Ký Thiệt: Cuộc nội chiến thứ hai của nước Mỹ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

Ký Thiệt: Cuộc nội chiến thứ hai của nước Mỹ


Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng hòa Bắc Carolina ở Greenville, N.C., vào thứ Bảy, ngày 5 tháng 6 năm 2021. | Former President Donald Trump speaks at the North Carolina Republican Convention in Greenville, N.C., on Saturday, June 5, 2021. (AP Photo/Chris Seward)

“Winning the Second Civil War: Without Firing a Shot” là tựa đề hơi dài và khó hiểu của một cuốn sách vừa mới xuất bản của Jim Hanson, 56 tuổi, một cựu sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm phục vụ trong đội quân mũ xanh tại Âu Châu và Thái Bình Dương Á Châu, ông Hanson đã nhận ra rằng “đe dọa thực sự cho an ninh nước Mỹ bây giờ là ngay tại quê nhà”. Ông nói:

“Tất cả những sự nguy hiểm nhất đều là ở bên trong đất nước chúng ta. Phe tả đang tiến hành một cuộc chiến tranh chống Hoa Kỳ trong một nỗ lực để biến đổi tận nền tảng của đất nước này, và họ đã rất thành công. Họ đã tập trung vào việc thay đổi mọi việc tại đây, và họ đã thành công với mục tiêu đó.



“Những cuộc rối loạn và nổi dậy trong năm vừa qua đã cho thấy đó là những hành động của khủng bố nội địa. Với Black Lives Matter và Antifa, bạo động và đe dọa bạo động là phần cốt lõi trong chiến thuật của họ: ‘Nếu chúng tôi không đạt được những gì chúng tôi muốn, chúng tôi sẽ thiêu rụi đất nước này.’”

Hanson nói rằng việc đắc cử tổng thống của Barack Obama vào năm 2008 đã là một bước ngoặt. Ông ta đã châm lửa cho thùng thuốc súng của chủ nghĩa hành động. Ông ta đã cung cấp dưỡng khí cho ngọn lửa của phe hành động thuộc cánh tả. Và, chúng ta đã thấy bạo động diễn ra một khi Donald Trump lên cầm quyền vào năm 2016. Đó là lúc những kẻ bạo động trong phe tả lột bỏ mặt nạ và tuyên bố ‘chúng tôi không thích đất nước này.’”

Ông Hanson nói rằng mùa hè năm vừa qua đã đánh dấu một “thời khắc của Đồn Sumter”, ông muốn nhắc tới khi bất an, rối loạn xảy ra tại nhiều thành phố Mỹ đã để lại những khu xóm và cửa tiệm tiểu thương tan hoang trong khói lửa, khi cuộc Nội Chiến trên nước Mỹ khởi phát cách đây hơn 200 năm.

Nhưng, tác giả cuốn “Cuộc Nội Chiến thứ Hai” không có ý kêu gọi mọi người hãy cầm súng để chiến đấu. Cuốn sách của ông cũng không phải là một chỉ dẫn về chiến thuật đánh du kích. Như đã ghi rõ trong tựa đề “Thắng cuộc Nội Chiến thứ Hai mà Không Phải Bắn một Phát Súng”, tác giả đã đề nghị một cuộc nội chiến không đổ máu như sau:

“Không có chỗ nào an toàn cho những người bảo thủ đứng bên lề nữa. Quý vị đã không phải tới dự những cuộc họp của ban giám hiệu nhà trường hay những cuộc họp Hội đồng thành phố trước đây. Bây giờ quý vị phải tới dự. Quý vị không thể đơn giản đồng ý để biến mất.”

Ông ta nói rằng những câu chuyện đang nổ ra như bắp ở khắp mọi nơi về những phụ huynh đã kinh ngạc trước những gì đang được dạy cho con cái họ tại nhà trường, và bỗng nhiên có ý kiến thực sự nói rằng những người Dân Chủ ở Washington có thể đưa thêm ghế vào Tối Cao Pháp Viện hay gắn thêm vài ngôi sao vào lá quốc kỳ nên đánh thức những người đang nửa tỉnh nửa mê trong giấc mộng du của họ.



Những ý tưởng của Hanson đã được mài dũa trong lúc điều hành những chiến dịch chống nổi dậy chung quanh vòng đai Thái Bình Dương. Trong những công tác ông ta đảm trách, có việc nghiên cứu về “Quân đội Tân Nhân Dân” tại Phi-Luật-Tân, một nhóm “Tân Mao” (neo-Maoist) tương tự như những nhóm đang nổi lên ở Mỹ.

Ông nói: “Tôi thấy cùng những sách lược trong Black Lives Matter, Antifa và vài nhóm dân quân cánh hữu.”

Để diễn tả tình thế hiện nay tại nước Mỹ, Hanson đã nhắc lại câu cách ngôn mà Thủ tướng Anh Winston Churchill trước đây đã nói: “Không có chuyện chiều lòng con cá sấu nữa. Nó đang cắn rỉa hai chân của ta đó.”

“Không chiều lòng con cá sấu nữa” thì làm gì để “thắng cuộc Nội Chiến thứ Hai mà không phải bắn một phát súng”?

Những thành phần cực tả trong đảng Dân Chủ đang “chiều lòng con cá sấu” mọi điều và nó không chỉ gặm nhấm hai chân. Nó đang muốn ngoạm cái đầu nước Mỹ!

Ông Hanson bảo rằng: “Không có viên đạn mầu nhiệm cho tất cả những chuyện này ngoài sự tham dự. Hầu hết những người phản đối này chúng ta thấy là một bọn côn đồ cố gắng áp chế mọi người và chúng ta phải khởi sự đẩy lui.”

Ông ta bảo rằng để tránh bị cá sấu cắn, những người bảo thủ phải thực hiện những thay đổi lớn trong phương cách, thí dụ “chúng ta cần viết bài vở cho những lớp học.”

Do kinh nghiệm ngắn ngủi tại Trường Đại Học Wisconsin-Madison (trước khi vào quân ngũ), nơi mà Hanson, một sinh viên bảo thủ, đã “sống chung hòa bình” với đa số thiên tả, ông ta chỉ ra rằng bọn người này đã cùng áp dụng chung những sách lược được viết ra do triết gia cộng sản người Ý Antonio Gramsci và những người khác, trong đó kêu gọi những người phe tả hãy tiến bước đều xuyên qua “những định chế” như truyền thông báo chí và giới đại học, để dần dần hoàn toàn kiểm soát dư luận và tư tưởng trong xã hội Mỹ.



Hanson cho rằng khi Donald Trump đắc cử tổng thống vào năm 2016, với chính sách chống cộng triệt để, ông chỉ quạt ngọn lửa do Obama đốt sẵn bùng lên.

Và, Black Lives Matter, Antifa đã lợi dụng cái chết của George Floyd ngày 25.5.2020 để biến sự bất bình của quần chúng trước một lỗi lầm của cảnh sát thành một cuộc đấu tranh bạo động, lật đổ kéo dài cho tới nay. Theo Hanson, cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là “cuộc bầu cử chống Trump”, và nghĩ rằng ông Trump sẽ không nên ra ứng cử lần nữa.

Theo một bài đăng trên tờ Washington Times ngày 1.6.2021, Hanson nói: “Trump đã là một nhân tố gây đổ vỡ ngoại khổ mà ông ta đã (vô tình) giúp cho phe tả.” Và Hanson nghĩ “cuộc nội chiến không tiếng súng” chống phe tả có thể tiến hành với tốc độ nhanh hơn sau khi ông Trump đã đi khỏi Washington.”

Nhưng, không phải nhiều người cũng nghĩ như tác giả cuốn ““Winning the Second Civil War: Without Firing a Shot”.



   Mời xem thêm »


© Ký Thiệt
    Thế Giới Mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad