất tổng thống, phải có ít nhất 2/3 Thượng viện đồng ý. Điều này với đảng Dân Chủ cũng là vô phương!

Việc tranh chấp về luận tội Tổng thống cũng sẽ được đưa ra xem xét ở Tối cao Pháp viện. Trong khi Thấm phán Kavanaugh có quan điểm không luận tội tổng thống đương nhiệm mà đợi sau khi mãn nhiệm thì muốn làm gì thì làm.

Tất cả cho thấy hậu quả của việc bổ nhiệm ông Kavanaugh vào Tối cao Pháp viện với đảng Dân Chủ quá lớn, quá tai hại, nên họ lao vào cuộc tranh giành như những con thiêu thân để cản phá bằng được Thẩm phán Kavanaugh.

Đó chính là lý do sau 4 ngày điều trần, hết phương kiếm chuyện, vào một tuần trước khi Thượng viện bỏ phiếu phê chuẩn Thẩm phán Kavanaugh, đảng Dân Chủ đã moi ký ức của bà Ford từ quá khứ 35 năm trước, chùi rửa, thẩm mỹ rồi mang ra ăn vạ.

Cáo buộc của bà Ford đầy những tình tiết đáng ngờ. Bà ta không nhớ bà ta đã đến dự buổi tiệc bằng cách nào, bữa tiệc đó theo bà ta có 5 người gồm cả bà và ông Kavanaugh, nhưng cả 3 người kia đều đã ký giấy xác nhận không biết gì về bữa tiệc đó. Mark Judge, người đựoc bà ta cho là đã cùng Kavanaugh lôi bà vào phòng, đã viết thư cho Uỷ ban Tư pháp Thượng viện khẳng định không có điều đó và sẵn sàng cộng tác vơi FBI. Bà ta cũng không nhớ bà ta ra về bằng cách nào, hay ai là người đưa bà ta đến dự tiệc, vì 15 tuổi, bà ta không tự lái xe được, còn đi bộ thì rất khó vì nhà bà ta cách nơi bà ta nghĩ là diễn ra sự việc hơn 10 cây số, v.v…

Cuộc chiến về thẩm phán Kavanaugh không nhất thiết liên quan đến cá nhân ông Kavanaugh hay cá nhân Tổng thống Donald Trump mà là cuộc chiến tranh giành quyền lực quyết liệt và đối kháng về ý thức hệ giữa hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ.

Cho nên tôi tin rằng, trong một tuần chờ đợi FBI điều tra và kết luận về cáo buộc của bà Ford, các ông bà của đảng Dân Chủ sẽ không ngồi yên mà sẽ còn vắt óc suy tính tiếp.
Đe doạ sẽ luận tội thẩm phán Brett Kavanaugh của thượng nghị sĩ Sander là một ví dụ.

Quan tâm đến chính trị nước Mỹ, có những lúc hồi hộp như xem một phim đầy kịch tính.

Nhưng tôi nghĩ như hầu hết các bộ phim gay cấn, kết thúc đều có hậu: Thẩm phán Brett Kavanaugh sẽ được chuẩn thuận bởi Thượng viện sau một tuần nữa, sau khi có kết luận của FBI mà tôi cho rằng sẽ là bản tuyên bố cáo buộc không đủ căn cứ và bằng chứng!

Houston, ngày 29/9/2018


Lê Diễn Đức
Blog FB Lê Diễn Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad