Khi Fact check là Pinocchio - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

Khi Fact check là Pinocchio



Có một sự thật là, chỉ cần biết được nguồn gốc của tiền, cách dòng tiền vận hành với một sự việc, chúng ta sẽ biết mục tiêu chân thực của sự việc; đó thuần túy là vì sự văn minh của xã hội, là vì kinh doanh kiếm lời, vì đảng phái chính trị hay để che giấu các tội ác... Và nếu bạn biết rõ về thế lực đang rót tiền cho các hãng kiểm tin độc lập, bạn sẽ có câu trả lời cho chính mình: các hãng kiểm tin (Fact check) tồn tại vì ai? Họ có độc lập không? Họ là công cụ của ai? Mục đích cuối cùng của họ là gì?

Các nỗ lực kiểm tin trên phương tiện truyền thông của Mỹ chưa bao giờ phổ biến và có ảnh hưởng hơn bây giờ, phần lớn là nhờ sự thành công của tính năng Thời báo St.Petersburg có tên “PolitiFact”. Ra mắt vào năm 2007, PolitiFact có mục đích đánh giá tính chính xác thực tế của các tuyên bố từ các các quan chức dân cử, ứng cử viên, nhân viên của họ, những người vận động hành lang, các nhóm lợi ích và những người khác có liên quan đến chính trị Hoa Kỳ.



PolitiFact.com là một dự án phi lợi nhuận của Mỹ, thành lập bởi viện Poynter ở St.Petersburg, Florida. Các nhà báo của Politifact đánh giá các tuyên bố ban đầu và công bố phát hiện của họ trên trang web PolitiFact.com, nơi mỗi tuyên bố nhận được xếp hạng "Truth-O-Meter", từ "Đúng", "đúng một nửa", "gần như sai", "hoàn toàn sai"... đến "Kẻ nói dối" cho các tuyên bố.

Ngoài Politifact, nổi bật nhất hiện nay là Snopes, Fact Check Organization, Full check, hoặc Lead Story. Ngoài ra, các hãng tin lớn đều có những nhà báo, được cho là kỳ cựu nhất, có nghề nhất, làm kiểm tin (fact-checker). Mục đích của họ không phải là để kiểm tin cho trang của mình, chủ yếu là để đảm bảo định hướng dư luận tin vào các thông tin của họ. Đa phần các trang thiên tả như Washington Post, CNN,.. đều có đội ngũ như vậy. Hiện nay, cả Facebook, Twitter cũng có đội ngũ kiểm tin. Các Big Tech còn đồng thời rót tiền vào các hãng kiểm tin độc lập để làm căn cứ cho những tin mà họ kiểm duyệt.

Các Big Tech còn đồng thời rót tiền vào các hãng kiểm tin độc lập để làm căn cứ cho những tin mà họ kiểm duyệt. (Ảnh: Wikipedia/ CC BY-SA 4.0)

Định kiến, Thiên vị hay Sứ mệnh tồn tại?

Hãy rời khỏi cảm xúc của đảng phái, hãy đứng xa hẳn khỏi truyền thông cánh tả hay cánh hữu để nhìn vào kết quả kiểm tin của các hãng kiểm tin (còn gọi là Fact check) luôn quảng bá rằng họ độc lập và đang làm việc vì môi trường tin tức lành mạnh cho bạn. Bạn có thể kinh ngạc nhận ra rằng Fact check, trong suốt hàng chục năm tồn tại của họ, dường như sinh ra để bào chữa cho các lời nói dối có hệ thống của các chính khách được lòng truyền thông dòng chính hoặc để công kích 'đầy thù hận', kể cả lời nói đùa, với cựu tổng thống Donald Trump hoặc giả bất cứ chính khách nào không được lòng truyền thông dòng chính hay các trang truyền thông nào không đi theo định hướng của dòng truyền thông chính.

Phải chăng thứ mà họ kiểm chứng không phải là sự trung thực của tin tức mà nó mang nặng sắc thái của đảng phái chính trị, theo sự kiểm soát của dòng tiền mà các Fact check nhận được? Nếu thực sự vậy, các Fact check đã hoàn toàn bị thao túng hoặc giả được tạo ra bởi sự thao túng, phục vụ cho các mục đích chính trị. Và xa hơn, nếu truyền thông dòng chính nhất loạt dựa vào fact-check để bảo vệ sự xác tín của mình, hẳn là thông tin của họ đã không còn xác tín đến mức có thể tồn tại độc lập.

Một phân tích đánh giá chính trị của hơn 500 tin bài PolitiFact từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011 cho thấy rằng các chính trị gia đảng Cộng hòa đã được tổ chức tin tức này cho điểm khắc nghiệt hơn nhiều so với các đồng nghiệp đảng Dân chủ. Tổng cộng, 74 trong số 98 tuyên bố của các nhân vật chính trị đảng Cộng hòa bị gán nhãn là "sai" hoặc "kẻ nói dối" trong 13 tháng khảo sát, tương đương 76%. Trong khi đó chỉ 22 tuyên bố của các chính trị gia đảng Dân chủ (chiếm 22%) bị gán nhãn là "sai" hoặc là "kẻ nói dối" (theo Washington Examiner)



Bạn có thể tin rằng đảng Cộng hòa nói dối thường xuyên hơn đảng viên Dân chủ gấp ba lần. Hoặc bạn có thể tin rằng, ở mức tối thiểu, PolitiFact rất thiên vị khi đánh giá, họ không hề độc lập. Rất có thể, kết quả thiên vị và định kiến này không phải do cảm xúc nhất thời, sai lầm nhất thời của các nhà báo dược Politifact tuyển dụng, mà nó có thể là sứ mệnh tồn tại của tổ chức tự cho mình là phi lợi nhuận, phi đảng phái và độc lập này.

Không chỉ Politifact, nếu chúng ta dạo qua một vòng các tin tức được kiểm định bởi các hãng như Snopes, Fact Checking Organization... chúng ta sẽ thấy các kết quả tương tự trên bản tin của họ. Các hãng kiểm tin ngày nay đóng vai trò bào chữa cho các lời nói dối, cho sự thất bại của các chính trị gia đảng Dân Chủ, những người có tư tưởng cấp tiến, tự do và ưa thích chủ nghĩa toàn cầu trong khi cực kỳ khắc nghiệt, đến mức thù hận như trường hợp của cựu tổng thống Donald Trump. Họ làm điều đó nhờ dòng tiền tài trợ từ thiện từ các tổ chức từ thiện xã hội thiên tả cực lớn như Quỹ xã hội mở Soros, Bill & Melinda Foundation hay Annenberg (một quỹ từ thiện ủng hộ các hoạt động chính trị thiên tả). Dòng tiền tài trợ và các thế lực đằng sau Factcheck sẽ được thảo luận chi tiết trong các phần tiếp theo của loạt bài này.

Có vô số hành vi bảo vệ sự dối trá và đảo điên sự thật của Fact check ngày nay. Nhưng thật khó hiểu tại sao họ phải làm vậy? Có lẽ việc giải thích rằng Fact check được sinh ra với sứ mệnh bảo vệ "một thế lực" nào đó cụ thể, thì chúng ta mới hiểu những lời nói dối có phần táo tợn, có hệ thống, có mục đích của họ. Một số lời nói dối nổi bật được liệt kê dưới đây.

Có vô số hành vi bảo vệ sự dối trá và đảo điên sự thật của Fact check ngày nay. Nhưng thật khó hiểu tại sao họ phải làm vậy? (Ảnh: Pixabay)

Nhận giải báo chí Pulitzer vì khẳng định ‘đúng’ cho ‘lời nói dối của năm 2013’

PolitiFact đã được trao giải thưởng Pulitzer vào năm 2009 vì đã đưa tin đầy táo bạo về cuộc bầu cử năm 2008. Một giải Pulitzer dường như mang lại uy tín vĩnh hằng cho PolitiFact. Họ đã làm gì để đoạt giải Pulitzer? Họ không xông pha vào bom đạn chiến tranh, không mất công điều tra tội ác, không phải trả giá vì nói lên sự thật. PolitiFact chỉ đơn giản là khẳng định lời hứa của ứng cử viên Barack Obama về gói Obamacare (chương trình chăm sóc y tế giá cả phải chăng) là đúng: "Nếu bạn thích gói bảo hiểm sức khỏe của mình, bạn sẽ có thể duy trì nó theo định kỳ".

PolitiFact đã đánh giá, xếp hạng tuyên bố này là "đúng" [trung thực] trong một bài báo ngày 31 tháng 10 năm 2008, khoảng một tháng trước cuộc bầu cử. Politifact đã gắn nhãn kiểm tin "đúng" cho một tuyên bố chỉ bằng một phân tích mơ hồ, thực ra là cảm tính hoàn toàn, không có bất cứ lập luận xác đáng, không tham khảo ý kiến chuyên gia, không xét tác động toàn diện của chính sách đề xuất. Và giải Pulitzer danh giá đã được trao cho một bài báo như thế (!)

Trích bài báo đoạt giải Pulitzer của PolitiFact năm 2009 vì đưa tin kiểm tin về cuộc bầu cử Mỹ 2008, trong bài báo này là các các khẳng định của Pulitzer (theo cảm tính của họ) rằng các tuyên bố của ứng cử viên Obama là đúng (Nguồn: Pulitzer.Org)

Nhưng sự thật là hàng triệu người Mỹ mất gói bảo hiểm y tế của họ trước khi ObamaCare triển khai. Và PolitiFact đã xác nhận đúng cho một trong trong những lời nói dối trơ trẽn nhất của Obamacare. Lời hứa này của ông Obama sau này lại được chính PolitiFact xếp hạng lại là "lời nói dối của năm 2013" khi lời nói dối này bị tố cáo khắp nơi, không thể chối cãi.

Đáng tiếc là lúc này, ông Obama đã là tổng thống nhiệm kỳ thứ hai và PolitiFact đã nhận giải Plulitzer danh giá, vĩnh viễn ghi nhận tính "uy tín" của hãng trong giới truyền thông. Tại sao PolitiFact không tố cáo lời nói dối này trước cuộc bầu cử năm 2012, lúc đó đã đầy đủ số liệu phân tích và bằng chứng, các nạn nhân của lời nói dối này đã làm chứng trên khắp mạng xã hội, truyền thông?



Theo một báo cáo của The Heritage Foundation: “Obamacare đã làm gián đoạn đáng kể thị trường của những người mua bảo hiểm tự nguyện bằng cách áp đặt các bảo hiểm và quy định quyền lợi mới, gây ra 4,7 triệu lượt hủy bảo hiểm y tế được báo cáo trong 32 bang”.

Đánh tráo khái niệm để bóp méo sự thật

Trong một bài báo từ năm 2011 của Washington Examiner, tờ báo này chỉ ra cách mà Politifact đánh tráo khái niệm thống kê để gắn nhãn một tuyên bố dựa trên số liệu thống kê minh xác thành "sai" hoặc "nói dối".

Washington Examiner đưa ra một ví dụ Politifact đã đánh tráo khái niệm để gán nhãn "tuyên bố sai" khi một chính trị gia vạch trần sự yếu kém, bất bình đẳng giữa khu vực công - tư thời ông Barack Obama làm tổng thống. Lý do là vị tổng thống này đã theo đuổi chính sách chính quyền lớn, việc này chèn ép tới lợi ích của khu vực tư nhân.

Vào ngày 7 tháng 11 năm 2010, Thượng nghị sĩ mới đắc cử Rand Paul đã xuất hiện trên ABC’s This Week cùng với Christiane Amanpour. Một trong những chủ đề thảo luận là trả lương cho công nhân liên bang, ông Paul nói: “Một nhân viên liên bang trung bình kiếm được 120.000 USD/năm. Nhân viên tư nhân trung bình kiếm được 60.000 USD/năm."

Theo dữ liệu (gần nhất với thời điểm mà Thượng nghị sĩ Rand Paul tuyên bố) từ ​​Cục Phân tích Kinh tế - một cơ quan chính phủ - lao động khu vực công liên bang kiếm được mức lương và phúc lợi trung bình là 123.049 USD trong khi lao động khu vực tư nhân kiếm được trung bình 61.051 USD vào năm 2009. Hơn nữa, khoảng cách lương [bất bình đẳng] giữa khu vực liên bang và tư nhân đang tăng lên đáng kể. Một thập kỷ trước, lương và phúc lợi trung bình cho lao động [khu vực công] liên bang là 76.187 USD; lương cho công chức liên bang tăng 62% trong 10 năm, hơn gấp đôi so với mức tăng 30,5% của lao động khu vực tư nhân. Lưu ý rằng những con số này không bao gồm phúc lợi, tiền làm thêm giờ hoặc tiền thưởng.

Không chỉ vậy, trong hai năm đầu cầm quyền của cựu tổng thống Obama, trong khi tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức gần hoặc trên hai con số, quy mô lực lượng lao động liên bang đã tăng 7%. Tổng thống kêu gọi đóng băng lương liên bang vào cuối năm 2010; tuy nhiên, dưới thời tổng thống được cho là bị đóng băng lương, 1,1 triệu công chức - phần lớn lực lượng lao động liên bang - vẫn được dự kiến ​​sẽ được tăng lương 2,5 tỷ đô la.



Tuy nhiên, PolitiFact đánh giá tuyên bố của Thượng nghị sĩ Paul là "sai" với lập luận rằng Paul không nói rõ ràng những con số mà ông trích dẫn bao gồm lương và các khoản phúc lợi, làm thêm giờ và tiền thưởng. Sau đó, PolitiFact trích dẫn số liệu thu nhập không gồm các khoản phụ cấp, thưởng ngoài lương để chứng minh ông Paul sai. Một cách kiểm tin cực kỳ khiên cưỡng, đánh tráo khái niệm để lừa đảo đọc giả, những người thường xem tiêu đề nhiều hơn là tìm hiểu kỹ nội dung.

PolitiFact trích dẫn số liệu thu nhập không gồm các khoản phụ cấp, thưởng ngoài lương để chứng minh ông Paul sai. Một cách kiểm tin cực kỳ khiên cưỡng, đánh tráo khái niệm để lừa đảo đọc giả, những người thường xem tiêu đề nhiều hơn là tìm hiểu kỹ nội dung. (Ảnh: Pixabay)

Đánh lạc hướng để gán nhãn ‘chưa được chứng minh’

Nhưng trình độ đánh tráo khái niệm của Fact check ngày một trắng trợn hơn, đến mức không cần đánh tráo khái niệm, hãng kiểm tin còn đánh lạc hướng để gán nhãn "sai" khi muốn ủng hộ cho tổ chức nạo phá thai lớn nhất của Mỹ, tổ chức được trả tiền từ ngân sách, được đảng dân chủ, những người cấp tiến ủng hộ hết mình.

Hãng kiểm tin Snopes gán nhãn sai cho bài báo tố cáo "chương trình Planned Parenthood trích thưởng cho nhân viên quảng cáo dịch vụ phá thai do doanh thu phá thai tăng thêm".

Planned Parenthood (Tổ chức KHHGĐ Mỹ) là tổ chức đứng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ phá thai được chi trả bởi chương trình bảo hiểm của Mỹ. Theo một báo cáo gần đây, Heritage Foundation (Quỹ Di sản Mỹ) đã phân tích dữ liệu tài chính và y tế trong nhiều năm của Planned Parenthood, cho thấy tổ chức này là một doanh nghiệp tỷ đô kiếm lời từ phá thai - với thị phần càng ngày càng tăng trong tổng số ca phá thai hàng năm ở Hoa Kỳ.

Trong khi đó, các lĩnh vực khác của Planned Parenthood, bao gồm dịch vụ trước khi sinh, khám sàng lọc ung thư và hỗ trợ khách hàng tránh thai, đã giảm đáng kể. Tổ chức này đang cung cấp ít hơn ⅓ dịch vụ phòng ngừa và tầm soát ung thư so với báo cáo cách đây hai thập kỷ.

Năm 2017, nhà báo Lila Rose đã phỏng vấn các cựu nhân viên của Planned Parenthood, những người nói rằng họ sẽ nhận được tiền thưởng thêm do doanh thu từ nạo phá thai tăng lên. Không chỉ nhân chứng, mà cô còn có một tài liệu có ý định khen thưởng cho một phòng khám nạo phá thai đã có thành tích là số lượt khám phá thai tăng vọt so với kỳ trước đó.



Với các bằng chứng, nhân chứng xác đáng, hãng kiểm tin theo 'sứ mệnh bí ẩn' như Snopes không thể đánh giá đó là tin "sai", họ đành phải đánh giá đó là tin “chưa được chứng minh”.

Nhưng để tăng thuyết phục rằng tin tức của nhà báo Lila Rose không đáng tin cậy, hãng kiểm tin 'độc lập' Snopes sử dụng một vụ kiện pháp lý cá nhân của người làm chứng, hoàn toàn không liên quan đến nội dung bài báo cáo buộc về khuyến khích nạo phá thai của Planned Parenthood, để làm mất uy tín của thông tin.

Snopes đã cố gắng làm mất uy tín của Sue Thayer (người làm chứng). Họ tuyên bố cô đã thua trong một vụ kiện cáo buộc gian lận Medicaid. Nhưng thực tế là tại thời điểm đó, vụ kiện chưa hề kết thúc, đơn kháng cáo của cô Sue Thayer đã được chấp nhận.

Người kiểm tin của Snopes, Kim LaCapria, đã không liên hệ với Thayer, Mattox, Liên minh Bảo vệ Tự do, hoặc LiveAction của Lila Rose trước khi kiểm tra "sự thật". Bởi vậy, Snopes chẳng phủ nhận được nguồn tin này ngoài việc đưa ra một câu chuyện không liên quan để vớt vát cho thứ mà họ cần bảo vệ bằng mọi giá, đó là chương trình nạo phá thai được thanh toán bởi ngân sách ở Mỹ, chương trình được ủng hộ bởi đảng dân chủ, phái cấp tiến: Planned Parenthood.

Ông Trump nói dối, ông Biden lỡ lời (!)

Trong suốt 4 năm cựu Tổng thống Trump tại vị và cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất trong lịch sử chính trường của Mỹ năm 2020, các tổ chức kiểm tin độc lập chỉ làm một việc duy nhất là chứng minh ông Trump (tổng thống bảo vệ các giá trị bảo thủ truyền thống) nói dối, thậm chí một cách đầy thù hận với các lời nói nhấn mạnh, vui đùa của ông. Thú vị là, sau khi ông Trump không còn tại vị, các fact-checkers lại bận rộn chứng minh rằng những tuyên bố trịnh trọng của ông Biden trên sóng truyền thông phát trực tiếp không phải là nói dối, ông ấy chỉ lỡ lời.

Vụ điển hình nhất là tuyên bố của tổng thống Biden trên sóng CNN rằng "Có một vấn đề với vaccine, chúng tôi không có một chút [vaccine] nào khi tôi bước chân vào Nhà trắng" (xem video tuyên bố của ông Biden dưới đây)




Và người kiểm tin nổi tiếng của Washington Post, tờ báo cánh tả chống Trump, người đã gán nhãn 30,000 tuyên bố của ông Trump là nói dối, bình quân mỗi ngày nói dối 16 lần trong suốt 5 năm, ông Glenn Kessler, hết sức cảm thông cho ông Biden và kiểm tin về phát ngôn này trên twitter của mình như sau: "đó là một phát ngôn lỡ lời, một phong thái điển hình của ông Biden. Thực ra, ông Biden đã đề cập đến 50 triệu liều vaccine có sẵn khi ông nhậm chức"

Ảnh chụp màn hình twitter

Như thế nào được coi là lỡ lời? Như thế nào được coi là nói dối? Nó còn phụ thuộc vào người phát ngôn là thuộc đảng phái nào? Các chính sách của họ đang phục vụ cho thế lực nào? Chỉ có duy nhất cách hiểu này mới giải thích một cách lô-gic các hành xử của Factcheck trên truyền thông dòng chính của Mỹ ngày nay.

Fact-check của Mỹ bảo vệ mọi tuyên bố dối trá của Bắc Kinh

Người kiểm tin của Washington Post, Glenn Kessler, tuyên bố giả thuyết virus rò rỉ trong phòng thí nghiệm coronavirus ở Vũ Hán "đột nhiên đáng tin cậy" vào thứ Ba ngày 25/5 vừa qua. Tuyên bố đột ngột này đưa ra sau khi nhà báo kiểm tin này chế nhạo Thượng nghị sĩ Ted Cruz, R-Texas, và những người khác vào năm ngoái vì tán thành lý thuyết được các hãng kiểm tin gán nhãn "hầu như không thể" hoặc "thuyết âm mưu" theo đúng cách gọi chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Không chỉ bảo vệ quan điểm nguồn gốc đại dịch từ tự nhiên như tuyên bố của Trung Quốc, các hãng kiểm tin còn cực kỳ nhiệt tình khi gán nhãn "tin giả" cho bất cứ tin nào bất lợi cho Trung Quốc như trỉ trích Covid-19, phê phán vaccine, chỉ trích toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân túy, Hunter Biden giao dịch với Ukraine và Trung Quốc,... Và các Big Tech của Mỹ đã kiểm duyệt tin này trên mạng xã hội của họ một cách gắt gao. Xa hơn, họ còn bịt miệng cả cựu tổng thống Trump, lúc đó là đương kim tổng thống Mỹ, và gán nhãn cho mọi phát biểu của ông về gian lận bầu cử là "tin giả". Tất cả các hành vi này đều có lợi cho Trung Quốc bên cạnh lợi ích của đảng dân chủ và thế lực ngầm tài trợ tiền cho Fact check.



Ông Kessler của tờ Washington Post chỉ đơn giản là lặp lại lời tố cáo của Trung Quốc rằng giả định virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là "thuyết âm mưu lố bịch" (Washington Post đưa tin ngày 17/2/2020).

Vào ngày 30/4/2020, tờ Washington Post đã công bố một video xác minh rằng lý thuyết rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là "tin giả", "thuyết âm mưu". Trong video này, ông Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance, thẳng thừng phủ nhận virus có thể xuất hiện từ phòng thí nghiệm và ca ngợi chính phủ Trung Quốc chuyên quyền là "cực kỳ cởi mở".

Ông Daszak đã làm việc trong nhiều năm với Tiến sĩ Shi Zheng-li, người hiện đang điều hành Viện Virus học Vũ Hán và người đầu tiên lên tiếng lo ngại rằng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Năm ngoái, Daszak đã gửi một lá thư được ký tên bởi 27 nhà khoa học, gửi lên tờ The Lancet "lên án mạnh mẽ các thuyết âm mưu cho rằng COVID-19 không có nguồn gốc tự nhiên,". Dĩ nhiên, Daszak đã không tiết lộ với độc giả rằng nhóm của Daszak đã tài trợ cho nghiên cứu coronavirus tại phòng thí nghiệm Vũ Hán thông qua các khoản tài trợ của chính phủ Mỹ.

Đoạn video cũng trích dẫn lời Tiến sĩ Shi và phát ngôn của chính phủ Trung Quốc về việc "cương quyết phủ nhận" nguồn gốc của virus đến từ phòng thí nghiệm, đồng thời thừa nhận chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà khoa học tiêu hủy các mẫu virus sớm trước khi báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới.

Ảnh chụp màn hình twitter

Tại sao Kessler lại thay đổi quan điểm và tại sao Washington Post lại âm thầm gỡ các bài báo từng bảo vệ giả thuyết rằng virus Vũ Hán có nguồn gốc tự nhiên? Dĩ nhiên, không phải do Washington Post hay người kiểm tin của họ qua quá trình miệt mài nghiên cứu mà tìm ra sự thật. Sự thay đổi này xuất phát từ hàng ngàn email của Tiến sỹ Anthony Fauci mới được công bố gây chấn động gần đây. Khi giấy không thể gói được lửa, lúc này họ lại xoay chiều, giống hệt như giải Pulitzer trao cho Politifact vậy.

Những email này đã cho thấy, ngay từ đầu ông Fauci đã nằm giữ được rất nhiều thông tin cụ thể về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán, nhưng tại thời điểm đó những gì ông tuyên bố với người dân Mỹ không hoàn toàn phản ánh những gì ông thật sự biết, hay nhìn nhận.

Đánh giá về những email được trao đổi vào thời điểm đại dịch mới bắt đầu bùng phát tại Mỹ và trên toàn thế giới vào nửa đầu năm 2020, cựu Ngoại trưởng Pompeo nhận định, so sánh giữa những gì ông Fauci tuyên bố trước công chúng và những lời lẽ ông ta nói trong các email, chúng ta có thể thấy rõ rằng những điều này không xuất phát từ khoa học mà đã bị những động cơ chính trị thúc đẩy, theo Daily Wire đưa tin. Ông cũng chỉ trích, biểu hiện này còn có thể thấy rõ ở những tin tức mà giới truyền thông cánh tả Big Media đưa ra.



Ông Pompeo khẳng định: "Chúng ta cần biết chính phủ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Fauci, ông Daszak, tất cả những người đã tham gia bảo trợ cho phòng thí nghiệm này, những gì họ biết, khi nào họ biết, bởi vì điều này sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi quan trọng vốn có thể đảm bảo an toàn cho tất cả chúng ta”.

Cho tới nay, quá nhiều kết quả kiểm tin độc lập bởi các tổ chức này mới là lời nói dối trơ trẽn nhất. Phải chăng các hãng kiểm tin được sử dụng như một công cụ vì mục tiêu chính trị, đảng phái hay phục vụ cho thế lực ngầm? Họ phải chăng không hề độc lập? Họ đang bảo vệ ai, đang bảo vệ điều gì? Chúng tôi hy vọng đọc giả sẽ có câu trả lời cho mình trong phần tiếp theo của chủ đề này.

   Mời xem thêm »


© Sinh Bách
    NTDVN
Nguồn tin tham khảo:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad