Bắc Kinh giữa vòng vây của "Bát Quốc Liên Quân" - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Bắc Kinh giữa vòng vây của "Bát Quốc Liên Quân"



* Bắc Kinh đang thất thế so với Hoa Thịnh Đốn. Sự thất thế rõ ràng nhứt là một đồng minh bấy lâu nay của nước Trung là Nga đã đạt được những thỏa thuận (từ tạm thời tiến tới vững chắc hơn) với Mỹ về vấn đề Trung Đông (chỉ dấu rõ nhất là việc Mỹ đã giảm quân sự, ảnh hưởng và bớt ra quyết định tại các khu vực nóng ở Trung Đông).

Hình minh họa
EU, cho dù có nhiều bất đồng với Mỹ về chia chác lợi ích, nhưng các nước EU vẫn gần Mỹ hơn nước Trung.

Giới quan sát cho rằng Anh, sau khi Brexit, sẽ nhanh chóng có mặt cùng Mỹ để ngăn chặn Bắc Kinh ở Châu Á - Thái Bình Dương!

Sau khi ổn định vùng Trung Đông với Nga, các nước mạnh còn lại trong EU sẽ đi tiếp theo sau Anh.

Nghĩa là các đại cường của EU đã có chiến lược phân công cụ thể ai trước ai sau để gây áp lực dài hạn với nước Trung.

* Tiếp theo là Nhựt. Đông Kinh (Tokyo) đã thành công trong việc thúc đẩy và lôi kéo các nước nhỏ tại châu Á dùng dằng với nước Trung. Trong vai trò trung gian giữa Mỹ và các tiểu quốc vùng Đông Á, nước Nhật đã làm tốt trong việc hình thành các đồng minh nhỏ chống Bắc Kinh.

=> Như vậy về đối ngoại, nước Trung không có bạn. Bị Nga, Mỹ, EU, Nhựt... bao vây và đẩy lùi chiến lược trên toàn cầu.

* Mới đây nhứt, Nga đã tận dụng cơ hội Bắc Kinh bị suy yếu vì “đánh nhau” với Mỹ, để bắt đầu đặt chân tới Châu Phi. Putin vừa tổ chức hội nghị với lãnh đạo 54 nước của lục địa đen này. Sợi dây cuối cùng ông Tập bấu víu là Putin đã bị Putin lạnh lùng cắt đứt!

Tổng kết lại:

Bắc Kinh bị Mỹ đẩy khỏi châu Mỹ. Bị Nga và EU đẩy khỏi Trung Đông. Bị Ấn Độ và Nhựt bao vây ở châu Á, và bắt đầu bị Nga chen chân vào chia bớt châu Phi.

Bắc Kinh đang thất thế toàn diện và toàn cục.

* Là một quốc gia công nghiệp khổng lồ, nước Trung khát dầu mỏ. Sự thất thế toàn diện tại các trọng điểm dầu mỏ về địa chánh trị sẽ dẫn Bắc Kinh đến sự sụp đổ công nghiệp và kinh tế toàn thể.

Mất dần các khu vực dầu mỏ buộc nước Trung phải quay về giữ chặt biển Đông. Nhưng liệu có giữ nổi không, khi liên quân Anh-Mỹ sắp thọc mũi kiếm đầu tiên? Và sáu đại cường còn lại trong “bát quốc liên quân” sẽ đến sau, để kết liễu Chinazi, tức Quốc xã đỏ.

(Mỹ, Anh, Nhựt, Đức, Pháp, Ý, Nga - là những thành viên từng trong Liên quân ép Nhà Thanh phải đầu hàng - cộng với Gia Nã Đại lần này là đủ "bát quốc liên quân")

Buộc lòng Bắc Kinh phải "chuyển hoá" qua nền chánh trị văn minh để tự cứu. Bằng không, họ sẽ bị bao vây, tiêu diệt từ từ, rồi phân rã.

***

ÔNG TẬP CÓ THỂ TÉ GHẾ KHÔNG?

Một tin đồn đang loan ra là Chủ tịch đảng CSTQ Tập Cận Bình có thể rời chức vụ lãnh đạo của Trung Quốc vào kỳ họp kín và bất thường của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSTQ từ ngày 28/10/2019 đến hết tháng 10 tới đây.

Mặc dù quản lý 1,4 tỷ dân nhưng BCHTW đảng CSTQ chỉ tầm 300 người. Đảng CSVN quản lý đất nước hơn 100 triệu dân nhưng có 200 Uỷ viên trung ương. Điều này cho thấy dù rất giống nhau về mô hình tổ chức, nhưng tầm mức quản lý của đảng CSVN thua kém đảng CSTQ về năng lực. Dân số Trung Quốc gấp 10 lần Việt Nam nhưng cơ cấu trung ương của họ chỉ hơn Việt Nam 100 người.
BCHTW đảng CSTQ họp kín và công bố nội dung là tăng cường sự lãnh đạo của đảng về toàn diện nhưng người ta đồn là ông Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay cho ông Tập Cận Bình. Ông Trần cũng là được coi là người thân tín, thuộc “phái Chiết Giang” thân cận với ông Tập, đang giữ chức Ủy Viên Bộ Chính Trị, bí thư Trùng Khánh.

Muốn xét coi ông Tập có thể từ chức sau khi đã đạt được cơ chế lãnh đạo suốt đời hay không thì phải xét đến toàn cảnh về Trung Quốc và về đảng CSTQ. Vị thế của Trung Quốc bên ngoài, sự thống nhất về nội bộ của Trung Quốc bên trong sẽ quyết định vị trí của ông Tập có duy trì lâu dài hay không.

1/ ĐỐI NGOẠI

Trước tiên ta xét về bên ngoài thì rõ ràng là Trung Quốc đang thất thế so với Mỹ. Sự thất thế rõ ràng nhất là một đồng minh 10 năm nay của Trung Quốc là Nga đã dần gần lại với EU và đạt được những thỏa thuận từ tạm thời tiến tới vững chắc với Mỹ về vấn đề Trung Đông. Chỉ dấu rõ nhất là việc Mỹ đã giảm quân sự, ảnh hưởng và bớt ra quyết định tại các khu vực nóng ở Trung Đông.

Về EU thì hẳn nhiên dù có nhiều bất đồng với Mỹ về chia chác lợi ích nhưng các nước EU vẫn gần Mỹ hơn Trung Quốc. Cụ thể nhất là Anh đã đạt được một thoả thuận Brexit đúng thời điểm như nước này tính toán. Giới quan sát cho rằng EU không ràng buộc Anh nhiều nữa để nước này nhanh chóng có mặt cùng Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc ở Châu Á- Thái Bình Dương. Sau khi ổn định Trung Đông với Nga thì các nước mạnh trong EU còn lại sẽ đi tiếp theo sau Anh.

Nghĩa là các đại cường của EU đã có chiến lược phân công cụ thể ai trước ai sau để gây áp lực dài hạn với Trung Quốc.

Ngoài Nga, EU thì Trung Quốc còn bị áp lực từ Ấn Độ. Quan hệ với Ấn Độ của Trung Quốc cũng không ổn như Tập mong muốn. Chiến thuật “móng mèo” sử dụng Pakistan để gây rối khối vùng vịnh Bengal của Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ và các nước vùng Bengal đi quá xa về hướng thù địch. Hậu quả cuối cùng là khi Ấn Độ đe doạ dùng hạt nhân thì Pakistan không thể nghe lời Trung Quốc mà gây rối vùng Bengal nhiều hơn.

Tiếp theo là Nhật, là cường quốc châu Á số 2 sau Trung Quốc. Nhật đã thành công trong việc thúc đẩy và lôi kéo các nước nhỏ tại châu Á dùng dằng với Trung Quốc.

Đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và các tiểu quốc vùng Đông Á, Nhật đã làm tốt vai trò của mình trong việc hình thành các đồng minh nhỏ chống Trung. Ngay như với Việt Nam,ảnh hưởng chính trị-kinh tế-văn hoá... của Nhật hiện nay có lẽ chỉ xếp sau Trung Quốc. Ngay cả như vũ khí thì Việt Nam nhận của Nhật, Nga, Mỹ là một chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng của Nhật tại Việt Nam đã đủ quan trọng.

Như vậy về đối ngoại, Trung Quốc không có bạn. Bị Nga, Mỹ, EU, Nhật, Ấn Độ bao vây và đẩy lùi chiến lược trên toàn cầu. Thậm chí mới đây nhất là Nga cũng đã tranh thủ Trung Quốc suy yếu vì “đánh nhau” với Mỹ, đã bắt đầu đặt chân tới Châu Phi. Putin vừa tổ chức hội nghị với lãnh đạo 54 nước của lục địa đen này. Sự khôn khéo tính toán của Putin đã đẩy Tập Cận Bình vào thế bị bỏ rơi. Sợi dây cuối cùng ông Tập bấu víu là Putin đã bị Putin lạnh lùng cắt đứt.

Tổng kết lại sau gần 10 năm thực hiện quốc sách “trỗi dậy hoà bình và BRI”, Trung Quốc bị Mỹ đẩy khỏi châu Mỹ. Bị Nga và EU đẩy khỏi Trung Đông, bị Ấn Độ và Nhật bao vây ở châu Á, và bắt đầu bị Nga tranh thủ chen chân vào chia bớt châu Phi. Thất thế toàn diện và toàn cục.

Là một quốc gia công nghiệp khổng lồ thì Trung Quốc cần dầu mỏ. Sự thất thế toàn diện trên các trọng điểm dầu mỏ về địa chính trị sẽ dẫn đến sự sụp đổ công nghiệp và kinh tế toàn thể. Mất dần các khu vực dầu mỏ đó buộc Trung Quốc phải quay về giữ chặt biển Đông nhưng liệu có giữ nổi không khi liên quân Anh-Mỹ sắp thọc mũi kiếm đầu tiên trong lúc chờ sáu đại cường còn lại trong “bát quốc liên quân” đến sau để kết liễu một mầm mống phát xít đỏ.

Lá bài tủ cuối cùng mà đảng CSTQ có thể dùng là vũ khí hạt nhân để đe dọa thế giới cũng khó khả thi. Chiến lược toàn cầu của tư bản văn minh trong thời đại mới là đoàn kết nhân loại, tiêu diệt các chủ nghĩa cơ hội mưu đồ bá quyền độc tài có thể đưa đến cực đoan để ổn định trái đất và tiến ra vũ trụ. Những bộ óc thiên tài và tinh hoa của tư bản văn minh sẽ không chấp nhận bất kỳ lời đe dọa nào có thể dẫn nhân loại đến việc chết cùng nhau.

Trung Quốc buộc phải chuyển hoá qua văn minh hoặc bị bao vây, tiêu diệt từ từ và phân rã. Sự sụp đổ nhanh chóng của triều đại Thành Cát Tư Hãn chính là tấm gương hiện nay của triều đại Tập Cận Bình.

2/ ĐỐI NỘI

Bây giờ ta nhìn vào bên trong Trung Quốc. Sức ép bên ngoài sẽ thành sức ép bên trong. Với sự hội nhập mở cửa gần 50 năm nay của đảng CSTQ thì sự tập trung tư tưởng và đường lối của nước này không còn như thời Mao Trạch Đông. Những hệ phái, những “đảng trong đảng” hình thành dần các đường dây quyền lực thân Mỹ, thân Nga, thân Nhật, thân EU... nằm bên dưới cái bề mặt chấp hành mệnh lệnh của ông Tập. Những hệ phái này vì lợi ích riêng của họ, sẽ bị các thế lực đối đầu với Trung Quốc lôi kéo đi về các hướng khác nhau. Tập thanh trừng hết thì lấy ai mà làm việc ?

Đó là về chính trị, về kinh tế Trung Quốc thì các bạn đã có nhiều tin tức về sự khủng hoảng nên tôi không nói. Suy yếu kinh tế bên trong chỉ là một góc độ, bị đẩy lùi khỏi các khu vực dầu mỏ quốc tế và BRI còn làm Trung Quốc đánh rơi tiền của mình ở bên ngoài. Bên trong không làm ra tiền nhiều nữa và tiền đã rải ra bên ngoài mất dần đi thì kinh tế Trung Quốc sẽ đi về đâu ?

Đó là bối cảnh kinh tế, chính trị, nhân sự vĩ mô. Chuyện vi mô các bạn có thể thấy dễ nhất là việc ông chủ của tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi vừa có tin đồn loan ra là vẫn dùng IPhone của Mỹ. Đó là chỉ dấu rõ rệt nhất về lòng trung thành của đội ngũ xung quanh ông Tập.

Ông Nhậm làm ra điện thoại Huawei nhưng đưa ra một thông điệp là ông không dùng Huawei, cũng là thông điệp về việc các quan chức của đảng CSTQ không thấy an toàn và thích thú với những gì họ cống hiến cho đảng CSTQ đang mặc cái áo hiếu chiến có thể dẫn đến chết chung của Thành Cát Tập Cận Bình hiện nay.

Bối cảnh như vậy thì ai sẽ bấm nút hạt nhân khi ông Tập muốn thấu cáy lá bài cuối cùng xuống chiếu ?

Bối cảnh bên trong và bên ngoài như vậy đòi hỏi ông Tập phải ra đi để tránh một cuộc sụp đổ của Trung Quốc đã được thấy trước. Ông Tập ra đi khi vẫn nắm chặt quân đội, công an và tình báo... là một điều dĩ nhiên ông không phục. Chính vì để tránh một cuộc khủng hoảng đấu tranh quyền lực về sau thì việc lựa chọn Trần Mẫn Nhĩ là điều tiên quyết ông Tập cần, đảng CSTQ có thể chấp nhận được và phương Tây lẫn phương Đông tạm yên tâm.

Xét như vậy, tin đồn ông Tập rời ghế là đầy đủ điều kiện cần và đủ sẽ xảy ra. Cũng là chấm dứt một đường lối bá quyền cộng sản phát xít đỏ độc tài để Trung Quốc thay đổi. Tôi tin là đảng CSTQ sẽ hiểu ý và dưới sức ép của tư bản tinh hoa mà thay đổi dần theo.

Đã đến lúc đảng em CSVN phải ra quyết định và quyết tâm thay đổi mình một khi đảng anh CSTQ sắp đến phải để Tập ra đi khi quyền lực cá nhân vẫn còn mạnh. (Minh Hữu Quang)


© Nguyễn Chương MT


https://www.facebook.com/An.Dan.Nguyen2010/posts/542725812954432

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad