Sáng 7.10
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương đảng chủ tịch nước, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị trung ương "phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua”.
Cũng sáng 7.10
Báo Thanh Niên trên trang nhất được chỉ đạo có bài "Dã tâm bất tận của Trung Quốc ở Biển Đông".
Bài báo tường thuật hội thảo "Diên Hồng" ngày 6.10 "Bãi Tư Chính và pháp luật quốc tế" mà thành phần tham dự bên cạnh các quan chức, các nhà nghiên cứu, chuyên gia chính thống là các trí thức phản biện từng bị khai trừ đảng và bị lên án là thoái hoá tư tưởng.
Đặc biệt, Báo Thanh Niên nhắc lại lời của quan chức ngoại giao Trương Triều Dương đánh giá Biển Đông "ngoài là con đường hàng hải lớn nhất nhì thế giới, là bãi đánh cá lớn nhất thế giới, bể chứa dầu mỏ" mà còn... lần đầu tiên một bí mật của Biển Đông được công bố:
"Đáy Biển Đông có một trữ lượng đất hiếm cực kỳ lớn".
Theo quan chức ngoại giao này, "nếu Trung Quốc chiếm được, đồng nghĩa với việc sẽ nắm giữ toàn bộ trữ lượng đất hiếm trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc nắm được “cổ họng” của tất cả các nước, đặc biệt là các quốc gia phát triển".
Việc công bố bí mật này sẽ hiểu vì sao các tàu khảo sát của Trung Quốc bất chấp tất cả luật lệ quốc tế, bất chấp mối quan hệ Việt Trung, chấp nhận mối quan hệ cộng sản Việt Trung bị đổ bể để tìm kiếm trữ lượng đất hiếm rồi làm chủ tài nguyên này với mưu đồ "Làm chủ thiên hạ".
Đây là một tin vô cùng tốt lành đối với Việt Nam vì vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề sống còn liên quan đến kinh tế, công nghệ, an ninh toàn cầu mà các nước phát triển công nghệ, đặc biệt là Mỹ vô cùng quan tâm.
Đó phải chăng là lý do chính vì sao các tướng lĩnh quân sự Mỹ cực lực lên án Trung Quốc đe doạ và xâm chiếm Biển Đông của "kẻ thù cũ Việt Nam” và tổng thống Trump liên tục cử các hạm tàu với vũ khí hiện đại tuần tra Biển Đông?
Cũng sáng 7.10.
Báo Pháp luật VN có bài của tiến sĩ Vũ Thanh Ca - một chuyên gia Biển Đông trong đó lần đầu tiên VN công khai đề xuất các việc cần làm:
"VN cần gửi công hàm tới tổng thư ký, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để phản đối TQ và khẳng định lập trường chính nghĩa của VN.
VN vận động để tìm cơ hội điều trần tại nghị viện các nước, đặc biệt là Mỹ và các nước lớn khác, về các hoạt động phi pháp của TQ trên biển Đông và vùng biển VN để các nước khác hiểu và tham gia đấu tranh chống các hoạt động phi pháp của TQ.
VN vận động Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua dự luật "Trừng phạt biển Đông và biển Hoa Đông” do các nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ cùng đề xuất và đưa ra.
Theo đó, dự luật này yêu cầu chính phủ Mỹ trừng phạt các tổ chức, cá nhân TQ đồng lõa hoặc tham gia vào các hoạt động cải tạo đất, bồi đắp đảo, xây hải đăng và xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin di động tại biển Đông, hoặc đe dọa đến hòa bình, an ninh hoặc ổn định của các khu vực trên biển Hoa Đông".
Xâu chuỗi nhiều sự kiện với nhau, mới hiểu không phải tự dưng trên mạng phổ biến một bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó ban Tuyên giáo Trung ương đảng CSVN, người có công rất lớn vạch mặt nhóm lợi ích cấu kết với Trung Quốc trong Đại hội đảng 12. Trong bài viết này ông Vũ Ngọc Hoàng kiến nghị" lấy tiêu chuẩn chống sự xâm lăng của Trung Quốc là tiêu chuẩn hàng đầu để chọn lựa lãnh đạo đảng trong kỳ đại hội đảng sắp tới".
Vậy các vị trung ương sẽ phát biểu gì, biểu quyết ra sao vấn đề Biển Đông mà chủ tịch nước, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng yêu cầu?
Trong Trung ương vị nào bán nước, vị nào là tội đồ của Lịch sử rồi sẽ rõ.
"Át chủ bài" của Trung Quốc: Liệu Việt Nam có cơ hội xuất khẩu đất hiếm, cạnh tranh với Bắc Kinh?
Việt Nam có đất hiếm với trữ lượng không hề nhỏ, đây chính là cơ hội và tiềm năng xuất khẩu loại khoáng sản này. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, các mỏ đất hiếm chưa đi vào khai thác công nghiệp có hiệu quả, chuyên gia khẳng định trên VTC News.
Các kết quả nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò đã phát hiện và ghi nhận nhiều mỏ, điểm quặng đất hiếm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, các mỏ đất hiếm gốc tập chung ở Lai Châu, Lào Cai hay Yên Bái. Mỏ lớn nhất nằm ở Bắc Nậm Xe (Lai Châu). Ngoài ra, một số quặng đất (sa khoáng) hiếm nhỏ nằm rải rác khu vực ven biển từ Quảng Ninh - Vũng Tàu.
Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)...
Trong khi đó, nguồn tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam được đánh giá lớn, có trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn. Việt Nam cũng được giới khoa học đánh giá có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.
Về sản lượng khai thác, hiện tại, Trung Quốc chiếm tới 95% tổng sản lượng thế giới trong tổng số 120.000 tấn đất hiếm khai thác mỗi năm (số liệu năm 2015). Đất hiếm là thành phần quan trọng trong việc sản xuất các linh kiện điện tử, điện thoại, các vũ khí an ninh quốc phòng,...
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Trung Quốc là một cường quốc về đất hiếm, với trữ lượng rất lớn. Chính vì vậy, Trung Quốc đã và sẽ dùng đất hiếm để thao túng các quốc gia nhập khẩu để sản xuất các linh kiện điện tử, trong đó có Mỹ và Nhật Bản.
Thực tế đã cho thấy, vài năm trước, Trung Quốc đã dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Thời điểm đó, một số nhà khoa học Nhật Bản đã đến Việt Nam để thăm dò và đánh giá các mỏ đất hiếm. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có nhiều thông tin công bố kết quả về sự kiện này.
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định, Việt Nam có đất hiếm với trữ lượng không hề nhỏ, đây chính là cơ hội và tiềm năng xuất khẩu loại khoáng sản này. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, các mỏ đất hiếm chưa đi vào khai thác công nghiệp có hiệu quả.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, muốn xuất khẩu đất hiếm, các doanh nghiệp khai thác đất phải trải qua quá trình làm giàu các khoáng chất bên trong các quặng đất hiểm để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, để xuất khẩu còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
"Ví dụ xuất khẩu đất hiếm để làm linh kiện điện tử hoặc làm vật liệu cho các ngành sản xuất khác, mỗi nhu cầu xuất khẩu có một tiêu chuẩn riêng, yêu cầu rất cao về độ tinh khiết của các nguyên tố đất hiếm, chứ không phải chúng đồng đều nhau", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển cho biết.
Đánh giá về tiềm năng khai thác đất hiếm với nhu cầu xuất khẩu và năng lực khai thác của các doanh nghiệp trong nước, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để khai thác, xuất khẩu. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu đầu tiên phải có đầu ra. Ngoài ra, muốn khai thác có hiệu quả phải có giải pháp không làm ảnh hưởng tới môi trường và các giải pháp bảo hộ lao động.
"Khi khai thác bất kỳ khoáng sản nào, các doanh nghiệp (kể cả trong hay ngoài nước) đều phải có bảng đánh giá tác động về môi trường được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt. Nên các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng khai thác đất hiếm để xuất khẩu, không nhất thiết phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển đánh giá.
Việt Nam có đất hiếm với trữ lượng không hề nhỏ, đây chính là cơ hội và tiềm năng xuất khẩu loại khoáng sản này. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, các mỏ đất hiếm chưa đi vào khai thác công nghiệp có hiệu quả, chuyên gia khẳng định trên VTC News.
Các kết quả nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò đã phát hiện và ghi nhận nhiều mỏ, điểm quặng đất hiếm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, các mỏ đất hiếm gốc tập chung ở Lai Châu, Lào Cai hay Yên Bái. Mỏ lớn nhất nằm ở Bắc Nậm Xe (Lai Châu). Ngoài ra, một số quặng đất (sa khoáng) hiếm nhỏ nằm rải rác khu vực ven biển từ Quảng Ninh - Vũng Tàu.
Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)...
Trong khi đó, nguồn tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam được đánh giá lớn, có trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn. Việt Nam cũng được giới khoa học đánh giá có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.
Về sản lượng khai thác, hiện tại, Trung Quốc chiếm tới 95% tổng sản lượng thế giới trong tổng số 120.000 tấn đất hiếm khai thác mỗi năm (số liệu năm 2015). Đất hiếm là thành phần quan trọng trong việc sản xuất các linh kiện điện tử, điện thoại, các vũ khí an ninh quốc phòng,...
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Trung Quốc là một cường quốc về đất hiếm, với trữ lượng rất lớn. Chính vì vậy, Trung Quốc đã và sẽ dùng đất hiếm để thao túng các quốc gia nhập khẩu để sản xuất các linh kiện điện tử, trong đó có Mỹ và Nhật Bản.
Thực tế đã cho thấy, vài năm trước, Trung Quốc đã dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Thời điểm đó, một số nhà khoa học Nhật Bản đã đến Việt Nam để thăm dò và đánh giá các mỏ đất hiếm. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có nhiều thông tin công bố kết quả về sự kiện này.
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định, Việt Nam có đất hiếm với trữ lượng không hề nhỏ, đây chính là cơ hội và tiềm năng xuất khẩu loại khoáng sản này. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, các mỏ đất hiếm chưa đi vào khai thác công nghiệp có hiệu quả.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, muốn xuất khẩu đất hiếm, các doanh nghiệp khai thác đất phải trải qua quá trình làm giàu các khoáng chất bên trong các quặng đất hiểm để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, để xuất khẩu còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
"Ví dụ xuất khẩu đất hiếm để làm linh kiện điện tử hoặc làm vật liệu cho các ngành sản xuất khác, mỗi nhu cầu xuất khẩu có một tiêu chuẩn riêng, yêu cầu rất cao về độ tinh khiết của các nguyên tố đất hiếm, chứ không phải chúng đồng đều nhau", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển cho biết.
Đánh giá về tiềm năng khai thác đất hiếm với nhu cầu xuất khẩu và năng lực khai thác của các doanh nghiệp trong nước, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để khai thác, xuất khẩu. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu đầu tiên phải có đầu ra. Ngoài ra, muốn khai thác có hiệu quả phải có giải pháp không làm ảnh hưởng tới môi trường và các giải pháp bảo hộ lao động.
"Khi khai thác bất kỳ khoáng sản nào, các doanh nghiệp (kể cả trong hay ngoài nước) đều phải có bảng đánh giá tác động về môi trường được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt. Nên các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng khai thác đất hiếm để xuất khẩu, không nhất thiết phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển đánh giá.
Lưu Trọng Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét