Phân vùng Mekong trong tính toán chiến lược của Bắc Kinh - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Phân vùng Mekong trong tính toán chiến lược của Bắc Kinh


Chú thích: K. Yhome, The Mekong subregion in Beijing’s strategic calculus | Observer Research Foundation – June 20, 2020

Hình minh họa:

Tầm quan trọng chiến lược của phân vùng Mekong nổi bật trong những tính toán chiến lược của Bắc Kinh trong lúc Trong Hoa đối mặt với phản ứng từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Đại dịch toàn cầu có vẻ đang củng cố một vài chiều hướng trong các ràng buộc của Trung Hoa với các quốc gia Mekong trong thời hậu Covid-19.

Việc hợp tác với một số quốc gia đã được gia tăng, mặc dù “ngoại giao khẩu trang” của Trung Hoa đã gây lo ngại cho người dân muốn chánh phủ của họ nên thận trọng hơn và có nhiều yếu tố mới ngoài những mối quan hệ khó khăn hiện hữu thường được cứu xét qua các lăng kính đối đầu.

Ngoài sự hợp tác Trung Hoa-ASEAN với phân vùng Mekong, Bắc Kinh đã sử dụng Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) – một cơ chế hợp tác khu vực – trong việc tham gia vào phân vùng để chống lại đại dịch toàn cầu.

Trong tháng 2, Hội viên Hội đồng Nhà nước Trung Hoa và Bộ trưởng Ngoại giao Wang Yi (Vương Nghị) viếng thăm Vientiane, Lào để tham dự phiên họp cấp bộ trưởng lần thứ 5th của LMC, ở đó, ông kêu gọi “những nỗ lực có phối hợp” để chống lại đại dịch Covid-19.




Đại dịch toàn cầu tạo điều kiện cho Cambodia và Trung Hoa củng cố thêm việc hợp tác. Khi Thủ tướng Hun Sen của Cambodia thăm viếng Trung Hoa hồi đầu tháng 2, trong lúc “các quan điểm bài Hoa” đang dâng cao, được diễn dịch là bày tỏ “tình đoàn kết” và mối quan hệ Trung Hoa-Cambodia được mô tả là một “mẫu mực” cho ngoại giao láng giềng.

Trong một trong các phiên họp song phương cao cấp đầu tiên giữa Trung Hoa và các quốc gia láng giềng kể từ khi Covid-19 bùng phát, Bộ trưởng Wang Yi của Trung Hoa đã đồng chủ tọa ủy ban phối trí liên chánh phủ Trung Hoa-Cambodia lần thứ 5th cùng với Phó Thủ tướng Hor Nam Hong của Cambodia vào ngày 16 tháng 6 qua hội thảo truyền hình. Trong phiên họp, ông Wang nói rằng 2 quốc gia đã củng cố “việc hợp tác truyền thống” bằng cách ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau kể từ khi coronavirus mới lạ bùng phát.


Việc thiết lập một “đường đi nhanh” cho việc di chuyển của người dân và một “hành lang xanh” để vận chuyển hàng hóa giữa 2 nước để đối phó với đại dịch Covid-19 và Cambodia bày tỏ sự sự ủng hộ của mình đối với quyết định về luật an ninh quốc gia cho Đặc khu Hongkong là những dấu hiệu cho thấy sự ràng buộc chiến lược đang gia tăng giữa 2 nước. Giống như Cambodia, việc hợp tác với láng giềng Lào cũng được củng cố trong suốt thời kỳ đại dịch. Chánh phủ Lào đã tổ chức một phiên họp cấp bộ trưởng Trung Hoa-ASEAN đặc biệt về coronavirus cùng với phiên họp bộ trưởng của LMC trong tháng 2. Khi các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện ở Lào, Trung Hoa đã gởi các toán y tế và dụng cụ y tế đến Lào và được mô tả là “đáp lại lòng hảo tâm” của Trung Hoa.

Vào ngày 3 tháng 4, một cuộc điện đàm với đối tác Bounnhang Vorachith của Lào, Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) của Trung Hoa cam kết tiếp tục “tất cả sự ủng hộ và giúp đỡ” đối với quốc gia Đông Nam Á để chống lại đại dịch.




Tương tự, ngày 20 tháng 5, Chủ tịch Xi, trong khi điện đàm với Tổng thống U Win Myint của Myanmar, cam kết “chắc chắn ủng hộ và giúp đỡ” Myanmar để chống dịch. Mặc dù Myanmar đã nhận dụng cụ y tế cũng như giúp đỡ kỹ thuật của Trung Hoa trong việc chống lại khủng hoảng Covid-19, có nhiều lo ngại về sự giúp đỡ y tế của Trung Hoa.

Những vấn đề có từ lâu như tranh chấp ở Biển Đông và những lo ngại ngày càng tăng về việc xây đập của Trung Hoa trên sông Mekong cũng thêm nhiều thách thức trong sự ràng buộc của Trung Hoa với các quốc gia Mekong. Đối với Việt Nam, một thuyền đánh cá chìm trong vùng tranh chấp ở Biển Đông sau khi bị húc bởi một tàu khảo sát biển của Trung Hoa.

Một yếu tố mới cho mối quan hệ vốn đã căng thẳng là vai trò càng ngày càng tăng của Việt Nam trong việc cung cấp viện trợ y tế cho nước láng giềng Lào và Cambodia để chống đại dịch Covid-19. Mặc dù hành động nầy không hẳn là một thách thức với “độc quyền” của Trung Hoa về ngoại giao Covid ở các nước làng giềng, nó có thể là một nỗ lực của Hà Nội để tạo tư thế của một quốc gia “có trách nhiệm” đang lên, một yếu tố địa chánh trị đã được lưu ý.

Vẫn trong đầu tháng 4, một hoạt động khác nhắc nhở sự phức tạp của sự ràng buộc của Trung Hoa với các quốc gia Mekong là việc công bố một nghiên cứu cáo buộc các đập của Trung Hoa gây hạn hán ở hạ lưu vực Mekong. Mặc dù Bắc Kinh bác bỏ kết quả nghiên cứu do chánh phủ Hoa Kỳ tài trợ, một lần nữa, nó đem lại những lo ngại có sẵn của các quốc gia Mekong với những nhóm lợi ích kêu gọi Trung Hoa “minh bạch hơn”.

Với Bắc Kinh hầu như ưu tiến hóa các láng giềng trong thời hậu Covid-19, làm thế nào để mối quan hệ với phân vùng Mekong có kết quả sẽ là một thử nghiệm quan trọng đối với Trung Hoa với những ẩn ý khổng lồ về Sáng kiến Vành đai và Con đường, bên trong phân vùng lẫn các khu vực khác.


© K. Yhome
    Bình Yên Đông lược dịch
    Mekong - Cửu Long
Chú thích: K. Yhome, The Mekong subregion in Beijing’s strategic calculus | Observer Research Foundation – June 20, 2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad