Bộ Công Thương tìm hướng "cứu" dự án nhiệt điện 41.000 tỷ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Bộ Công Thương tìm hướng "cứu" dự án nhiệt điện 41.000 tỷ


Theo tin từ Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có phương án trong tháng 3/2019 sẽ cử một Đoàn công tác của Bộ về Thái Bình làm việc về các nội dung liên quan đến Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình.

Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng đầu tư lên tới 41.000 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng, đây là một dự án lớn, có công suất 1.200 MW. Dự án này do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam) làm chủ đầu tư, hiện mới đạt khoảng 83% khối lượng, tiến độ.

Bộ trưởng nhấn mạnh: "Không có lí do gì mà chúng ta lại để thất thoát tài sản, thất thoát nguồn lực đầu tư lớn như vậy, nhất là khi Dự án có điều kiện để hoàn thành". Để khắc phục, Bộ trưởng cho rằng cần sự phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp, với các Bộ, ngành liên quan và địa phương.

Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư 41.000 tỷ đồng (tương đương 1,827 tỷ USD) sau nhiều lần điều chỉnh. Dự có quy mô công suất 2x600MW thuộc Trung tâm điện lực Thái Bình, được xây dựng tại Mỹ Lộc, Thái Thuỵ, Thái Bình, phê duyệt tại Quyết định 5844 ngày 2/7/2010 do Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC ) làm tổng thầu EPC.

Liên quan đến siêu dự án này, Bộ Công Thương cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cho biết hiện tại, dự án đã giải ngân được trên 31.200 tỷ đồng đạt khoản 82%. Tuy nhiên, đến năm 2020 dự án này mới có khả năng hoàn thành (kế hoạch vận hành tổ máy số 1 vào năm 2017, tổ máy 2 vào năm 2018). Như vậy, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã chậm tiến độ 55-57 tháng.

Báo cáo của Petro Vietnam cho biết, đến giữa tháng 10/2018 tiến độ tổng thể của dự án đạt 82,78%. Một số tồn tại vướng mắc chính của dự án được chỉ ra như PVC chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện than, năng lực tài chính của PVC kém, không đảm bảo khả năng thanh toán cho các công việc đã hoàn thành và tạm ứng cho các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ.

Việc PVC sử dụng tiền tạm ứng của dự án 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác đã làm thiếu hụt nguồn tiền thực hiện dự án. Theo báo cáo của Petro Vietnam, dự kiến đến khi hoàn thành dự án, tổng thầu PVC sẽ bị thiếu hụt khoảng 55,18 triệu USD và 1.095 tỷ đồng so với giá trị Hợp đồng EPC được ký điều chỉnh sau khi tổng mức đầu tư được điều chỉnh lần 2 được duyệt.

Petro Vietnam còn khó khăn trong thu xếp vốn còn thiếu, đến nay nhiều thiết bị chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo. Việc dự án tiếp tục chậm tiến độ sẽ dẫn đến tăng rủi ro liên quan đến chất lượng thiết bị đã quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.

"Dự án có quy mô lớn, nếu không sớm thực hiện, hoàn thành sẽ dẫn đến phát sinh chi phí và gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung cấp điện và tạo dư luận không tốt. Tổng thầu PVC thiếu kinh nghiệm, năng lực tài chính hạn chế, không có đủ vốn lưu động để đảm bảo dòng tiền thực hiện dự án…", Bộ Công Thương nhận định





Petro Vietnam lại kiến nghị “giải cứu” dự án nhiệt điện 41.000 tỷ
Hiện tại, dự án đã giải ngân được trên 31.200 tỷ đồng nhưng đang chậm tiến độ khoảng 55 - 57 tháng...


Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đối với dự án nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là dự án do Petro Vietnam là chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới 41.000 tỷ đồng (tương đương 1,827 tỷ USD) sau nhiều lần điều chỉnh.

Dự có quy mô công suất 2x600MW thuộc Trung tâm điện lực Thái Bình, được xây dựng tại Mỹ Lộc, Thái Thuỵ, Thái Bình, phê duyệt tại Quyết định 5844 ngày 2/7/2010 do Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC ) làm tổng thầu EPC.

Thiếu vốn, chậm tiến độ 55-57 tháng

Hiện tại, dự án đã giải ngân được trên 31.200 tỷ đồng đạt khoản 82%. Theo Petro Vietnam, đến năm 2020 dự án này mới có khả năng hoàn thành và mặc dù vậy, với mốc mới này (kế hoạch vận hành tổ máy số 1 vào năm 2017, tổ máy 2 vào năm 2018), dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã chậm tiến độ 55-57 tháng.

Báo cáo của Petro Vietnam cho biết, đến giữa tháng 10/2018 tiến độ tổng thể của dự án đạt 82,78%.

Một số tồn tại vướng mắc chính của dự án được chỉ ra như PVC chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện than, năng lực tài chính của PVC kém, không đảm bảo khả năng thanh toán cho các công việc đã hoàn thành và tạm ứng cho các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ.

Việc PVC sử dụng tiền tạm ứng của dự án 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác đã làm thiếu hụt nguồn tiền thực hiện dự án.

Theo báo cáo của Petro Vietnam, dự kiến đến khi hoàn thành dự án, tổng thầu PVC sẽ bị thiếu hụt khoảng 55,18 triệu USD và 1.095 tỷ đồng so với giá trị Hợp đồng EPC được ký điều chỉnh sau khi tổng mức đầu tư được điều chỉnh lần 2 được duyệt.

Petro Vietnam còn khó khăn trong thu xếp vốn còn thiếu, đến nay nhiều thiết bị chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo. Việc dự án tiếp tục chậm tiến độ sẽ dẫn đến tăng rủi ro liên quan đến chất lượng thiết bị đã quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.

"Dự án có quy mô lớn, nếu không sớm thực hiện, hoàn thành sẽ dẫn đến phát sinh chi phí và gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung cấp điện và tạo dư luận không tốt. Tổng thầu PVC thiếu kinh nghiệm, năng lực tài chính hạn chế, không có đủ vốn lưu động để đảm bảo dòng tiền thực hiện dự án…", Bộ Công Thương nhận định

"Giải cứu" nhiệt điện 41.000 tỷ bằng cách nào?

Để "giải cứu" dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Petro Vietnam kiến nghị lên Bộ Công Thương cho phép sử dụng khoảng 2.500 tỷ đồng từ nguồn chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2 và lợi nhuận từ nguồn sản xuất kinh doanh của Tập đoàn để tập trung nguồn lực hoàn thành dự án. Chi phí này sẽ được kiểm toán, quyết toán riêng.

Bộ Công Thương phản hồi lại rằng, Petro Vietnam cần báo cáo rõ nguồn vốn sử dụng, mục đích sử dụng cụ thể và có đánh giá tổng thể liên quan đến dự án cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên theo hợp đồng EPC, nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn cần được Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét.

Petro Vietnam cũng kiến nghị cho phép điều chỉnh tiến độ dự án hoàn thành dự án tháng 6/2020 (tổ máy 1) và tháng 10/2020 (tổ máy 2), vấn đề này ý kiến của đoàn công tác liên ngành là Petro Vietnam cần rà soát, cập nhật lại tiến độ, việc xác định lại tiến độ hoàn thành dự án không miễn trừ các nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư, của PVC theo hợp đồng EPC đã ký và theo quy định pháp luật.

Petro Vietnam kiến nghị cho phép miễn phạt hợp đồng với điều kiện PVC nỗ lực tối đa hoàn thành dự án theo tiến độ điều chỉnh đã cam kết, đoàn công tác Bộ Công Thương cho rằng, việc phạt chậm tiến độ có ảnh hưởng đến quyền lợi, trách nhiệm của tập đoàn do đó đề nghị Petro Vietnam phải báo cáo Uỷ ban quản lý vốn xem xét.

Đối với một số kiến nghị khác như cơ chế, các khoản vay đầu tư dự án, số dư tàu khoản uỷ thác của Tập đoàn (khoảng 955 tỷ đồng), chi phí quản lý của tổng thầu… đoàn công tác của Bộ Công Thương cho rằng Petro Vietnam phải báo cáo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước để giải quyết.

Hiên Petro Vietnam đã được Bộ Công Thương chuyển giao về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý.


Bạch Dương | Bạch Huệ
VnEconomy

1 nhận xét:

  1. HOA QUỐC PHONG MÚT CU NỬU ƯỚC HOA XUÂN OÁNH LỔ TẤN MA CAO
    *
    Nhậm Chính Phi tần Tân Gia Ba
    Căn Đình Á Tây Bá Lợi lập
    Mã Lai Á Tư Mã Ý Nga
    Úc Áo Hung Gia Lợi Ả Rập
    *
    Do Thái Anh Văn phá tam đập=Mạnh Vãn Chu Hảo mộng chống ngập
    Nhậm Chính Phi Tần Hồ Mẫu Ngoạt
    Nguyễn Xuân Fuck niễng toác toàng toạc
    Hillary rỷ loát toang hoác=lò tôn Dân Chủ động quang quác
    *
    Áo Anh Bre xit xoàn xoạt
    Liên Xô Tầu đẩy Ủn quàn quạt
    Xì Trump thối địch thân bất hoạt
    Bành Lệ Viện Hoa buồn không thoát
    *
    Tắt đèn Tất Tố Hữu tả khuynh loát=Điện Biên Phủ tội môi dung Oát
    Trương Duy Nhất ngôn không khoác
    Kha trấn ác Điện Cẩm Linh xoạc
    Pu Tin Dzóc Ba Chớp chich choác=Vain cao áp thấp giửa đồng loạt
    *
    TÂM THANH
    *

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad