Theo trang mạng NationalInterest, đó là những vũ khí phòng không, có khả năng bắn hạ cả hỏa tiễn lẫn hỏa tiễn hành trình khỏi bầu trời.
Ngoài Biển Đông, các vũ khí pháo binh di động này dùng trong việc phòng không cũng tỏ ra hữu dụng ở các khu vực khác như Trung Đông và Đông Âu.
Vũ khí phòng không di động như M109 Paladin có thể bắn đạn 155 ly với độ chính xác cao, để chống lại hỏa tiễn, phi đạn và máy bay Nga ở vùng Đông Âu.
Về vấn đề Biển Đông, Mỹ có mối liên hệ phức tạp với Trung Quốc, giữa đối đầu với hợp tác.
Việc Trung Quốc gần đây đặt các hỏa tiễn địa đối không trên các hải đảo mà họ nhận chủ quyền khiến căng thẳng leo thang và khiến các nhà hoạch định chính sách Ngũ Giác Đài phải xét đến nhiều lựa chọn khác nhau.
Các giới chức bác bỏ việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực và nhấn mạnh rằng việc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông cần được giải quyết trong ôn hòa và qua đường ngoại giao.
Đồng thời, các giới chức Ngũ Giác Đài cũng công khai nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì quyền “tự do lưu thông hàng hải,” trong đó có việc tàu hải quân tiếp tục di chuyển trong vùng 12 hải lý của khu vực Trung Quốc tự nhận chủ quyền.
Song song với những động tác này, Hoa Kỳ có thể tìm cách triển khai thêm vũ khí phòng thủ lẫn tấn công trong khu vực.
Vì Mỹ không có chủ quyền ở phần lãnh hải nào ở Biển Đông nên lẽ tự nhiên họ cần sự phối hợp với các đồng minh trong vùng.
Được triển khai ở vùng Biển Đông có thể là hệ thống vũ khí M777 hay Paladin, bắn đạn 155 ly độ chính xác cao, trước đây chỉ được dùng trong các cuộc tấn công trên đất liền.
Một giới chức quân sự Mỹ cao cấp nói: “Chúng tôi có thể dùng loại trọng pháo hiện có để tiêu diệt những đe dọa mà kẻ khác mang đến với chúng tôi từ trên không, và từ xa bằng phi đạn và hỏa tiễn hành trình.”
Ưu điểm của Paladin là nó là một hệ thống lưu động có thể nhanh chóng điều chỉnh đối với sự đa dạng của hỏa lực địch.
Lợi thế khác là hệ thống pháo binh Paladin ít tốn kém hơn so với việc sử dụng phi đạn trị giá cả triệu đô la để bắn hạ vũ khí của địch chỉ có giá trị chừng $100,000, theo lời của giới chức Hoa Kỳ.
Đạo luật quốc phòng có tên Sáng Kiến An Ninh Hàng Hải Đông Nam Á được thông qua năm 2016 dành cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ một ngân sách để huấn luyện, trang bị, cũng như cung cấp những hỗ trợ khác cho các nước như Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Đối với tài khóa 2016-2020, Bộ Trưởng Quốc Phòng Aston Carter cam kết bỏ ra tổng cộng $425 triệu cho Sáng Kiến An Ninh Hàng Hải Đông Nam Á. (TP)
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét