Khi được hỏi về việc 8 người thân của ông được bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt tại tỉnh Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh khẳng định ông không muốn người thân lên làm lãnh đạo và khẳng định việc bổ nhiệm người thân của ông đều tuân thủ đúng quy trình. Hơn thế nữa, mỗi khi người thân, thậm chí cả bản thân ông, được đề xuất thăng chức, ông đều tìm cách xin thoái thác nhưng không thành.
Ông Vinh cho biết những thông tin này làm ảnh hưởng tới uy tín của ông và khẳng định việc bổ nhiệm người thân của ông đều tuân thủ đúng quy trình. Hơn thế nữa, mỗi khi người thân, thậm chí cả bản thân ông, được đề xuất thăng chức, ông đều tìm cách xin thoái thác nhưng không thành.
Trả lời phỏng vấn của PV Dân trí, ông Vinh lý giải cụ thể từng trường hợp người nhà được bổ nhiệm như sau:
Năm 1999, khi tỉnh Hà Giang lấy phiếu tín nhiệm đưa ông lên làm lãnh đạo một huyện, ông Vinh có tới gặp các lãnh đạo tỉnh để thoái thác, chỉ mong làm tới phó văn phòng UBND huyện là được rồi. Tuy nhiên, sau đó ông vẫn được bầu làm Phó chủ tịch huyện từ năm 1999 tới năm 2005.
Năm 2006, vợ ông là bà Phạm Thị Hà, khi đó đang là cán bộ phòng kỹ thuật Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, được đề nghị đưa lên làm Chi cục trưởng Chi Cục Bảo vệ thực vật. Hai vợ chồng ông đã đi gặp lãnh đạo xin không nhậm chức.
"Hai vợ chồng tôi cũng lại phải sang xin Giám đốc Sở Nông nghiệp nói thôi chú ơi, cháu đang là Ủy viên dự khuyết Trung ương bận lắm, rồi bố cháu mới nghỉ hưu (bố ông Triệu Tài Vinh là ông Triệu Đức Thanh- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - PV), xin chú đừng trình vợ cháu làm Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật'. Đấy là năm 2006", ông Vinh cho biết.
Tới năm 2009, bà Hà lại được đề xuất làm Phó giám đốc Sở Nông nghiệp. Hai vợ chồng lại cùng đi xin không làm nhưng tới năm 2013 lại được đề cử nên không đành.
Năm 2012, em ông là Triệu Tài Phong khi đó đang làm Phó chủ tịch huyện Quang Bình, được đề xuất lên làm Bí thư huyện. Ông Vinh một lần nữa xin không cho người nhà làm quan chức.
“Tôi nói với Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy là Phong không được đâu vì năm 2011 là Phó chủ tịch huyện, đến năm 2012 mới làm Chủ tịch huyện được có 1 năm, không thể làm Bí thư huyện ủy được, đề nghị không được trình,” ông Vinh giải thích.
Ông đã vận động anh Lê Quang Minh – tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng tỉnh ủy, lên giữ chức Bí thư huyện ủy Quang Bình. Anh Minh đồng ý nhưng tới năm 2014, anh nả rút về làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Em trai ông Vinh lại được đề cử làm Bí thư. Lần này, ông đành chấp nhận.
Năm 2011, Hà Giang đề xuất đưa em rể ông Vinh là Mạc Văn Cường lên làm Phó trưởng Công an thành phố. Tuy nhiên, vì anh Cường vừa học cao học xong và khi đó có chuyện tế nhị nên ông Vinh ngăn không cho bổ nhiệm. Mãi sau anh này mới được bổ nhiệm lại.
Về việc em trai út của ông là Triệu Tài An được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch huyện Hoàng Su Phì, ông cho biết cũng đứng ra ngăn cản. “Anh em ở huyện có đề xuất xin chú An vào Hoàng Su Phì làm Phó chủ tịch huyện, tôi có bảo rằng không được đâu, thằng An học xong làm bảo hiểm, chuyên viên kinh tế chưa lâu nên không cho đi,” ông nói.
Tuy nhiên, sau đó, người thay thế lại bị phát hiện chưa học chính trị nên không bổ nhiệm được. Thành ra, em ông Vinh lại được đề xuất và lần này không tiện từ chối.
Về em trai Triệu Tài Tân, ông khẳng định Tân không phải Phó giám đốc Sở bưu chính viễn thông như tin đồn. Anh Tân mới học xong lớp 12, vì thật thà nên được bố trí làm phó phòng hành chính điều khiển xe cộ.
Em gái Triệu Thị Giang của ông cũng không phải Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang.
Về Triệu Là Pham và Triệu Thị Tình, không khẳng định hai người này cùng họ, cùng quê nhưng không phải anh em thân thích.
“Tôi nói tất cả những việc đó để thấy rằng không màng chức danh quyền lợi chỗ này cả,” ông Vinh chốt lại.
Ngang Chuyên (tổng hợp)
(Tin Nhanh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét