Hà Nội có thói quen trả lời mập mờ, không ai hiểu gì, nhưng lại có thể hiểu kiểu gì cũng được, một thói quen của những người luôn làm những điều ám muội, không trung thực và thiếu can đảm. Thói quen này không hợp với tập quán ngoại giao văn minh. Người ta cho rằng đó là thói quen của các quốc gia chưa phát triển, của các lãnh đạo quốc gia còn dấu vết tư duy phong kiến trung cổ, ấu trĩ, thấp kém và lạc hậu.
Nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng đứng đối diện hai phía quan tài của ông Quang, những tia mắt của gia quyến ông Quang hướng về đoàn ông Trọng, bà Ngân, ánh mắt không yên tĩnh của ông Trọng khi tay cắm nhang lên bát hương ông Quang, giọng đọc hụt khí bài điếu văn, chữ G rơi xuống giữa chừng... người ta thấy như đang chứng kiến một cơn cuồng phong đầy bụi, lá rụng và đồ hàng mã.
Slovakia cảnh cáo Việt Nam về ‘hậu quả vụ bắt cóc’ bên lề cuộc họp LHQ - Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak (trái) bắt tay với Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong một cuộc họp ở Hà Nội năm 2014. |
Ông này cho rằng những giải thích của Việt Nam đối với các nghi vấn nghiêm trọng trên lãnh thổ Slovakia liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cho đến nay, là không thỏa đáng.
Phải trả lời thế nào?
Ông Miroslav Lajcak nói:
"Nếu quý vị tiếp tục nói rằng quý vị không lạm dụng lòng hiếu khách của chúng tôi và công dân bị bắt cóc của quý vị không có mặt trên chuyến phi cơ của Chính phủ Slovakia, thì tôi yêu cầu quý vị hãy đưa ra lời giải thích không sai sót về việc quý vị đã đưa ông ta từ Đức về Việt Nam bằng cách nào".
Ai cũng có thể trả lời dễ dàng yêu cầu này, trừ những nhà cầm quyền Việt nam CS ở Hà Nội.
Không biết rõ ông Minh đã trả lời như thế nào, nhưng báo ‘Thế giới và Việt Nam’ chỉ nói: "Tại cuộc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak, hai bên cho rằng cần tiếp tục có các biện pháp duy trì và thúc đẩy hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa 2 nước"(BBC).
Người ta nhớ lại khi trả lời phỏng vấn: Việt Nam có bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin không, bà Lê Thị Thu Hằng, cũng nói: “Việt Nam luôn coi trọng và sẽ cố gắng duy trì mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Cộng hoà liên bang Đức”!
Trả lời nhưng không trả lời gì cả. Đó là giọng của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn không bao giờ phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Phỏng phấn bà Thu Hằng xong, nhiều nhà báo quay sang, nói với nhau, “vạch đầu gối ra mà hỏi cũng có câu trả lời tương tự”.
Chuyện chủ quyền Biển Đông cũng vậy, mỗi lần Tàu xây cất thêm một cái gì đấy, đem một thứ vũ khí gì đấy ra Trường Sa là y như rằng người ta lại thấy bà Hằng lên đài, tivi : “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chủ quyền”, như một con vẹt, xong rồi thôi, coi như hoàn thành nhiệm vụ “giữ nước và cứu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Hà Nội có thói quen trả lời mập mờ, không ai hiểu gì, nhưng lại có thể hiểu kiểu gì cũng được, một thói quen của những người luôn làm những điều ám muội, không trung thực và thiếu can đảm. Thói quen này không hợp với tập quán ngoại giao văn minh. Người ta cho rằng đó là thói quen của các quốc gia chưa phát triển, của các lãnh đạo quốc gia còn dấu vết tư duy phong kiến trung cổ, ấu trĩ, thấp kém và lạc hậu.
Ông Minh hiểu và biết thừa điều đó nhờ những từng trải của nghề Ngoại giao suốt 36 năm. Nhưng cái vị trí Uỷ viên Bộ chính trị đã buộc ông không thể làm theo ý ông, thậm chí phản lại chính ông.
Ông Minh đã bị loại?
Nhiều tin thất thiệt đồn đoán ông Minh đã bị thất sủng. Chữ thất sủng này ngụ ý bị ông Trọng trừng phạt, hay bị ông Trọng loại. Ông Minh vào được Bộ chính trị là vì VN vào được WTO, VN đắc cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ,… Người ta nói ông Minh có khiếu ngoại giao, có gien ngoại giao từ ông bố bậc thầy ngoại giao của Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Nhưng ông Minh không che đậy được thái độ thù ghét Tàu, không giấu diếm được thiện cảm với hệ thống chính trị châu Âu, không che giấu tình thân đặc biệt với John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Minh hình như không nhất trí cách giải thích về lý thuyết Thị trường định hướng XHCN theo kiểu nghị quyết Đại hội XII, ông Minh giữ thái độ im lặng và có phần co cụm trước quyết định và hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Nếu thân thiện với Tàu là một chính sách lớn nhất và quan trọng nhất của đảng cộng sản do ông Trọng đứng đầu. Nếu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một quyết định để chứng tỏ sức mạnh trấn áp đối thủ của chính ông Trọng, thì ông Minh bị loại dần ra khỏi bộ máy quyền lực là chuyện không thể tránh khỏi. Ông bị cho là “thiếu nhiệt tâm bảo vệ chế độ (XHCN)” ( hiểu theo nghĩa bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là quyết tâm bảo vệ chế độ).
Người ta nghi, nếu sang Tàu và ăn cơm Tàu, thì ông Minh thuộc những người có thể không có khẩu phần thuốc giải độc hàng ngày, và bắt đầu phải đếm ngược (?!).
Giữa lúc Toà án Đức đưa ra xét xử vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đang xác định vai trò cầm đầu của Trung tướng công an Đường Minh Hưng, dẫn hướng điều tra tới việc xác minh người ra lệnh ở cấp cao nhất, mở đầu một cơn đại khủng hoảng ngoại giao, thì ông Minh, trong hội nghị trung ương 6, được phân công đọc báo cáo về Dân số. Người ta đã xì xào về sự lặp lại chuyện Đại tướng làm Chủ tịch Uỷ ban Sinh đẻ có kế hoạch của ông Giáp. Sự lặp lại của sự khốn nạn của nền văn hoá chính trị cộng sản.
Cách đây vài tháng, nếu quan sát các buổi giao ban chính phủ hàng tháng, người ta còn thấy ông Minh ngồi ở vị trí đối xứng với ông Trương Hoà Bình, bên phải ông Phúc, tức là người thứ ba trong Chính phủ. Nhưng hiện nay, vị trí đó thuộc về ông Vương Đình Huệ.
Trong đám tang ông Trần Đại Quang, người ta không tìm được hình của ông Minh trong đoàn Chính phủ do ông Phúc dẫn đầu. Trong buổi họp Bộ chính trị nghe và phê chuẩn các báo cáo sẽ trình Hội nghị Trung ương 8 ngày 19/09, ông Minh bị đẩy lùi xuống hàng ghế sau lưng. trên hàng ghế đầu xuất hiện ông Vương Đình Huệ ở bên trái ông Phúc và ông Hoàng Trung Hải phía bên phải ông Trương Hoà Bình.
Có thể phỏng đoán sự lên ngôi sắp tới của phe ông Trọng, cũng là phe thân Tàu, hay là phe nằm trong sự kiểm soát của Tàu.
Nếu đi theo đúng ý ông Trọng (có lẽ cũng là ý Bắc Kinh), thì thậm chí tại hội nghị trung ương 8 sắp tới, ông Minh sẽ nhận sự phân công khác, ra khỏi ngành ngoại giao, sau đó vào Quân y viện 108 và bị “máu ác tính”, không ra nữa.
Trạng chết chúa cũng băng hà.
Khó biết được sự thật những gì đang diễn ra phía sau sân khấu Hà Nội hiện nay. Việc ông Võ Văn Thưởng lên vị trí liền kề ông Phạm Minh Chính, cho thấy thông tin sẽ được siết chặt và xáo xào kỹ hơn nữa. Gần đây đã thấy, sự kiện chỉ được đăng tít, còn nội dung thì chỉ có vài chữ kết luận, giống kiểu đăng tin nội bộ trên Sputnik và China news.
Ông Thưởng đã chính thức trở giáo, hay đi bài “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình? Có biết được không?
Nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng đứng đối diện hai phía quan tài của ông Quang, những tia mắt của gia quyến ông Quang hướng về đoàn ông Trọng, bà Ngân, ánh mắt không yên tĩnh của ông Trọng khi tay cắm nhang lên bát hương ông Quang, giọng đọc hụt khí bài điếu văn, chữ G rơi xuống giữa chừng... người ta thấy như đang chứng kiến một cơn cuồng phong đầy bụi, lá rụng và đồ hàng mã.
Ông Quang là tội phạm, hay vừa là tội phạm vừa là nạn nhân? Nếu là nạn nhân thì là nạn nhân của ai? chế độ này ở đâu ra, ai đang cố níu giữ nó?
Ông Minh nếu không còn nguyên chỗ, có phải đang bị “đi”? Nếu ông Minh mà “đi” thì không phải chỉ có mình ông Minh, vì chính cha của ông, ông Nguyễn Cơ Thạch cũng từng bị phải “đi” bởi cùng một thứ bùa có cùng xuất xứ từ phương Bắc.
Nhưng vật cùng tắc biến, già néo đứt dây, tức nước vỡ bờ.
Ngày xưa, khi Trạng Quỳnh bị vua ép thuốc độc chết, đã không chết cho đến khi vua tự ăn cái thứ ép Quỳnh ăn, rồi cùng “đi” với Quỳnh.
Dân gian mới có vè rằng: “Trạng chết chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn”.
28/09/2018
Bùi Quang Vơm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét