‘Bộ tứ kim cương’ có thể chính thức hóa Vòng Cung Dân Chủ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

‘Bộ tứ kim cương’ có thể chính thức hóa Vòng Cung Dân Chủ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương


Nguồn: Victoria Kelly-Clark, Quad Countries Could Formalise an Arc of Democracy in Indo-Pacific | The Epoch Times. Australia, America, Japan, and India could formalise their quadrilateral strategic security ties at an in-person ministerial meeting in Delhi in the coming weeks.

Chiến hạm HMAS Stuart của Úc cùng với Tàu hộ vệ tàng hình RSS Supreme của Singapore và Tàu Hoàng gia Brunei KDB Daruleshan đi qua Thái Bình Dương khi họ chuẩn bị tham gia cuộc Tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2020 vào ngày 17/8/2020. (Ảnh Bộ Quốc phòng Úc)

Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ có thể chính thức hóa quan hệ an ninh chiến lược tứ phương của họ tại cuộc họp trực tiếp cấp bộ trưởng ở Delhi trong những tuần sắp tới.

Tham dự hội thảo trực tuyến tại Diễn đàn Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ – Ấn Độ thường niên vào ngày 31/8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun cho biết Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ.

“Có một thực tế là khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thực sự đang thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ. Họ không có bất kỳ sự kiên cường nào của NATO hay Liên minh Châu Âu”, ông nói.

“Các cơ quan mạnh nhất ở Châu Á thường không có đủ tính toàn diện, và vì vậy… chắc chắn có một lời mời ở đó vào một thời điểm nào đó để chính thức hóa một cấu trúc như thế này.”




Ông Biegun lưu ý hành động này, một phần nhằm chống lại tham vọng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, cũng sẽ đóng vai trò cho phép liên lạc thường xuyên bền vững giữa các quốc gia có chung lợi ích và giá trị.

Thường được biết đến với cái tên “Bộ tứ kim cương” (the Quad), Đối thoại An ninh Tứ giác (QSD) lần đầu tiên được thành lập vào năm 2007 bởi Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Kể từ đó, họ đã nhóm họp bán thường xuyên để thảo luận về các vấn đề kinh tế khu vực và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung như Cuộc tập trận Malabar ở Ấn Độ.

Về cơ bản là có một diễn đàn chiến lược không chính thức cho bốn nền dân chủ tự do trong 13 năm qua, mục tiêu của ông Abe khi thiết lập sự đối thoại này là để tạo ra một vòng cung dân chủ Châu Á — một vòng cung có thể được mở rộng để bao gồm hầu như tất cả các quốc gia nằm ở ngoại vi của Trung Quốc, như các quốc gia ở Trung Á, Mông Cổ, bán đảo Triều Tiên và các quốc gia khác ở Đông Nam Á.


Được tái củng cố vào năm 2017 bởi chính phủ TT Trump, ông Biegun cho biết Hoa Kỳ coi Bộ Tứ là một cách để “tạo ra một khối quan trọng xoay quanh các giá trị và lợi ích chung của các quốc gia này, mà có thể thu hút nhiều quốc gia hơn ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, và thậm chí cả các quốc gia khác trên khắp thế giới, để cùng làm việc vì một mục tiêu chung hoặc thậm chí sau cùng là để gắn kết theo cách có cấu trúc hơn với họ”.

Hồi tháng 7, nhà phân tích quốc phòng cao cấp của Rand, ông Derek Grossman, đã lưu ý, “Lần đầu tiên trong lịch sử của Bộ Tứ, các ngôi sao đang hiệp lực cho một đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc, và những tác động trong tương lai của hành động này có thể rất đáng kể.”

Ông Grossman tin rằng Bộ Tứ hiện có một quyết tâm cụ thể để ngăn chặn Trung Quốc, vì tất cả các thành viên gần đây đều đang chấm dứt việc chấp nhận chính sách ngoại giao chiến lang của Bắc Kinh.

Nhưng ông lưu ý rằng các hành động tăng cường gần đây của Bộ Tứ bị Bắc Kinh coi là không có lợi vì chính quyền này coi Bộ Tứ là một liên minh quân sự nhằm “kiềm chế” và đe dọa Trung Quốc.




Trước đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây áp lực buộc Úc không tham gia với Ấn Độ và Hoa Kỳ, dẫn đến điều mà một số người tranh luận là Úc rút khỏi Bộ Tứ dưới thời cựu Thủ tướng đảng Lao động Kevin Rudd.

Tuy nhiên, sau các hành động cưỡng bức ngoại giao gần đây của Trung Quốc, Úc dưới sự điều hành của Chính phủ Liên minh Morrison đã xoay trục chính sách đối ngoại của mình đối với các khả năng quốc phòng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, và đầu tư 270 tỷ AUD (196 tỷ USD) vào một bản cập nhật chiến lược cho lực lượng quốc phòng của Úc.

Úc cũng đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.

Tại buổi ra mắt bản cập nhật chiến lược của Lực lượng Phòng vệ hồi tháng 7, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói, “Chúng ta phải cảnh giác với tất cả các mối đe dọa hiện tại và tương lai, bao gồm cả những mối đe dọa thách thức chủ quyền và an ninh của Úc.”

Cuộc họp dự kiến ​​vào cuối tháng 9 sẽ là cuộc họp đầu tiên dành cho các thành viên Bộ Tứ kể từ tháng 11/2019. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Úc đã đưa ra một tuyên bố cho biết các nước trong Bộ Tứ cam kết tiếp tục phối hợp kinh tế và an ninh để hỗ trợ sự ổn định khu vực và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Họ cũng nhất trí sẽ tăng cường hợp tác khu vực một cách thiết thực trong các lĩnh vực như hàng hải, chống khủng bố, mạng internet, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.


© Victoria Kelly-Clark
    Cẩm An Biên dịch
    E-Viet
Nguồn: Victoria Kelly-Clark, Quad Countries Could Formalise an Arc of Democracy in Indo-Pacific | The Epoch Times. Australia, America, Japan, and India could formalise their quadrilateral strategic security ties at an in-person ministerial meeting in Delhi in the coming weeks.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad