Thông tin vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức đưa về Việt Nam cuối tháng 7/2017 đã được phía Đức, Séc và Slovakia điều tra, tiết lộ rất nhiều chi tiết. Hôm qua, nhật báo Dennik N của Slovakia đã tiết lộ thêm một thông tin mới, rằng Bộ trưởng Tô Lâm đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng một hộ chiếu giả có tên “Trung Viet Luu”, sinh ngày 2/9/1968, để bay từ Slovakia sang Moscow.
Vì sao Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa lên máy bay, bay về Việt Nam nhưng đã không la lên, cầu cứu với những người xung quanh, trong suốt quãng đường dài từ châu Âu về VN? Những thông tin tiết lộ trong thời gian qua, cũng như thông tin trong bài báo này có thể trả lời cho câu hỏi này. Chúng tôi xin được giới thiệu bài lược dịch nội dung bài báo Dennik N, của CTV Hiếu Bá Linh, về vụ việc này.
Nhưng khi Bộ Nội vụ Slovakia xuất trình cho cảnh sát cửa khẩu tại phi trường Bratislava 12 quyển hộ chiếu của phái đoàn Việt Nam, thì cảnh sát cửa khẩu kiểm tra thấy 1 hộ chiếu trong đó không có visa Schengen. Bộ Nội vụ Slovakia giải thích rằng, một thành viên của phái đoàn Việt Nam đã mất hộ chiếu ngoại giao nên có giấy phép được miễn visa cho trường hợp ngoại lệ.
Nếu không có sự giúp đỡ của Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák (thuộc đảng Smer), là người đã cung cấp cho phái đoàn Việt Nam một chuyên cơ của chính phủ Slovakia, thì việc đưa Trịnh Xuân Thanh ra khu vực Schengen sẽ không thể thực hiện được.
Về câu hỏi, liệu ông Kaliňák có biết vụ hộ chiếu không có visa này hay không, cho đến nay báo Dennik N vẫn chưa nhận được câu trả lời từ bộ phận báo chí của đảng Smer (Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kalinak là đảng viên của đảng Smer).
Hiện vẫn chưa đủ bằng chứng rõ ràng để chống lại ông Robert Kaliňák, nên cuộc điều tra của Slovakia chỉ nhắm tới những nghi phạm bắt cóc đến từ Việt Nam.
Đức đã bắt đầu điều tra vụ bắt cóc này ngay khi phát hiện vụ việc vào cuối tháng 7 năm 2017, và vào tháng 8 năm 2017 họ cũng đã nhờ Slovakia trợ giúp pháp lý. Nhưng cảnh sát Slovakia đã không mở cuộc điều tra và suốt một năm trời ông Robert Kaliňák luôn luôn nói rằng không có gì đáng nghi ngờ về chuyến thăm của phái đoàn Việt Nam.
Hộ chiếu không có visa
Từ đầu tháng Tám năm nay, cảnh sát Slovakia đã bắt đầu điều tra vụ bắt cóc này, sau khi báo Dennik N công bố chi tiết về những gì đã xảy ra ở Bratislava hồi cuối tháng 7 năm ngoái.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Nội vụ Slovakia đã thẩm vấn ông Róbert S., chỉ huy phó cảnh sát kiểm tra cửa khẩu sân bay Ružinov tại thủ đô Bratislava. Ngày 26/7/2017, khi Trịnh Xuân Thanh được cho là đã bị đưa lên chuyên cơ của chính phủ Slovakia, thì ông Róbert S. là người đã đích thân kiểm tra hộ chiếu của toàn bộ thành viên phái đoàn Việt Nam.
Dựa trên lời khai của nhân chứng này, một phần của đơn tố cáo đã bị bác bỏ. Đơn tố cáo này là của tác giả bài báo phanh phui vụ bắt cóc đăng trên báo Dennik N hồi đầu tháng 8 năm nay. Nay quyết định bác bỏ một phần của đơn tố cáo đã được cơ quan điều tra Slovakia gửi cho báo Dennik N.
Ông Róberta S. nhận được hộ chiếu của 12 người Việt Nam từ “một người ở vụ Lễ tân của Bộ Nội vụ Slovakia, mà người này không tự giới thiệu tên họ”. Ông đã nhận được những hộ chiếu này trước khi phái đoàn Việt Nam tới sân bay và trước tiên ông tự tay kiểm tra lại.
Ông đã kiểm tra 6 hộ chiếu ngoại giao và 6 hộ chiếu phổ thông của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và phát hiện ra rằng một hộ chiếu trong số đó không có visa Schengen.
Đó là một cuốn hộ chiếu được “xuất trình cuối cùng”, mang tên là Lưu Trung Việt, sinh ngày 2 tháng 9 năm 1968.
Bộ ba cuối cùng bước lên máy bay, như mô tả của các nhân viên cảnh sát bảo vệ, là 2 người Việt Nam đi hai bên xốc nách dìu người Việt Nam đi ở giữa. Không rõ ai là người sử dụng hộ chiếu này và liệu có phải là Trịnh Xuân Thanh – người bị bắt cóc – hay không? Ông Thanh sinh ngày 13 tháng 2 năm 1966.
Ông Robert S., cảnh sát cửa khẩu sân bay, đã làm gì khi phát hiện một hộ chiếu không hợp lệ? Ông đã xử lý một cách chuyên nghiệp.
Ông đã gọi điện thoại cho Phó Giám đốc thứ nhất của Cảnh sát biên phòng và nói với ông ta về vụ hộ chiếu không có visa. Phó Giám đốc này đã đề nghị một cách thức giải quyết vấn đề là làm đơn xin miễn visa ra vào khu vực Schengen.
“Ngay cả trong cuộc nói chuyện qua điện thoại, Phó Giám đốc đồng ý sẽ cấp giấy phép miễn visa Schengen cho trường hợp ngoại lệ, sau đó đã được xác nhận và như thế vấn đề đã được giải quyết”.
Nhân viên cảnh sát này cho biết, miễn visa cho trường hợp ngoại lệ chỉ có thể thực hiện được với sự chấp thuận của cảnh sát biên phòng. Có 3 trường hợp ngoại lệ được cấp giấy phép miễn visa: vì lý do nhân đạo, lợi ích của nhà nước, hoặc nghĩa vụ quốc tế.
Đơn xin giấy phép miễn visa được gửi bằng fax đến cảnh sát biên phòng và sau đó nhận được giấy phép cũng bằng fax.
Cuối cùng, tất cả các hộ chiếu đã được Bộ Nội vụ kiểm tra mà không có bất kỳ một sự nghi ngờ nào, đóng dấu và giao cho máy bay. Vì thế mà chuyến bay đã bị chậm trễ khoảng mười phút tại sân bay.
Danh sách phái đoàn cấp cao Công An Việt Nam trên chuyên cơ của Slovakia, gồm 12 người, từ Bratislava, thủ đô Slovakia, bay đi Moscow ngày 26/7/2017:
- Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
- JamesTrung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công anJames
- Trung tướng Lê Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V)James
- Phạm Văn Hiếu
- Lưu Trung Việt
- Vũ Quang Dũng
- Vũ Hồng Minh
- Phạm Minh Tiến
- Đào Công Duy
- Vũ Trung Kiên
- Đặng Tuấn Anh
- Nguyễn Thế Đôn
3 nhân viên cảnh sát Slovakia làm nhân chứng
Cuộc điều tra của Slovakia bắt đầu vào đầu tháng 8 năm nay, khi báo Dennik N công bố lời khai của các nhân viên cảnh sát. Họ mô tả, Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak đã cho những kẻ bắt cóc Việt Nam mượn chuyên cơ của chính phủ như thế nào.
Nhân viên cảnh sát bảo vệ nói với báo Dennik N rằng, họ được giải thích là người Việt Nam đó (được cho là Trịnh Xuân Thanh) đã bị say, ngã xuống cầu thang bị trật chân và “Kali biết chuyện này” (Kali là tên gọi của Bộ trưởng Nội vụ Kalinak). Ông Radovan Čulák, sếp bộ phận lễ tân của Bộ Nội vụ, đã giải thích như thế.
Báo Dennik N đưa tin vào đầu tháng 10, rằng trong cuộc thẩm vấn của cơ quan điều tra Slovakia, hai nhân viên cảnh sát đã xác nhận vụ bắt cóc này. Giờ đây, thanh tra của Bộ Nội vụ cho biết rằng, có đến 3 nhân viên cảnh sát đã mô tả lời khai của họ chi tiết hơn.
Những cảnh sát bảo vệ xác nhận rằng cuộc họp của phái đoàn Việt Nam với Slovakia tại khách sạn Borik, được cho là làm bình phong để đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen, được triệu tập chỉ một ngày trước đó. Mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, nơi ông đang xin tị nạn chính trị, ba ngày trước khi ông đến Slovakia ông Thanh bị chở qua Praha và Brno ở Séc. Ông Kaliňák, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia vừa ăn trưa vừa hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm trong một thời gian ngắn bất thường – chỉ 40 phút.
Nhân chứng đầu tiên là ông Marián M., chuyên viên thuốc nổ của cảnh sát Slovakia. “Ba người ra khỏi chiếc xe cảnh sát Caravel cuối cùng. Hai người đi sát hai bên, kèm một người đang ở giữa như thể họ dìu nhau đi lên máy bay”. Người ở giữa, theo Marián M., trên gương mặt là “những vết đỏ”. Người Việt Nam này tuổi từ 30 đến 50.
Ông Marián M. không bước lên máy bay vì chiếc chuyên cơ này đã cho phái đoàn Việt Nam mượn, nên bước vào đó giống như bước vào lãnh thổ một quốc gia nước ngoài. “Ông có nghe giải thích rằng người Việt Nam được dìu là người bị ngã, một trong những đồng nghiệp của ông ta nói với ông ta như thế, nhưng ông không nhớ là ai”, viên cảnh sát này nói.
Ông cũng không thể nhận ra người Việt trong các bức ảnh, đối với ông, mọi người Việt dường như giống nhau.
Nhân chứng thứ hai là một nhân viên cảnh sát bảo vệ, tên là Ľuboš F, cũng kể về những hành khách Việt Nam trên chuyên cơ. Ông hộ tống phái đoàn Việt Nam về khách sạn Borik và sau đó hộ tống đến sân bay. Khi đoàn xe ra sân bay đi Moscow, ông nhận thấy có thêm một chiếc xe bus nhỏ. Phái đoàn Việt Nam yêu cầu tăng cường thêm chiếc xe này vì thực tế, mặc dù phái đoàn Việt Nam đến đàm phán chỉ có 4 người, nhưng khi về thì đột nhiên tăng lên 12 người.
“Từ chiếc xe cuối cùng, 3 người đàn ông Việt Nam bước ra khỏi xe, hai người đã xốc nách dìu người thứ ba ở giữa. Họ lên máy bay, cánh cửa đóng lại và máy bay cất cánh”.
Ông ta đã không bị còng tay, ông ta không la hét để cầu cứu, và ông ta ở trên máy bay.
Ông Robert Kaliňák, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm |
Ľuboš F. nhận thấy “một số vết trầy xước trên mặt của người Việt Nam”, nhưng không nghĩ rằng ông ta bị chảy máu. “Ông ta gục đầu và thụ động với hai người kia, ông ta không phản kháng họ, ông ta đi giữa họ”. Ông Ľuboš F. thấy làm lạ, có người say rượu vào giờ nghỉ trưa.
Trong các bức ảnh trên các phương tiện truyền thông, ông Ľuboš F. dường như nhận ra người Việt Nam nói trên là Trịnh Xuân Thanh.
Hai lời khai của 2 nhân chứng trên được xác nhận bởi một nhân chứng thứ ba, một cảnh sát bảo vệ khác, tên là Martin K. Ông lái một trong những chiếc xe trong đoàn. Ông nói rằng khi bộ ba người Việt Nam bước vào xe, ông ta thấy rằng “hai người đã giúp người thứ ba, giữ cho không ngã, cả ba đều là người châu Á”.
Martin K. cũng nói rằng “trước khách sạn Borik ai đó giải thích rằng một phần của phái đoàn Việt Nam đã đến trước 1 ngày, đi ăn chơi trong thành phố, và một trong số họ đã say rượu nặng nề và do đó đã được giúp đỡ”. Cả ba người họ đều trông giống như bạn bè, hai người đi hai bên dìu người thứ ba, “người này đi thật chậm, lê đôi chân, nhưng vẫn còn tỉnh”.
Còn tiếp phần 2: Cố vấn đặc biệt Lê Hồng Quang có bay cùng với Bộ trưởng Tô Lâm tới Moscow?
Hiếu Bá Linh
ThoiBao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét