Nikkei: Trung Quốc và Nga đang sử dụng vaccine để lật đổ nền dân chủ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

Nikkei: Trung Quốc và Nga đang sử dụng vaccine để lật đổ nền dân chủ


Thổ Nhĩ Kỳ đã buôc phải duy trì sự mối quan hệ mong manh với Trung Quốc trong vài năm qua, giảm bớt những lời chỉ trích về việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo khi Ankara tìm kiếm đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế khó khăn của họ - và gần đây là để mua được vaccine. (Ảnh: Flickr)

Tờ Nikkei Asia gần đây đã đăng bài phân tích của ông Kevin Sheives - Phó Giám đốc và Ryan Arick là Trợ lý Chương trình tại Diễn đàn Quốc tế về Nghiên cứu Dân chủ tại Quỹ Quốc gia về Dân chủ - về lo ngại Vaccine Covid-19 chính là vũ khí để các chính phủ độc tài lật đổ những nền dân chủ còn lại trên thế giới.

Trung Quốc và Nga đang tham gia vào một cuộc tấn công ngoại giao để đạt được lợi thế tối đa trong việc phân phối vaccine của họ trên toàn cầu. Các nền kinh tế đang phát triển, nơi còn hạn chế trong việc tự phát triển vaccine cũng như nguồn tài chính mua vaccine, trở thành nơi tiếp nhận chính trong chiến lược “ngoại giao vaccine” này, chủ yếu là các quốc gia tại Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi.

Trung Quốc đã cung cấp hơn 240 triệu liều (và còn tiếp tục) cho ít nhất 78 quốc gia, trong khi Nga đã cung cấp 12,8 triệu liều cho hơn 30 quốc gia với tốc độ chậm hơn rất nhiều.


Tác giả Sheives gọi Nga và Trung Quốc là "các chính phủ độc tài" và ông cho rằng các chính phủ này đang khống chế các kênh phân phối vaccine để phục vụ lợi ích cho chế độ của họ. Trong một số trường hợp, vaccine của các chính phủ ngày phục vụ lợi ích của chế độ chứ không phải là của những người đang rất cần được tiêm chủng trong mùa dịch.

Đối với các quốc gia độc tài tham gia vào chính sách ngoại giao vaccine toàn cầu, những công cụ này nhằm tăng cường quyền lực mềm của họ; dịch bệnh càng nặng, càng khó lường, thì công cụ của họ càng sắc bén.

Ông Sheives tóm lược kết quả nghiên cứu của nhóm mình về "tác động của COVID-19 đối với nền dân chủ", khẳng định rằng ngoại giao vaccine của 2 chính phủ này, đang nhấn mạnh vào 4 chiến lược sau:

  1. Phổ biến thông tin sai lệch hoàn toàn về vaccine phương Tây; 
  2.  Ưu tiên có được vaccine đầu tiên (chiếm ưu thế) chứ không phải là sự an toàn của vaccine; 
  3.  Nhắm mục tiêu sớm tiếp cận đến các mạng lưới tinh hoa chính trị; 
  4.  Đảm bảo dùng vaccine để trao đổi lấy các lợi ích chính trị khác [dù không liên quan gì đến vaccine hay dịch bệnh] Thao túng thông tin


Thao túng thông tin sai lệch về vaccine phương Tây

Đầu tiên, khi vaccine bắt đầu được phát triển, các nhà chức trách ở Nga và Trung Quốc đã áp dụng các chiến lược thao túng thông tin để gây mất lòng tin vào vaccine phương Tây.

Các quan chức Mỹ cáo buộc rằng các cơ quan tình báo Nga đã phát động các chiến dịch thông tin sai lệch trực tuyến để làm suy yếu niềm tin vào vaccine của Pfizer-BioNTech, công khai nghi ngờ tính hợp lệ của các thử nghiệm lâm sàng và nhấn mạnh quá mức các tác dụng phụ được báo cáo của vaccine này.

Đồng điệu với Nga, một mạng lưới tuyên truyền do Bắc Kinh tổ chức đã lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội sau khi Pfizer báo cáo dữ liệu lâm sàng của mình, trong khi các nhà ngoại giao của họ nhanh chóng khuếch đại các bài đăng tiêu cực được sản xuất theo đơn đặt hàng về chủ đề này.


Những mạng lưới thông tin sai lệch này không phải là những tin đồn thất thiệt. Chúng là các chiến dịch được điều phối, do chính phủ điều hành nhằm chống lại các loại vaccine vốn khá có uy tín của Mỹ và Phương Tây; những quốc gia có bề dày phát triển vaccine tốt hơn Nga và Trung Quốc.

Với các chính phủ độc tài, có thể khó phân loại thực tế khỏi tiểu thuyết và khoa học khỏi tuyên truyền. Chỉ một ngày sau khi ông Gao Yu, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, thừa nhận vaccine của Trung Quốc có tỷ lệ hiệu quả thấp hơn mong đợi và đề xuất pha liều lượng, hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển phân tích khoa học của ông vào nhóm tin bị kiểm duyệt và cấm tuyên truyền liên quan đến vaccine. Các bình luận của ông Gao đã bị kiểm duyệt trên các nền tảng truyền thông xã hội và tin tức của Trung Quốc. Tờ Global Times của Trung Quốc còn bóp méo các bình luận của ông Gao là đề cập đến "tất cả các loại vaccine", chứ không phải vaccine của Trung Quốc.

Bất chấp an toàn, đi đầu về vaccine để chiếm 'tiên cơ'

Các chính phủ độc tài ưu tiên tốc độ và "đi đầu" về sản xuất vaccine hơn là tuân theo các chuẩn mực khoa học và quốc tế nhằm xây dựng lòng tin vào các sáng kiến ​​y tế công cộng.

Nga đã ra mắt vaccine COVID-19 vào tháng 8 năm ngoái, được đặt tên là "Sputnik-V" để vinh danh thành công năm 1957 của Liên Xô trong việc triển khai vệ tinh Sputnik của mình ra ngoài không gian trước phương Tây. Vaccine Sputnik V đã được đưa ra trước khi quá trình thử nghiệm thích hợp được hoàn thành và chương trình phát triển vaccine này của Nga đã cố gắng đánh cắp nghiên cứu từ các tổ chức phương Tây.

Người đứng đầu quỹ đầu tư của Nga để nghiên cứu về vaccine này nói: "Người Mỹ đã rất ngạc nhiên khi họ nghe thấy tiếng bíp của Sputnik. Nó cũng giống như vaccine này. Nga sẽ tạo ra vaccine trước [các nền dân chủ khác]".

Nga ngay lập tức phân phối những liều Sputnik-V chưa được kiểm tra này cho các đồng minh Guinea và Venezuela. Các quốc gia mua vaccine của Nga đã không thể nhận đủ lượng vaccine yêu cầu. Airfinity, một công ty phân tích khoa học có trụ sở tại London, ước tính Nga chỉ cung cấp được khoảng 12,8 triệu liều dù cam kết ban đầu là 605 triệu liều vaccine.


Nhiều nước đã tỏ ra lo ngại hiệu quả và khả năng cung cấp vaccine của Trung Quốc. Những thất bại này đã khiến các nước nhận viện trợ thất vọng và công khai chỉ trích Bắc Kinh.

Nhắm đến giới tinh hoa

Nga và Trung Quốc cũng đã nhắm đến giới tinh hoa để giới này sớm tiếp cận sớm với vaccines do họ sản xuất. Thực tiễn này phù hợp với sở thích của Bắc Kinh và Mátxcơva trong việc thiết lập đặc quyền với giới tinh hoa chính trị như một cơ chế tạo ảnh hưởng và đòn bẩy.

Cho tới nay, nhiều chính trị gia hàng đầu, những người sử dụng vaccine của Nga và Trung Quốc, đã bị nhiễm Covid-19. Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte, thậm chí 'phản thùng' lại đồng minh Trung Quốc với tuyên bố "các bạn đừng tiêm vaccines Trung Quốc như tôi" và đòi trả lại Trung Quốc 1.000 liều vaccines.

Cho tới nay, nhiều chính trị gia hàng đầu, những người sử dụng vaccine của Nga và Trung Quốc, đã bị nhiễm Covid-19. Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte, thậm chí 'phản thùng' lại đồng minh Trung Quốc với tuyên bố "các bạn đừng tiêm vaccines Trung Quốc như tôi" và đòi trả lại Trung Quốc 1.000 liều vaccines. (Ảnh: LINUS ESCANDOR II / AFP qua Getty Images)

Ở Peru, Bắc Kinh đã trao quyền tiếp cận vaccines sớm cho các quan chức chính phủ cấp cao và mạng lưới bảo trợ của họ trước những nhóm dân số dễ bị nhiễm bệnh. Các nhà lãnh đạo ở Philippines, Venezuela và Uganda, những người đã nhận được các lô hàng sớm vaccines Sinovac của Trung Quốc, đã ưu tiên mạng lưới bảo trợ và nhân viên an ninh của họ trước người già và các chuyên gia y tế.

Đổi vaccines lấy thỏa hiệp chính trị - ngoại giao - kinh tế

Cuối cùng, trong trường hợp của Trung Quốc, vaccines là con bài thương lượng mấu chốt trong các giao dịch mà việc mua hoặc tặng vaccines là để đổi lại sự ủng hộ chính trị. Một lần nữa, các mục tiêu về sức khỏe cộng đồng được coi là thứ yếu so với các yêu cầu về chính sách đối ngoại của chế độ Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Paraguay cáo buộc rằng Trung Quốc đã đề nghị cung cấp vaccines để đổi lấy việc quốc gia này cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Trung Quốc đã thưởng cho Guyana thêm vaccines ngay khi Guyana từ chối cho Đài Loan thành lập văn phòng đại diện tại nước này. Brazil đã đảo ngược quan điểm trước đó khi cho phép Huawei của Trung Quốc cạnh tranh ở Brazil với tư cách là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông 5G tiềm năng; các nhà phân tích cho rằng hành động này là để đổi lấy quyền tiếp cận vaccines Sinovac của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã hứa cho Malaysia tiếp cận với vaccines COVID, nhưng sau đó ngay lập tức yêu cầu trả tự do cho các ngư dân Trung Quốc bị bắt vì xâm phạm vùng biển của Malaysia. Các loại vaccines của Bắc Kinh không chỉ trở thành công cụ tạo ảnh hưởng mà còn là công cụ sắc bén tạo đà thống trị của Trung Quốc và Nga trên chính trường thế giới.



Lời khuyên

Khi các quốc gia trên thế giới chấp nhận các vaccines có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nga để lấp đầy khoảng trống về cầu vaccines trong đại dịch, họ không nên đánh đổi các nguyên tắc dân chủ và lợi ích của mình trong quá trình này.

Sự thể hiện tình cảm thái quá đối với những loại vaccines này, như ở Serbia, sẽ là công cụ tuyên truyền cho các nhà lãnh đạo độc tài ở Moscow hoặc Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo chính trị và các chuyên gia y tế công cộng nên duy trì các yêu cầu nghiêm ngặt về xét nghiệm, tính minh bạch và chia sẻ dữ liệu.

Các nhà báo và các nhà hoạt động nên xem xét kỹ các điểm đầu vào đối với vaccines của Trung Quốc và Nga để phát hiện ra sức ép đối với giới tinh hoa chính trị hoặc các thỏa thuận chuyên nghiệp nhằm đảm bảo liều lượng. Các quan chức nhà nước nên hiểu những rủi ro chính trị lâu dài có thể đi kèm với các giao dịch đối với vaccines có nguồn gốc từ các quốc gia độc tài. Các nền tảng truyền thông xã hội và truyền thống nên tiếp tục áp dụng các quy tắc kiểm duyệt nội dung để chống lại thông tin sai lệch về các loại vaccine đã được kiểm nghiệm tốt.

Mục tiêu của việc phân phối vaccines là xây dựng lòng tin của công chúng và đánh bại COVID-19 chứ không phải để thỏa mãn cái tôi độc đoán và lợi ích của bất kỳ chế độ nào. Nếu không có những biện pháp giảm nhẹ này, các mũi kim tiêm vào cánh tay trên toàn thế giới cuối cùng sẽ đâm vào nền dân chủ của chúng ta.

   Mời xem thêm »


© Đức Duy
    Nikkei Asia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad