Việt Nam kéo dài thêm phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Việt Nam kéo dài thêm phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn


Hình chụp Trường Sa Lớn sau khi được bồi đắp thêm và kéo dài phi đạo. (Hình: CSIS-DigitalGlobe)

WASHINGTON – Việt Nam lặng lẽ kéo dài phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn không ngoài mục đích tăng cường khả năng giúp các máy bay lớn hơn có thể đáp xuống.

Những không ảnh mới nhất cho thấy đảo Trường Sa lớn đã được cơi nới cho rộng hơn và đặc biệt, phi đạo có sẵn trên đảo này đã được kéo dài từ 550 mét lên khoảng 1,000 mét. Các máy bay vận tải nhỏ hoặc các thủy phi cơ chỉ cần đường băng ngắn có thể lên xuống an toàn hơn khi thực hiện các phi vụ tiếp liệu, vận chuyển người và cả nhu cầu trinh sát.

Việc làm của Hà Nội diễn ra khi thế giới chú ý rất nhiều vào các đảo nhân tạo khổng lồ mà Trung Quốc xây dựng khi biến 7 bãi đá ngầm cướp của Việt Nam từ thập niên 1980 thành những căn cứ quân sự quy mô, khống chế toàn bộ khu vực Biển Ðông.

“Ðó là cung cách hành xử quen thuộc của Hà Nội.” Nhà phân tích Gregory Poling, giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu của tổ chức Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington nói với báo Anh Quốc Financial Times (FT).

Ngoài việc nối dài phi đạo, FT nói rằng Việt Nam cũng đã xây dựng hai nhà để máy bay khá lớn trên đảo Trường Sa Lớn.

Hình chụp đảo Trường Sa Lớn năm 2014 trước khi được bồi đắp thêm. (Hình: CSIS-DigitalGlobe)

Ðảo Trường Sa Lớn, tên quốc tế Spratly Island, là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Ðảo này nằm cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý (hay 470 km) và cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển.

Ðảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với cạnh huyền nằm theo hướng Ðông Bắc-Tây Nam. Theo tài liệu của Việt Nam, đảo này dài 630 mét, rộng khoảng 300 mét và có diện tích khoảng 0.15 km2, xếp thứ tư về diện tích trong quần đảo Trường Sa.

Một video clip phổ biến trên Youtube nói, “Việt Nam tiến hành bồi đắp mở rộng đảo Trường Sa bằng việc chở vật liệu từ đất liền ra, xây dựng cầu cảng, âu tàu, kéo dài sân bay, mở rộng diện tích nhắm phục vụ cuộc sống người dân trên đảo, và ngư dân đánh bắt xa bờ.”

Theo một số tin tức, sau khi được cơi nói, diện tích của đảo Trường Sa Lớn đã gần bằng đảo lớn nhất của quần đảo, tức đảo Ba Bình, hiện đang do Ðài Loan chiếm đóng. Dù vậy, so với diện tích và quy mô xây dựng thì không thể nào so sánh với tầm vóc của các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp ở khu vực.

Thủy phi cơ chạy trên đường băng đảo Trường Sa Lớn ngang qua cột mốc chủ quyền, đài tưởng niệm liệt sĩ hồi tháng 5, 2015. (Hình: Tuổi Trẻ)

Các đảo nhân tạo Xu-bi (Subi) và Vành Khăn (Mischief) và Ðá Thập (Fiery Cross) có chiều dài phi đạo đến 3,000 mét, đủ để những phi cơ lớn nhất của Trung Quốc lên xuống. Hồi năm ngoái, khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Washington, ông ta tuyên bố Bắc Kinh không quân sự hóa các đảo nhân tạo này. Thực tế, không ảnh đã chứng minh hoàn toàn ngược lại.

Ngày 9 tháng 8, 2016, thông tấn quốc tế cho hay Việt Nam bí mật tăng cường phòng thủ các đảo tại quần đảo Trường Sa với các loại hỏa tiễn cơ động Extra mua của Do Thái có khả năng phóng đến một số đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Theo hãng thông tấn Reuters, một số nhà ngoại giao vào giới chức quân sự nói với hãng tin này rằng Hà Nội đã chuyển một số giàn phóng hỏa tiễn cơ động từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây.

Các giàn phóng này nhỏ và được cất giữ trong nhà nên các máy bay quan sát từ trên cao không thể thấy. Tin tức lúc đó nói chúng cũng chưa được trang bị đầu đạn nhưng có thể sẵn sàng để hoạt động trong vòng hai hay ba ngày, theo ba nguồn tin khác nhau. Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì nói tin đó hoàn toàn không chính xác. (TN)

Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad