Dương Khiết Trì nói Mỹ không đủ tư cách dựa trên vị thế sức mạnh nói chuyện cùng TQ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

Dương Khiết Trì nói Mỹ không đủ tư cách dựa trên vị thế sức mạnh nói chuyện cùng TQ


Phái đoàn Trung Quốc do Dương Khiết Trì và Vương Nghị dẫn đầu nói chuyện với những người đồng cấp Hoa Kỳ tại phiên khai mạc của các cuộc đàm phán Hoa Kỳ-Trung Quốc tại khách sạn Captain Cook ở Anchorage, Alaska vào ngày 18 tháng 3. © Reuters


Ngày 18/3, mở màn cuộc hội đàm Mỹ – Trung tại Alaska (Mỹ), hai nước đã công khai đối đầu trước truyền thông, ông Dương Khiết Trì đã vi phạm quy định một cách hiếm thấy, thể hiện rõ mâu thuẫn gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. 


Cuộc hội đàm 2 ngày chia làm 3 khoảng thời gian chiều, tối và ngày hôm sau. Trong cuộc hội đàm mở màn chiều ngày 18/3, theo dự định, các đại biểu Mỹ và Trung Quốc sẽ có 2 phút phát biểu mở đầu, sau đó truyền thông sẽ ra ngoài và hai bên tiến hành họp kín.


Đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken đã phát biểu đi thẳng vào vấn đề trong 2 phút, đề cập đến việc phía Mỹ chú ý đến các hành động của Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông nói: “Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về những quan ngại sâu sắc của mình đối với hành vi của Trung Quốc, bao gồm vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, tấn công mạng nhắm vào Mỹ và cả đe dọa kinh tế đến đồng minh của chúng tôi.”



Sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan phê bình phía Trung Quốc đe dọa đến các giá trị quan cơ bản ngắn gọn trong hơn 2 phút, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì đã có bài phát biểu dài hơn 16 phút chỉ trích phía Mỹ.


Ông Dương: “Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, đều là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, chúng tôi kiên quyết phản đối Mỹ can thiệp vào nội chính của Trung Quốc.”


Trước đó, ông Blinken đã nói rằng: “Những hành vi này (của ĐCSTQ) đe dọa đến duy hộ ổn định toàn cầu và một trật tự trên quy tắc, đây không chỉ là vấn đề nội bộ.” Ông Dương Khiết Trì tức giận đáp trả: “Điều mà chúng tôi tuân theo, không phải là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ được một số ít quốc gia cổ súy.”


Đối mặt với phê bình của phía Mỹ, ông Dương không nhượng bộ, biểu thị Mỹ cần quản tốt việc của bản thân nước Mỹ, cải thiện nhân quyền của chính nước Mỹ. “Trung Quốc sẽ không chấp nhận những chỉ trích vô cớ của phía Mỹ … Mỹ không đại biểu cho dư luận quốc tế. Dư luận phương Tây không được coi là dư luận quốc tế về mặt số lượng hay xu hướng thế giới. Hãy nghĩ xem trong lòng mình có chắc không. Bởi vì các vị không đại biểu (cho dư luận quốc tế), các vị chỉ có thể đại biểu cho Chính phủ Mỹ,” ông Dương nói.


   Mời xem thêm »


Cuối cùng, ông Dương Khiết Trì trực tiếp hắng giọng nói Mỹ không có tư cách đứng ở trên cao nhìn xuống mà dạy bảo Trung Quốc. “Chúng tôi nghĩ quá tốt cho các vị, chúng tôi cho rằng các vị sẽ tôn trọng lễ tiết ngoại giao cơ bản, bây giờ tôi nói một câu, các vị không có tư cách nói trước mặt Trung Quốc rằng các vị xuất phát từ vị thế sức mạnh để nói chuyện cùng Trung Quốc.”


Ông Dương Khiết Trì phát biểu xong, ra hiệu cho Ngoại trưởng Vương Nghị tiếp tục. Lúc này, ông Vương Nghị nhắc nhở có cần phiên dịch hay không, ông Dương nói “còn cần phiên dịch ư?” Sau đó, phía Trung Quốc cũng hoàn thành phần phiên dịch những gì ông Dương vừa nói. Tiếp theo, ông Vương Nghị mở đầu ngắn gọn, chỉ trích phía Mỹ đưa ra chế tài ĐCSTQ (chỉ về việc chế tài 24 quan chức Hồng Kông) ngay trước một ngày diễn ra cuộc gặp mặt: “Không phải là đạo lý đãi khách một cách bình thường”. “Đây là quyết định mà Mỹ đưa ra để cố gắng chiếm một số ưu thế trong cuộc tiếp xúc với Trung Quốc sao?”, ông Vương hỏi. “Đương nhiên, đây là tính toán sai lầm, chỉ phản ánh sự yếu đuối và nhược điểm của nội bộ nước Mỹ, sẽ không làm lay động lập trường hoặc phương án giải quyết của Trung Quốc trong những vấn đề này.” 


Ngoại trưởng Mỹ dường như cảm thấy tức giận với biểu hiện của phía Trung Quốc, đã đặc biệt mời phóng viên ở lại, ghi lại những đáp trả cứng rắn của ông. Ông Blinken nói, ấn tượng trong cuộc nói chuyện của ông với lãnh đạo các nước và cả chuyến công du Nhật Bản, Hàn Quốc vừa kết thúc là hoàn toàn khác với lập trường của Trung Quốc. “Họ cảm thấy rất hài lòng với sự trở lại của nước Mỹ, chúng tôi cũng nghe được một số quan ngại sâu sắc đối với một số hành động mà phía Chính phủ Trung Quốc đang làm … Tôi còn nhớ, khi Tổng thống Biden vẫn còn làm Phó Tổng thống, chúng tôi thăm Trung Quốc, khi đó là lúc xảy ra sóng gió tài chính, có rất nhiều cuộc thảo luận, bao gồm cả Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lúc bấy giờ. Khi đó, Phó tổng thống Biden nói đừng nghĩ đến việc chống lại Hoa Kỳ, bây giờ vẫn là như vậy.”



Ông Jake Sullivan nói, “Một quốc gia tự tin có thể xem xét khuyết điểm của bản thân một cách cẩn thận, và luôn tìm cách cải thiện,” đây cũng là bí quyết của Mỹ.


Không khí trong vòng đàm phán đầu tiên giống như thời tiết giá lạnh tại thành phố Anchorage. Ông James Berger, đối tác của ‘Phòng Giám sát và Phù hợp Quy định Quốc tế’ của Văn phòng luật sư Jia Law Group, đã nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng cuộc gặp mặt lần này chủ yếu là một kiểu hình thức. Hai bên sẽ không có bất cứ nhượng bộ to lớn nào trong phương diện mà bản thân mình cho đó là quan trọng. “Điều mà họ muốn làm chủ yếu là khiến cho khán giả trong nước của mỗi bên nhìn thấy họ cứng rắn. Về phía Mỹ, Tổng thống Biden muốn chứng tỏ rằng ông vẫn bảo vệ người lao động Mỹ, bảo vệ nhân quyền và các giá trị mà người Mỹ nghĩ, v.v. Đối với Trung Quốc mà nói, họ có thể muốn thể hiện lập trường vững chắc nhất có thể về các vấn đề chính sách đối ngoại như Đài Loan và Hồng Kông, cũng như các vấn đề chính sách thương mại được thực hiện dưới thời chính quyền Trump.”


Phản ứng khác nhau của Bộ Ngoại giao Mỹ và Trung Quốc


Sau cuộc gặp mặt vòng đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ sau đó đã đăng thông cáo trên trang web chính thức của mình, nội dung không nhắc đến phát ngôn của phía Mỹ và của ông Dương Khiết Trì, mà là nói lại phát biểu mở đầu của ông Vương Nghị.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên sau đó đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh, nói rằng quan chức Trung Quốc đã đưa ra hồi đáp nhắm vào “thách thức” của phía Mỹ.


“Đầu tiên là phía Mỹ đã khơi mào tranh chấp, cho nên lời phát biểu khai mạc của hai bên bắt đầu tràn đầy mùi thuốc súng và kịch tính. Đây không phải là dự tính ban đầu của phía Trung Quốc.”


Ngày 19/3, trong thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói về tình huống cuộc gặp mặt Mỹ – Trung đầu tiên. Ông Blinken cho biết mặc dù có tồn tại rất nhiều bất đồng cơ bản với phía Trung Quốc, nhưng vẫn đã tiến hành đối thoại thẳng thắn. Đồng thời nói với phía Trung Quốc, phía Mỹ đang cùng Quốc hội, đồng minh và đối tác bàn bạc xem xét mối quan hệ với phía Trung Quốc về phương diện kinh tế, thương mại và công nghệ. Phía Mỹ sẽ tiếp tục có hành động tương ứng để bảo vệ đầy đủ lợi ích của công nhân và doanh nghiệp Mỹ.


Ông Blinken nhấn mạnh, lần gặp mặt này với Trung Quốc có mục đích là hoàn thành 2 việc, và đều đã đạt được mục đích. Đầu tiên là chia sẻ sự quan ngại to lớn của đồng minh Mỹ đối với các hành động của Trung Quốc (ĐCSTQ). Tiếp theo là biểu đạt rõ ràng chính sách, các việc ưu tiên và thế giới quan của Mỹ.



Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết, Mỹ kỳ vọng tiến hành đối thoại gay gắt và trực tiếp với phía Trung Quốc trong rất nhiều vấn đề, và đã làm được. “Toàn bộ quá trình hội đàm, đầu óc chúng tôi rất tỉnh táo. Chúng ta sẽ trở lại vị trí ban đầu của Washington.”


Cuộc hội đàm cấp cao Mỹ – Trung sẽ tiếp tục đến thứ Sáu (giờ Mỹ), sau cuộc họp hai bên sẽ không ra tuyên bố chung.


Hai nước Mỹ – Trung trong vài năm gần đây luôn đối đầu trong nhiều phương diện như kinh tế thương mại, nhân quyền và quân sự. Quan hệ hai nước đã rớt xuống điểm thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay. Sau khi chính quyền ông Biden nhậm chức, về cơ bản đã tiếp tục lập trường cứng rắn thời kỳ ông Trump và chưa có dấu hiệu dịu lại.


Trước cuộc hội đàm Mỹ – Trung, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vừa kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc để tăng cường quan hệ với hai nước đồng minh châu Á. Trong thời gian này, phía Mỹ đã nhiều lần lên án Trung Quốc (ĐCSTQ) trong các chủ đề Biển Đông, Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan.


Cùng với đó, Washington cũng công bố một loạt biện pháp chế tài, bao gồm rút giấy phép kinh doanh tại Mỹ của 2 công ty viễn thông Trung Quốc, triệu tập nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin Trung Quốc về vấn đề an ninh quốc gia, đồng thời mở rộng chế tài quan chức Hồng Kông làm xói mòn tự trị của Hồng Kông.


   Mời xem thêm »



© Tiêu Nhiên biên dịch
    Trí Thức VN
Nguồn: 作者: 肖然, 美中对话剑拔弩张 杨洁篪超长发言犯规, Secret China (Vision Times) 2021-03-20

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad