Bắc Kinh đe dọa tấn công Australia bằng tên lửa - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

Bắc Kinh đe dọa tấn công Australia bằng tên lửa


Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết Úc sẽ không chấp nhận các biện pháp trừng phạt kinh tế. (Ảnh: ANDREW TAYLOR / AFP via Getty Images)

Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Thời báo Hoàn cầu đã kêu gọi Bắc Kinh lên kế hoạch tấn công tên lửa nhắm vào Australia nếu quân đội nước này hỗ trợ Đài Loan chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc, The Epoch Times đưa tin.

Thông điệp xuất hiện trong một tạp chí do Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn cầu đăng tải sau khi ĐCSTQ công bố “đình chỉ vô thời hạn” các cuộc đàm phán kinh tế cấp cao với Australia vào thứ Năm ngày 6/5.

Ông Hồ viết, nếu "diều hâu Úc" tiếp tục cường điệu hoặc ám chỉ rằng Úc sẽ hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ và tham chiến khi xung đột quân sự nổ ra ở eo biển Đài Loan, và các phương tiện truyền thông của Úc đã tích cực quảng bá thông điệp này. Ông Hồ đề nghị Trung Quốc "lên kế hoạch áp đặt trừng phạt trả đũa đối với Úc một khi nước này can thiệp quân sự vào tình hình eo biển Đài Loan”.


"Kế hoạch cần bao gồm các cuộc tấn công tầm xa vào các cơ sở quân sự và các cơ sở quan trọng có liên quan trên đất Úc nếu nước này thực sự gửi quân đến các khu vực ngoài khơi của Trung Quốc và chiến đấu chống lại Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc", ông Hồ nói thêm.
Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bức ảnh không ghi ngày tháng này. (Ảnh: The Epoch Times)

“Trung Quốc có khả năng sản xuất mạnh mẽ, bao gồm sản xuất thêm tên lửa tầm xa với đầu đạn thông thường có thể nhắm vào các mục tiêu quân sự ở Úc khi tình hình trở nên căng thẳng”.

Ông Hồ là một người có tiếng nói và thường là một nhà bình luận gây tranh cãi về một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến ĐCSTQ.

Bình luận của ông Hồ được đưa ra khi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đình chỉ cuộc đàm Đối thoại Kinh tế Chiến lược giữa Trung Quốc và Úc, sau khi Ngoại trưởng Marise Payne chấm dứt thỏa thuận Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường được ký giữa Ủy ban và Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews. Bà Payne nói rằng, thỏa thuận BRI này “không phù hợp với chính sách đối ngoại của Úc".

Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết Úc sẽ không chấp nhận các biện pháp trừng phạt kinh tế. (Ảnh: ANDREW TAYLOR / AFP via Getty Images)

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc hủy bỏ đàm phán Đối thoại Kinh tế Chiến lược sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Australia, đặc biệt là khi các cuộc đàm phán giữa các bộ trưởng và người đồng cấp Trung Quốc đã bị đóng băng kể từ tháng 4/2020.

Hơn nữa, các nhà xuất khẩu Úc đang bận rộn rút lui khỏi thị trường Trung Quốc để tránh tiếp xúc với sự ép buộc kinh tế từ Bắc Kinh.

Trong khi đó, vào tháng trước, Bộ trưởng Nội vụ Úc Mike Pezzullo đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc rằng Úc phải mạnh mẽ và chuẩn bị để đối phó với “tiếng trống chiến tranh” đang vang lên trong khu vực.

“Ngày nay, các quốc gia dân chủ vẫn tiếp tục đối mặt với thách thức đau buồn này. Trong một thế giới thường xuyên căng thẳng và đầy sợ hãi, tiếng trống chiến tranh - đôi khi yếu ớt và xa vời, và những lúc khác ồn ào hơn và gần hơn bao giờ hết”, ông viết trong một bài xã luận.

Joseph Siracusa, trợ giảng môn lịch sử ngoại giao quốc tế tại Đại học Curtin, gọi Thời báo Hoàn cầu là “mối đe dọa bạo lực thể chất” đối với Úc, và cho biết chính phủ Úc cần yêu cầu một lời xin lỗi hoặc có trục xuất Đại sứ Trung Quốc.


“Điều này không phải do ai đó viết trong tháp ngà hay tòa nhà kính lớn nào đó ở Bắc Kinh. Nó được một người viết ra tại bàn làm việc, rồi đưa duyệt và được chấp thuận”, ông nói với The Epoch Times, lưu ý rằng Thời báo Hoàn cầu không chỉ là một tờ báo với những biên tập viên gian dối, mà còn là đại diện của lãnh đạo ĐCSTQ, ông Siracusa, nói.

Chính phủ Úc nên yêu cầu hoặc gọi Đại sứ Trung Quốc đến văn phòng Ngoại trưởng để giải thích và xin lỗi. Nếu không, cần phải trục xuất ông ta trong vòng 48 giờ, giống như chính phủ Séc trục xuất một số nhân viên đại sứ quán Nga vào tháng trước.

Ông cũng nói: “Chúng ta sẽ không đóng cửa Đại sứ quán Trung Quốc, mà là tống cổ Đại sứ ra khỏi Úc. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính ông ta là người đã dàn dựng chiến dịch căm thù chống lại Úc”.

Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye là người đi đầu trong chính sách ngoại giao “chiến binh sói” của Bắc Kinh chống lại Úc và đưa ra những lời đe dọa trả đũa ban đầu vào năm ngoái để đáp trả lời kêu gọi tiến hành cuộc điều tra về nguồn gốc COVID của chính phủ Úc.

Mối thù của Trung Quốc với Úc đã leo thang như thế nào?

Năm 2019: Cơ quan tình báo Úc kết luận rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho một cuộc tấn công mạng nhằm vào quốc hội Úc và ba đảng chính trị lớn nhất trước cuộc bầu cử tháng 5/2019.

Tháng 4/2020: Thủ tướng Úc Scott Morrison bắt đầu cùng các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch coronavirus. Hơn 100 quốc gia cuối cùng đã ủng hộ cuộc điều tra, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp.

Ngày 15/4/2020: Thủ tướng Morrison là một trong số ít nhà lãnh đạo lên tiếng đồng tình với những chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đối với Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cáo buộc WHO che đậy cho Trung Quốc.

Ngày 21/4/2020: Đại sứ quán Trung Quốc cáo buộc ngoại trưởng Úc Peter Dutton 'thiếu hiểu biết và cố chấp' và 'nhại lại những gì người Mỹ nói' sau khi ông kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về sự bùng phát.

Ngày 26/4: Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye ám chỉ việc tẩy chay rượu và thịt bò Úc, đồng thời nói rằng khách du lịch và sinh viên Trung Quốc có thể tránh Úc 'trong khi nước này không thân thiện với Trung Quốc'. Canberra bác bỏ mối đe dọa và cảnh báo Bắc Kinh 'cưỡng bức kinh tế'.


Ngày 11/5/2020: Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà chế biến thịt lớn nhất của Úc. Những con số này chiếm hơn một phần ba tổng số thịt bò xuất khẩu trị giá 1,1 tỷ đô la của Úc sang Trung Quốc.

Ngày 18/5/2020: WHO ủng hộ cuộc điều tra một phần về đại dịch, nhưng Trung Quốc nói rằng việc Úc kêu gọi điều tra là một 'trò đùa'. Cùng ngày, Trung Quốc áp thuế 80% đối với lúa mạch của Úc. Úc cho biết họ có thể thách thức điều này tại WTO.

Ngày 5/6/2020 Bắc Kinh cảnh báo du khách không đến Úc với cáo buộc phân biệt chủng tộc và bạo lực chống lại người Trung Quốc liên quan đến Covid-19.

Ngày 9/6/2020: Bộ Giáo dục Trung Quốc cảnh báo sinh viên nên suy nghĩ cẩn thận về việc học tập tại Úc, tương tự cũng trích dẫn các vụ việc bị cáo buộc phân biệt chủng tộc.

Ngày 19/6/2020: Úc cho biết họ đang bị tấn công mạng từ một quốc gia nước ngoài mà các nguồn tin chính phủ cho rằng đó là Trung Quốc. Thủ tướng Morrison cho biết, cuộc tấn công đã nhằm vào các ngành công nghiệp, trường học, bệnh viện và các quan chức chính phủ.

Ngày 9/7/2020: Úc đình chỉ hiệp ước dẫn độ đối với Hong Kong và đề nghị gia hạn thị thực cho 10.000 người Hong Kong đã ở Úc vì luật an ninh quốc gia của Trung Quốc cấm người dân chống đối.

Ngày 18/8/2020: Trung Quốc mở cuộc điều tra chống bán phá giá kéo dài 12 tháng đối với rượu vang nhập khẩu từ Úc, một mối đe dọa lớn đối với ngành công nghiệp trị giá 6 tỷ đô la.

Ngày 26/8/2020: Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố ông sẽ lập pháp để ngăn chặn các tiểu bang và vùng lãnh thổ ký thỏa thuận với các cường quốc nước ngoài đi ngược lại chính sách đối ngoại của Úc. Các nhà phân tích cho biết nó là nhằm vào Trung Quốc.

Ngày 13/10/2020: Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết ông đang điều tra các báo cáo rằng các quan chức hải quan Trung Quốc đã thông báo một cách không chính thức cho các nhà sản xuất thép và nhà máy điện thuộc sở hữu nhà nước ngừng mua than của Úc.

Ngày 2/11/2020: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp David Littleproud tiết lộ Trung Quốc đang ngừng nhập khẩu tôm hùm Úc để kiểm tra chất khoáng.

Ngày 3/11/2020: Trung Quốc ra chỉ thị cấm nhập khẩu lúa mạch, đường, rượu vang đỏ, gỗ tròn, than đá, tôm hùm và đồng từ Úc.

Ngày 18/11/2020: Trung Quốc công bố một hồ sơ bao gồm 14 điều bất bình với Úc.


Ngày 27/11/2020: Xuất khẩu than của Úc sang Trung Quốc đã giảm 96% trong ba tuần đầu tiên của tháng 11 khi Úc từ chối nhập cảnh đối với 82 tàu than với 8,8 triệu tấn than ngoài khơi các cảng biển của Trung Quốc.

Ngày 28/11/2020: Bắc Kinh áp thuế 212% đối với xuất khẩu rượu vang trị giá 1,2 tỷ USD của Úc, cho rằng chúng bị 'bán phá giá' hoặc được bán với giá thấp hơn. Yêu cầu bồi thường bị cả Úc và các nhà nhập khẩu Trung Quốc phủ nhận.

Ngày 30/11/2020: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng một hình ảnh được cho là giả cho thấy một binh sĩ Úc đang cười toe toét cầm dao cứa vào cổ một đứa trẻ Afghanistan. Động thái này đã khiến người Úc phẫn nộ.

Ngày 12/12/2020: Than Úc được thêm vào danh sách đen của Trung Quốc.

Ngày 11/1/2021: Úc ký kết hợp đồng xây dựng trị giá 300 triệu đô la mà lẽ ra Tổng công ty Cơ khí Xây dựng Nhà nước Trung Quốc thuộc sẽ tiếp quản Probuild. Giá thầu đã được bôi đen vì những lo ngại về an ninh quốc gia.

Ngày 5/2/2021: Trung Quốc xác nhận nhà báo Melbourne và là mẹ đơn thân Cheng Lei đã chính thức bị bắt sau khi tạm giam vào tháng 8/2020.

Ngày 23/2/2021: Trung Quốc cáo buộc Úc nằm trong 'trục tối cao của người da trắng' với Anh, Mỹ, Canada và NZ trong một bài xã luận.

Ngày 11/3/2021: Úc bị một biên tập viên báo Đảng Cộng sản buộc tội diệt chủng.

Ngày 15/3/2021: Bộ trưởng Thương mại Dan Tehan tuyên bố ông muốn Tổ chức Thương mại Thế giới giúp hòa giải tranh chấp thương mại giữa Úc và Trung Quốc.

Ngày 21/4/2021: Ngoại trưởng Marise Payne thông báo Úc đã hủy bỏ thỏa thuận Vành đai và Con đường gây tranh cãi giữa Victoria với Trung Quốc bằng cách sử dụng quyền phủ quyết mới.

Ngày 6/5/2021: Trung Quốc đình chỉ vô thời hạn tất cả các cuộc đàm phán kinh tế chiến lược với Australia, đổ lỗi cho thái độ của Chính phủ Morrison đối với mối quan hệ này. Động thái này cắt đứt mọi liên lạc ngoại giao với Bắc Kinh trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc-Australia, đóng băng các cuộc thảo luận giữa các quan chức chủ chốt cấp bộ trưởng, The Guadian đưa tin

   Mời xem thêm »


© Nguyên Hương
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad