Nhà báo kiêm tác giả Andy Ngô, người đã dành nhiều năm ghi lại các hoạt động của nhóm cộng sản vô chính phủ Antifa, hôm 12/6 kể lại khoảnh khắc anh bị các thành viên của tổ chức này truy đuổi và hành hung ở Portland, Mỹ vào tháng trước.
Andy Ngô là một nhà báo điều tra độc lập và là tác giả của cuốn sách "Unmasked: Inside Antifa’s Radical Plan to Destroy Democracy" (tạm dịch: "Lột trần mặt nạ: Bên trong kế hoạch cấp tiến của Antifa để hủy diệt nền Dân chủ"). Vào ngày 28/5, anh đã bị tấn công khi đang đưa tin về một cuộc diễu hành biểu tình nhân kỷ niệm một năm ngày mất của George Floyd.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “The Nation Speaks” của đài truyền hình NTD, anh Ngô cho biết, vì phần lớn các tin tức của anh ấy đều yêu cầu quan sát thực địa trực tiếp, anh ấy đã quyết định giả trang để quan sát các chiến thuật và chiến lược của Antifa đã thay đổi như thế nào kể từ năm ngoái.
Nhà báo khẳng định: "Bạo loạn vẫn đang tiếp diễn ở Portland - không dữ dội và thường xuyên nhưng chúng vẫn đang diễn ra và hậu quả vẫn đang được cảm nhận. Vì vậy, tôi đã ngụy trang trên mặt đất, hành quân cùng với họ. Vì một lý do nào đó, họ dần sinh nghi”.
Nhà báo lập luận, anh tin rằng các thành viên Antifa ngày càng nghi ngờ vì anh từ chối tham gia vào các hoạt động tội phạm "không giống như một số đồng chí khác".
Anh thuật lại: “Họ chất vấn tôi và tháo mặt nạ và khẩu trang cùng kính bảo hộ của tôi, nhìn thấy khuôn mặt tôi thì hét lên: 'Đó là anh ta, đó là anh ta, bắt anh ta đi'".
Ký giả Ngô cho biết, các thành viên Antifa đã truy đuổi anh qua trung tâm thành phố Portland, trong khi những người qua đường đứng nhìn theo từ ngoài.
Anh nói: “Tôi đang chạy giữa đường… chạy nước rút vì mạng sống của mình". Anh còn nói thêm rằng, một thành viên cuối cùng đã xô anh xuống đất tại Pioneer Place Mall, và bị cáo buộc đã đấm anh vào đầu và mặt.
Đó là thời điểm mà Ngô thật sự lo sợ cho tính mạng của mình.
Anh tiếp tục: “Và trong những khoảnh khắc đó, khi tôi bị kìm kẹp, tôi có thể nghe thấy tất cả những người còn lại đang truy đuổi và tôi biết nếu họ bắt được tôi, họ sẽ giết tôi. Họ đã hứa hẹn điều đó trong 2 năm vào thời điểm này".
Thành viên Antifa đè chặt anh xuống đất đã bị phân tâm trong giây lát bởi 2 nhà báo đang chụp ảnh và quay phim, và phóng viên Ngô đã có thể bò về phía trước và trốn đến khách sạn The Nines, anh nhớ lại.
Anh nêu rõ: “Tôi được hộ tống thông qua khách sạn đó để đến một lối ra kín đáo ở phía sau. Có cảnh sát SWAT, hàng chục người trong số họ ở phía trước cố gắng lập lại trật tự vì đám đông này cực kỳ bạo lực và họ đang rất phẫn nộ. Tôi được xe cấp cứu đưa đến bệnh viện".
Hình ảnh vụ việc cho thấy nhà báo Ngô có nhiều xây xát, chảy nhiều máu và bị bầm tím ở nhiều nơi.
Trước vụ tấn công ngày 28/5, anh Ngô đã bị tấn công dã man khi đang đưa tin về một trong những cuộc biểu tình của Antifa vào năm 2019. Cảnh tượng được một phóng viên địa phương ghi lại trong đoạn video cho thấy, các thành viên Antifa đấm vào mặt, đá anh và ném cốc chứa đầy chất dịch màu trắng về phía nhà báo thực địa này. Cảnh sát Portland sau đó cho biết những chiếc cốc này chứa xi măng khô nhanh được trộn vào sữa lắc. Nhà báo Ngô đã bị xuất huyết não, và các bác sĩ nhận định tình trạng đó có thể dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, những lời đe dọa và những hiểm nguy này không khiến nhà báo Ngô sợ hãi, cùng không ngăn cản được anh tiếp tục đưa tin về Antifa. Nhà báo nói với NTD rằng, anh cảm thấy “nghĩa vụ và trách nhiệm” của mình là phải thông báo cho thế giới về bản chất thực sự của nhóm bạo động Antifa này.
Nhà báo Ngô bày tỏ: “Tôi làm điều đó bởi vì hiện tại, vẫn chưa có ai để chuyển giao công việc này. Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm tiếp tục [nhiệm vụ này], bởi vì tôi yêu Hoa Kỳ, tôi yêu đất nước đã cho cha mẹ tôi tị nạn, một ngôi nhà cho tôi và những cơ hội mà tôi có".
Anh tiếp tục: “Tôi mong chờ cho đến ngày, hy vọng rằng, tôi không chỉ truyền lại công việc này cho một người, mà còn cho rất nhiều nhà báo khác”.
Anh khẳng định, còn rất nhiều việc cần phải làm hơn nữa để đảm bảo an toàn cho các nhà báo lựa chọn đưa tin về tổ chức bạo động Antifa ở Hoa Kỳ.
Nhà báo Ngô nói: “Tôi nghĩ điều đặc biệt khiến tôi trở thành mục tiêu trực tiếp, là có rất ít người làm những gì tôi làm".
Anh lập luận: “Tôi đã bị thương nặng vì nó. Đó là chi phí để thực hiện loại hình đưa tin này ở Mỹ. Tôi nghĩ đó là điều đặc biệt đáng nguyền rủa về toàn bộ điều này. Đó không chỉ là tỷ lệ bạo lực chống lại tôi, mà còn là về nền tự do báo chí ở Hoa Kỳ và mối đe dọa thực sự đến từ đâu mà không ai nói đến”.
Nguồn gốc của Antifa có thể bắt nguồn từ phong trào "chống phát xít" ở Đức, là một phần trong các hoạt động bình phong của Liên Xô nhằm kích động một cuộc cách mạng cộng sản ở quốc gia châu Âu. Tại Hoa Kỳ, nhóm này tuyên bố rằng các thành viên của mình đang chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng thay vào đó, lại gán cái danh hiệu "phát-xít" này cho các đảng phái và cá nhân không phù hợp với hệ tư tưởng của họ, để biện minh cho việc sử dụng bạo lực chống lại những người này.
Nhóm này thường xuyên gây chú ý vì các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào các nhóm đối lập, đặc biệt là những người ủng hộ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người mà họ gọi là “những kẻ phát xít”.
Giám đốc FBI Christopher Wray vào tháng 9/2020 đã mô tả Antifa giống như một phong trào ý thức hệ hơn là một tổ chức
© Du Miên
The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét