Xung đột giữa phương Tây với Nga về vấn đề Ukraine có nguy cơ đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc mới là mối hoạ lớn nhất của Mỹ và Phương Tây; nhưng bằng cách đẩy Nga vào đường cùng, Mỹ và đồng minh đang giúp Trung Quốc mạnh hơn để chống lại chính họ...
Trái ngược với vòng xoáy từ những người thuộc phái tân bảo thủ và các phương tiện truyền thông chính thống, Nga đang ở thế phòng ngự chứ không tấn công, trong cuộc đối đầu với phương Tây về Ukraine. Việc hiểu sai động cơ và bản chất căn bản của Nga có thể gây ra những hậu quả bi thảm cho chúng ta, ít nhất là đẩy Nga rời xa phương Tây - đồng minh tự nhiên của mình - vào vòng tay của Trung Quốc, kẻ từng không đội trời chung của họ.
Gần như liên tục kể từ thế kỷ 17, khi Peter Đại đế bắt đầu kiến thiết nước Nga theo đường lối của phương Tây sau chuyến công du châu Âu của mình thì Nga đã xác định với phương Tây và tìm cách gia nhập phương Tây. Tòa án Nga nói tiếng Pháp. Sa hoàng Alexander II giải phóng nông nô sau khi tổng thống Abraham Lincoln giải phóng nô lệ. Ngay cả khi nước Nga chấp nhận chủ nghĩa cộng sản - lần duy nhất nước Nga đi lạc khỏi truyền thống Judeo-Cơ đốc giáo - là sự du nhập của phương Tây, thì Karl Marx đang là mốt ở Đức, Pháp và Anh.
Ngày nay, Nga tiếp nhận các giá trị truyền thống của phương Tây hơn chính bản thân phương Tây. Trong khi nhiều người phương Tây hiện từ chối di sản của chúng ta, phá bỏ những bức tượng kỷ niệm lịch sử của chúng ta, từ chối truyền thống gia đình và áp dụng lý thuyết chủng tộc phê phán, thì Nga lại dẫn đầu phe đối lập với chủ nghĩa thức tỉnh.
Vào năm 2020, 80% người Nga đã bỏ phiếu thay đổi hiến pháp của mình bằng cách luật hóa “bảo vệ thể chế hôn nhân như một sự kết hợp giữa nam và nữ; tạo điều kiện cho con cái trong gia đình được nuôi dạy tử tế, cũng như trách nhiệm chăm sóc cha mẹ của những người con đã thành niên”. Năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ trích người phương Tây về việc chúng ta “phân biệt đối xử ngược lại với đa số vì lợi ích của thiểu số” và “việc hung hăng xóa bỏ toàn bộ trang lịch sử của chính họ”. Những quan điểm như vậy không phải là quan điểm của một kẻ thù nghịch ý thức hệ của phương Tây; thay vào đó, chúng phản ánh quan điểm chủ đạo ở hầu hết 50 bang của Mỹ.
Nga cũng không nên được coi là kẻ thù tự nhiên của Hoa Kỳ khi không quốc gia nào trong nhiều thế kỷ là đồng minh kiên định hơn Nga. Trước khi Mỹ giành độc lập, Catherine Đại đế của Nga đã thách thức hệ thống trọng thương của Anh bằng cách giao dịch trực tiếp với các thuộc địa của Mỹ. Trong Chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ, Nga đã đứng về phía Hoa Kỳ, cung cấp tài chính cho các thuộc địa và sử dụng đòn bẩy ngoại giao của mình để giúp các thuộc địa có được một nền hòa bình thuận lợi. Trong Nội chiến Hoa Kỳ, để ngăn cản Anh hoặc Pháp hỗ trợ quân sự cho Liên minh miền Nam, Sa hoàng Alexander II của Nga đã cử các hạm đội Baltic và Thái Bình Dương của mình đến New York và San Francisco, và chỉ thị cho các đô đốc của mình báo cáo cho Tổng thống Lincoln thực hiện nhiệm vụ nếu người châu Âu bước vào cuộc chiến. Trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, Nga đã liên minh với Hoa Kỳ để chống lại Đức.
Đúng vậy, nước Nga trong suốt thời kỳ cộng sản trở nên bất ổn trong phần lớn thế kỷ 20 là một đối thủ của Phương Tây trong Chiến tranh Lạnh, nhưng như Tổng thống Barack Obama đã quan sát một cách chính xác, những người đã cố định nước Nga của những năm 1980 đang "mắc kẹt trong một thời kỳ Chiến tranh Lạnh" dẫn đến chính sách đối ngoại "liều lĩnh" (pdf).
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) — liên minh phòng thủ gồm 12 quốc gia mà phương Tây thành lập vào cuối những năm 1940, nhằm chống lại những nỗ lực 'Tây tiến' của Nga Xô viết vào phạm vi ảnh hưởng của Tây Âu — sau Chiến tranh Lạnh đã biến thành một liên minh tấn công gồm 30 quốc gia 'Đông tiến' đến biên giới của Nga.
Nguy cơ đánh đồng nước Nga Xô Viết với nước Nga thời hậu Xô Viết hiện nay đã được đưa vào “Một lỗi định mệnh”, bài đăng trên New York Times năm 1997 của George Kennan, nhà ngoại giao trước đó đã phát triển cho Hoa Kỳ chính sách thời Chiến tranh Lạnh nhằm kiềm chế Liên Xô. Ông viết: Kìm hãm nước Nga thời hậu Xô Viết bằng cách “bành trướng NATO sẽ là sai lầm định mệnh nhất trong chính sách của Mỹ trong toàn bộ thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh”. Ông cho rằng nó sẽ “thổi bùng các khuynh hướng dân tộc, chống phương Tây và quân phiệt trong quan điểm của Nga” và "thúc đẩy chính sách đối ngoại của Nga theo những hướng nhất định không theo mong muốn của chúng ta."
Ông viết, sự bành trướng của NATO sẽ sớm phản tác dụng, vì Nga “có thể sẽ tìm kiếm một nơi khác để đảm bảo một tương lai an toàn và đầy hy vọng cho chính họ”. “Nơi khác” giờ đây đã trở thành Trung Quốc, bất chấp văn hóa của nước này xa lạ với Nga và bất chấp lịch sử tranh chấp lãnh thổ và ngoại giao đủ nghiêm trọng để dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự. Tuy nhiên, theo quan điểm của Putin, ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc liên minh với Trung Quốc, do phương Tây không chào đón Nga sau khi nước này từ chối chủ nghĩa cộng sản và thường xuyên chỉ trích những biểu hiện thiện chí của Putin.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi quan tâm đến việc hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế,” ông Putin tuyên bố vào năm 2016 trong bài phát biểu trước các đại sứ Nga. Hai tuần trước đó tại một diễn đàn kinh tế St.Petersburg "Chúng tôi chấp nhận điều này. Chúng tôi muốn hợp tác với Hoa Kỳ và chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng”. Mong muốn này cũng như những ý tưởng khác, trong đó bao gồm mong muốn của ông về thương mại tự do với Liên minh Châu Âu EU, đều bị từ chối bằng hành động chứ không phải nhân danh.
Ukraine là ví dụ mới nhất về sự hiếu chiến của phương Tây. Mặc dù phương Tây miêu tả Nga là kẻ xâm lược, nhưng chính phương Tây đã tạo ra cuộc bạo động lật đổ nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ thân Nga của Ukraine vào năm 2014, dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý ở Cộng hòa Crimea, trong đó 97% đã bỏ phiếu để gia nhập Liên bang Nga. Trái ngược với những dự đoán của phương Tây rằng việc Nga sáp nhập miền đông Ukraine sắp xảy ra, điều này đã không xảy ra, phù hợp với quan điểm của Tổng thống Nga Putin trong suốt cuộc xung đột. Ông muốn một giải pháp ngoại giao phần lớn khôi phục lại hiện trạng mà Ukraine vẫn là một quốc gia vùng đệm. Phương Tây có dã tâm muốn NATO bành trướng sang Ukraine, gây cho Nga viễn cảnh tên lửa của NATO ở biên giới Ukraine - Nga, chĩa vào Moscow.
Để tối đa hóa việc siết chặt các ốc vít đối với Nga, phương Tây cũng đang sử dụng vũ khí kinh tế, chẳng hạn như mối đe dọa phá hoại khả năng sử dụng hệ thống ngân hàng quốc tế của Nga. Kết cục đáng tiếc của hành động thâm độc này sẽ càng đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc cộng sản, đặt vũ khí hạt nhân tuyệt vời của các cường quốc phương Tây chống lại vũ khí hạt nhân tuyệt vời của liên minh Nga - Trung. Điều này sẽ không mang lại kết cục tốt đẹp.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả
Tác giả: Patricia Adams
Bà Patricia Adams là một nhà kinh tế học, đồng thời là Chủ tịch của Energy Probe Research Foundation và Probe International - một tổ chức nghiên cứu độc lập về những chính sách, chiến lược của Canada và thế giới trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế - xã hội.v.v. Bà là Tổng biên tập của các thông tin không kiểm duyệt trực tuyến về Đập Tam Điệp và các khoản “vạ nợ” của chính phủ, và là tác giả, biên tập viên của rất nhiều cuốn sách. Các cuốn sách và bài viết của bà đã được dịch sang tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bengali, tiếng Nhật và tiếng Bahasa Indonesia. Quý độc giả có thể liên hệ với bà qua email: Patriciaadams@probeinternational.org.
© Huyền Anh
The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét