Nhật và Úc Tăng Cường Không Lực Với Các Phi Đoàn Chiến Đấu Cơ F-35 - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Nhật và Úc Tăng Cường Không Lực Với Các Phi Đoàn Chiến Đấu Cơ F-35


Washington và Melbourne, Úc – Đã có tin cho biết Nhật Bản đang muốn mua thêm 100 chiếc F35, gồm luôn cả loại F-35 có thể hoạt động được từ các khu trục hạm hạng Izumo (Izumo-class).

F-35B Lightning II hạ cánh thẳng (vertical landing) xuống hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh - https://www.defensenews.com/air/2018/12/10/japans-potential-buy-of-100-more-f-35s-would-have-big-international-significance/

I. Nhật Bản Dự Định Mua 100 Chiếc F-35

Nếu Nhật thực hiện điều đó, các chuyên gia hàng không không gian tin rằng việc thỏa thuận mua bán lớn lao này sẽ gây ra chấn động vượt khỏi Nhật Bản, hoặc ngay cả Trung Hoa.

Hãng tin Nikkei của Nhật Bản, là nơi đầu tiên tường trình về khả năng sẽ có được sự thỏa thuận này, họ nói rằng chính quyền Nhật Bản sẽ mua cả hai loại chiến đấu cơ quy ước F-35A cũng như F-35B, là loại phản lực cơ có khả năng đáp xuống thẳng đứng và cất cánh trên phi đạo ngắn (short-takeoff).

Một bài báo của tờ Mainichi Shimbun ngày 5 tháng 12 cho biết Đảng Dân Chủ Tự Do, đang cầm quyền tại Nhật Bản, đã đạt được thỏa thuận với một trong những đồng minh của họ trong Quốc Hội Nhật (National Diet) trong việc mua 99 chiếc F-35 để thay thế một số chiếc F-15 đã cũ của Nhật.

Các giới chức của Bộ Quốc Phòng Nhật cho biết họ đang nghiên cứu tìm hiểu xem chiếc F-35B có thể hoạt động từ các khu trục hạm chở trực thăng hạng Izumo hay không. Điều này kể luôn việc nghiên cứu về những gì cần thiết phải làm để biến đổi hai tàu hiện có để có thể chứa được F-35 và tổn phí là bao nhiêu. Hiện tại để được xếp vào hạng Izumo (Izumo-class), thì Nhật chỉ có hai tàu, đó là tàu Izumo và Kaga, là những tàu lớn nhất của Lực Lượng Hàng Hải Tự Vệ Nhật Bản. (HT: Cũng nên biết là sau Thế Chiến II, Nhật không được phép sở hữu hàng không mẫu hạm.)

Ba chuyên gia - Doug Birkey của Viện Mitchell Institute for Aerospace Studies, John Venable của Heritage Foundation và Richard Aboulafia của Teal Group - đã đồng ý rằng việc mua những chiếc F35 này sẽ trước tiên và trên hết sẽ là gửi ra một thông điệp đến Trung Hoa .

“Người Nhật đang sống trong một môi trường rất là, rất thách đố và đó là một nơi mà họ chưa bao giờ muốn phải đi ra đánh nhau ngay lập tức,” ông Bir Birkey nói. “Cách duy nhất để đối phó với vấn đề và vẫn bảo vệ được lợi ích chính của họ là phải làm cho Trung Hoa chùn bước và phải có một lực lượng mạnh mẽ, và việc đưa ra những thành phần của thế hệ thứ năm (của máy bay) sẽ là điều rất quan yếu."

Trung Tá Nakano, Không Quân Nhật, trong cockpit một chiếc F-35 trước khi bay solo lần đầu tại căn cứ Luke, Arizona - https://www.defensenews.com/digital-show-dailies/japan-aerospace/2018/11/28/japan-prepares-to-stand-up-first-f-35-operational-unit/

Có các máy bay kiểu "B" có thể hoạt động từ tàu sẽ làm “phức tạp thêm trong việc xác định vị trí của những nơi có thể là mục tiêu thù nghịch cần nhắm bắn” vì điều này sẽ tạo ra các vấn đề khác nhau cho Trung Hoa - chẳng hạn như các chiến đấu cơ không bị phụ thuộc vào phi đạo trên đất liền và các phi cơ này còn làm tăng thêm hỏa lực chung quanh các tàu trên mặt biển của Nhật Bản, Venable nói.

Còn Aboulafia thì gọi viễn ảnh đó “hấp dẫn” và nói rằng sự phát triển này sẽ cho phép Nhật Bản có một chính sách đối ngoại thêm sức mạnh và quyết đoán hơn ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Việc Nhật Bản mua nhiều F-35 cũng sẽ là một lợi thế to lớn cho Hoa Kỳ, Birkey nói. Không những điều này cho Nhật Bản có thêm nhiều chọn lựa trong việc hợp tác nhiều hơn với Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, mà những bộ sensor tinh vi và khả năng hợp nhất dữ liệu của F-35 sẽ giúp thu thập nhiều dữ liệu hơn trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương và chia sẻ với các đối tác khác.

Birkey nói, “Phần thông tin trên các máy bay này thực sự quan trọng vì đây là một khu vực rộng lớn. Vì thế, sẽ là một lợi thế to lớn khi có khả năng hiểu được khi nào và ở đâu thì bạn cần phải có mặt để tạo ra được hiệu quả mong muốn và hiểu được môi trường ngay tại lúc sự việc đang xảy ra (in real time). Vì vậy, khả năng thu thập, phân tích, hợp nhất và chia sẻ dữ liệu với đồng đội của bạn là một điều hết sức tốt."

Triển vọng Nhật Bản sẽ có thêm nhiều máy bay F-35


Nhật đã cam kết mua 42 chiếc F-35A và đã nhận được chiếc Joint Strike Fighter đầu tiên vào năm 2016. Nếu Nhật thuận mua thêm loại F-35B, thì đây sẽ là nước ngoại quốc thứ ba làm như vậy, sau Vương Quốc Anh và Ý.

Ông Shigeyuki Uno, phó giám đốc phòng thiết lập kế hoạch phòng thủ của Bộ Quốc Phòng Nhật, đã không xác nhận việc liệu 100 chiếc máy bay có nằm trên bàn thương thảo hay không. Nhưng ông ta đã nói với báo Defense News rằng bất kỳ kế hoạch nào để mua thêm F-35, kể cả F-35B, đều vượt quá khả năng của quân đội và có thể là một “vấn đề gây tranh cãi” trong nước Nhật.

Ông Uno nói, chi tiết thêm về vấn đề này sẽ được công bố vào cuối năm nay trong phần Hướng Dẫn Chương Trình Quốc Phòng (National Defense Program Guidelines).

Để có ngân sách mua thêm 100 chiếc F-35, Nhật Bản có thể phải từ bỏ dự định tự sản xuất một chiếc máy bay khác để thay thế cho chiến đấu cơ F-2 của họ.

Hãng Lockheed Martin từ chối đề cập về các cuộc thảo luận xảy ra đằng sau hậu trường giữa công ty này, Nhật Bản và chính quyền Hoa Kỳ về triển vọng bán hàng sắp đến.

Thay vào đó họ nói, “Trong khi chúng tôi chưa được chính thức thông báo về đơn đặt hàng thêm, như thường lệ, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng của chúng tôi là chính quyền Hoa Kỳ và Nhật Bản để bảo đảm rằng nhu cầu quốc phòng hiên tại và tương lai của họ sẽ được đáp ứng.”

Valerie Insinna và Mike Yeo
Huỳnh Thạnh chuyển ngữ
Lâm Viên
Nguyên bản: Japan’s potential buy of 100 more F-35s would have big international significance - Valerie Insinna and Mike Yeo | Defense News

II. Chiến Đấu Cơ F-35 Đến Đất Úc

Căn cứ Williamtown, Úc – Hai phản lực chiến đấu cơ F-35A Lightning II đầu tiên của hãng Lockheed Martin sẽ trú đóng luôn tại Úc đã đáp xuống căn cứ của Không Lực Hoàng Gia Úc Williamtown, phía bắc Sydney, vào ngày 10 tháng 12.

Hai chiếc máy bay phản lực này là chiếc thứ chín và thứ mười được chuyển giao cho Không Lực Hoàng Gia Úc. Còn tám chiếc khác đang tạm thời bay chung với Phi Đoàn (Squadron) Chiến Đấu 61 của Không Quân Hoa Kỳ tại Căn cứ Không Quân Luke Arizona, theo như một phần của trường quốc tế huấn luyện F-35. Không Lực Úc có 72 chiếc F-35A, tính theo đơn đặt hàng, và Úc sẽ quyết định có mua thêm 28 chiếc máy bay khác trong thập niên tới hay không.

Hai chiếc máy bay đã được chuyển đến Không Lực Hoàng Gia Úc tại Luke vào tháng 9 và tháng 10 và được chuyển đến căn cứ Williamtown, phía bắc Sydney, sau khi chuyển tiếp qua các căn cứ không quân Hickam ở Hawaii và căn cứ Không Quân Úc Amberley, phía đông nam Brisbane, Úc.

Trên chặng bay cuối của cuộc hành trình, hai chiếc máy bay trên đã được điều khiển bởi sĩ quan chỉ huy Phi Đoàn 3, Wing Commander (Trung tá) Darren Clare và Squadron Leader (Phi Đoàn Trưởng - Thiếu tá) Red Borrman. Phi Đoàn 3 là phi đoàn F-35 đầu tiên của Úc.

Chiến đấu cơ F-35 đầu tiên có căn cứ vĩnh viễn ở Úc hạ cánh tại căn cứ Williamtown

Một buổi lễ chào mừng chính thức tại căn cứ Williamtown, nơi sẽ là hậu cứ (home) của phần lớn F-35A của Úc, với sự tham dự của các giới chức cao cấp gồm có cả Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Úc ChristopherPyne , Bộ Trưởng Bộ Kỹ Nghệ Quốc Phòng Steve Ciobo, CEO của hãng Lockheed Martin Marillyn Hewson và Tư Lệnh Không Quân Hoàng Gia Úc, Air Marshall (Trung Tướng) 'Leo' Davies.

“Hôm nay đánh dấu một ngày rất quan trọng đối với Lực Lượng Quốc Phòng Úc và đặc biệt là Không Quân Hoàng Gia Úc,” Tướng Davies nói.

“Chào mừng chương sách mới nhất của câu chuyện về F-35, đây là sự kiện tiếp nhận nổi bật nhất cho Không Quân Hoàng Gia Úc trong 97 năm lịch sử của chúng ta,” ông nói tiếp. "Hai chiếc máy bay đã hạ cánh nơi đây ngày hôm nay đánh dấu bước đi mới nhất trong hành trình đầy lý thú cho Không Lực, mà hành trình này đã hình thành được hơn 16 năm."

Tướng Davies cũng nêu ra người tiền nhiệm của ông đã trong vai trò hàng đầu, Air Marshal (Trung Tướng) Geoff Brown, khi ông này nói, “Chiếc chiến đấu cơ The Joint Strike Fighter không thay thế gì cả, nhưng nó thay đổi mọi thứ; nó đòi hỏi một cách suy nghĩ mới và cách vận hành mới."

Trong bối cảnh của Úc, thì chiến đấu cơ F-35A đang thay thế 71 chiếc F/A-18A/B 'Classic' Hornet của hãng McDonnel Douglas (nay là Boeing), lần đầu tiên được sử dụng là vào năm 1985. Từ năm 2002, Úc đã trở thành thành phần cộng tác Lớp Thứ 3 (Tier 3 partner) trong chương trình quốc tế Joint Strike Fighter.

“F-35 không chỉ là chiến đấu cơ ở thế hệ thứ 5, với tốc độ và sự nhanh nhẹn và hệ thống thông tin cao cấp, nó còn là chất xúc tác để biến chúng ta thành lực lượng chiến đấu ở thế hệ thứ 5,” Tướng Davies nói thêm. “Một Lực Lượng Quốc Phòng Úc được tổng hợp lại sẽ lớn mạnh hơn sự gộp chung lại của tất cả các số thành phần của nó và F-35 đã là động cơ chính gây ra sự thay đổi này...”

Hai chiếc máy bay này hiện được đưa qua giai đoạn kiểm nhận (verification) và chứng thực (validation) để bảo đảm cho việc chúng sẽ hoạt động hoàn hảo với các hệ thống Kỹ thuật Thông tin và Liên lạc (ICT - Information and communications technology) và hạ tầng cơ sở của Úc - bao gồm cả các hệ thống Autonomic Logistics Information System (ALIS) của riêng Úc để điều khiển F-35. Cùng với việc chuyển giao các máy bay tiếp theo, công việc này sẽ kết thúc theo dự trù là ​​vào cuối năm 2020.

Hai máy bay nữa sẽ được chuyển đến căn cứ Williamtown vào tháng 4 năm 2019 và tám máy bay sẽ được giao vào cuối năm 2019. Chiến đấu cơ loại Hornet sẽ được cho nghỉ hưu vào cuối năm 2023.

Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Pyne mô tả chương trình mua F-35 như là dự án mua máy bay của không quân lớn nhất trong lịch sử Úc. “Chính phủ đang đầu tư hơn 17 tỷ đô la Úc [12.27 đô la Mỹ] để có được ít nhất 72 Joint Strike Fighters,” ông nói.

“The Joint Strike Fighter là thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử của Không quân Hoàng Gia Úc và là phần chính yếu của 200 tỷ của Chính phủ trong việc xây dựng khả năng phòng thủ.


Nigel Pittaway
Huỳnh Thạnh chuyển ngữ
Lâm Viên
Nguyên bản: F-35 fighters arrive on Australian soil - Nigel Pittaway | Defense News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad