Cách Mạng Dân chủ ở Việt Nam: Tại sao phải chờ đến ngày 29 tháng 2? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Cách Mạng Dân chủ ở Việt Nam: Tại sao phải chờ đến ngày 29 tháng 2?


Cách Mạng Dân chủ ở Việt Nam: Tại sao phải chờ đến ngày 29 tháng 2? Hình minh họa

Trên thực tế nhân tình, thế thái ở Việt Nam ngày càng được cải thiện mạnh mẽ và cơ hội cho một cuộc cách mạng ngoài đời thực cho Việt Nam trên thực tế hầu như không hiện hữu. Có chăng chỉ nằm trong đầu óc của những kẻ đang mơ màng về chính trị, hoặc họ cố ý dẫn dắt để nhằm trục lợi. Trong khi năng lực của các cá nhân và tổ chức chính trị chống đối không đáng kể và chỉ lớn hơn con số không (0) một chút. Đó là vì sao có thể khẳng định trong vòng 20-30 năm nữa có lẽ cũng chẳng có hy vọng hay trông mong gì về sự thay đổi thể chế chính trị từ tác động của lực lượng này.

Tạo hóa ban cho muôn loài, kể cả con người tính phản kháng. Có lẽ vì phải phản kháng thì tất cả mới có thể tồn tại được và phát triển tốt. Bao giờ và ở thời nào cũng thế, ở các chế độ độc tài sự phản kháng luôn thường trực trong lòng dân, bởi vì ai cũng mong mỏi có một sự thay đổi với nhiều lý do khác nhau. Nhưng mẫu số chung là sự căm ghét chính quyền.

Khi nghiên cứu về sức sống của cây tre, các nhà khoa học thấy rằng, "Khi được trồng, trong vòng 5 năm đầu tiên, giống tre Moso dường như không có dấu hiệu tăng trưởng nào. Thế nhưng sau 5 năm, như một phép lạ, tre Moso mỗi ngày lớn lên với chiều cao 70cm, thậm chí 120cm. Trong vòng 40 ngày nó có thể đạt chiều cao gần 30m, thân cây có đường kính khoảng 18cm. Sự tăng trưởng thần tốc ấy là nhờ tre Moso đã tập trung để phát triển bộ rễ thật cứng cáp, thật sâu và lan rộng trăm mét vuông trong suốt 5 năm đầu để tích lũy dinh dưỡng.".

Nguyên nhân cơ bản nhất để có được sự kỳ diệu đó của cây tre là, "Phương thức sinh sản của tre nhờ sự lan tỏa của rễ, măng được mọc ngầm từ dưới đất, sau đó vươn ra khỏi mặt đất để thành thân tre. Vì đặc tính này của tre mà rừng tre cứ phát triển và tái sinh liên tục, không loại cây nào có thể len lỏi được vào rừng tre, không gì có thể ngăn cản được sức sống mãnh liệt của nó".

Cụ thể, cây tre có được sức mạnh tăng trưởng nhờ nó có hạ tầng cơ sở đã được chuẩn bị tốt, đó là bộ rễ khỏe mạnh lan tỏa rộng khắp trong đất, măng được mọc ngầm từ dưới đất, sau đó vươn ra khỏi mặt đất để thành thân tre.

Nguyên lý cơ bản của Dân chủ là, ý chí của một tổ chức phải thuộc về nguyện vọng của số đông trên cơ sở bình đẳng giữa các cá thể. Từ bài học của cây tre, để liên hệ sang sự thành công của con người nói chung hay chính trị nói riêng cũng tương tự như vậy. Nếu bạn quan tâm hay tham gia hoạt động chính trị và muốn thành công, thì điều quan trọng chúng ta phải chuẩn bị một nền tảng chính trị, đó là là lực lượng những người ủng hộ thật tốt, được lan tỏa rộng rãi khắp nơi, mọi ngõ ngách tới tận những tế bào của xã hội như bộ rễ tre lan tỏa trong đất. Bởi có như thế, sự nghiệp chính trị của bạn và tổ chức của mình sẽ có sức sống mãnh liệt, vượt qua mọi thử thách.

Người ta cho rằng, được như thế nếu thế lực chính trị khác nào đó muốn tiêu diệt ý chí của bạn cũng không thể phá được. Bởi vì ý chí cũng như sức sống mãnh liệt của tổ chức chính trị của bạn được nuôi dưỡng như măng được mọc ngầm từ dưới đất, khi có cơ hội tổ chức của bạn sẽ tức khắc vươn lên mạnh mẽ.

Chín năm trước đây, khi xảy ra các biến cố trong phong trào Mùa xuân Ả rập, khi mà người dân ở vùng Trung Cận Đông đã vùng lên để hạ bệ hàng loạt những chính quyền độc tài. Ở thời điểm đó, rất nhiều người hứng khởi khẳng định chắc chắn sẽ có một cuộc cách mạng màu xảy ra ở Việt nam. Còn nhớ lúc ấy trên nhật báo Người Việt online, ông Vũ Qúy Hạo Nhiên đã liên lạc với tôi, đề nghị cho báo lấy ý kiến của tôi khi cho rằng, "Chưa thể có một cuộc cách mạng Hoa nhài ở Việt nam vào lúc này!", để tổ chức một cuộc thăm dò dư luận. Và kết quả nhật báo Người Việt công bố đã có 72,7 % ý kiến cho rằng sẽ có một cuộc cách mạng xảy ra ở Việt nam.

Khi xem kết quả do báo Người Việt công bố, tôi đánh giá rằng kết quả ấy là kết quả xuất phát từ sự cảm tính của người được thăm dò, chứ không phải kết quả của lý trí. Và đến nay sau gần cả một chục năm, nhận định cho rằng "Chưa thể có một cuộc cách mạng Hoa nhài ở Việt nam vào lúc này!" của tôi vẫn đứng vững và càng trở nên "bất diệt".

Điều đáng tiếc trong số những người mắc sai lầm ấy có không ít những người hoạt động chính trị ở trong nước cũng như hải ngoại. Khi ấy tôi đã tự hỏi những chính trị gia ấy họ không biết hay do họ vô trách nhiệm? Và kết quả của những người làm cách mạng bằng sự cảm tính như thế đến hôm nay cũng đã có câu trả lời rất rõ ràng?

Hôm nay nhắc đến chuyện cách mạng hay sự thay đổi ở Việt Nam, không xuất phát từ vấn đề cơ hội cho Việt Nam. Mà từ sự nhìn nhận của số đông trước thay đổi chính trị ở Venezuela cũng tương tự như vậy. Đó là việc cách đây hơn một tháng, đêm ngày 24/1/2019 theo họ chế độ độc tài của Tổng thống Venezuela đã sụp đổ ngay trong đêm đó.


 Chúng ta không ngớt chê bai, chửi rủa những người cộng sản là ngu dốt v.v..., nhưng thử nhìn vào sự tiến triển trong quan hệ Việt - Mỹ có những sự thay đổi đáng kinh ngạc. Từ quan hệ thù địch giữa 2 cựu thù, nhưng từ năm 1995 đến nay quan hệ Việt  - Mỹ đã trở nên nồng ấm hơn bao giờ hết. Bằng chứng là, ngay sau khi đến thủ đô Hà Nội vào đêm ngày 26/2/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter cảm ơn sự đón tiếp của Việt Nam, khen gợi đám đông chào đón ông “đầy yêu thương.”. Ông Trump đã viết trên Twitter: “Vừa đặt chân đến Việt Nam. Cảm ơn tất cả mọi người vì sự đón tiếp tuyệt vời ở Hà Nội. Thật đông đảo, thật hoành tráng, và tràn đầy tình mến thương.”

Cộng sản Việt Nam chỉ còn là "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", nếu ai hiểu chắc về nguyên lý của Chủ nghĩa Xã hội theo Chủ nghĩa Mark - Lenine sẽ hiểu rõ điều đó. Có chăng là sự độc tài, độc đoán trong chính trị nhằm độc chiếm sự cai quản và điều hành đất nước. Nó cũng chẳng khác gì những chế độ độc tài ở các quốc gia khác như Hàn Quốc, Taiwan, Indonexia, Myanmar... trước đây hay Singapore hiện nay. Tại sao các quốc gia đó đã chuyển hóa sang dân chủ một cách thành công, không đổ vỡ mà ở Việt Nam không thực hiện được?

Trên thực tế nhân tình, thế thái ở Việt Nam ngày càng được cải thiện mạnh mẽ và cơ hội cho một cuộc cách mạng ngoài đời thực cho Việt Nam trên thực tế hầu như không hiện hữu. Có chăng chỉ nằm trong đầu óc của những kẻ đang mơ màng về chính trị, hoặc họ cố ý dẫn dắt để nhằm trục lợi. Trong khi năng lực của các cá nhân và tổ chức chính trị chống đối không đáng kể và chỉ lớn hơn con số không (0) một chút. Đó là vì sao có thể khẳng định trong vòng 20-30 năm nữa có lẽ cũng chẳng có hy vọng hay trông mong gì về sự thay đổi thể chế chính trị từ tác động của lực lượng này.

Vậy mà giữa lúc như thế, ở hải ngoại hôm nay người ta vẫn kêu gọi người dân trong nước xuống đường để giải thể chế độ độc tài cộng sản, thay cho việc có tầm quan trọng hơn, mang tính lâu dài hơn và thiết thực. Đó là xây dựng một nền tảng chính trị bền vững cho mình. Chính vì sự lạc lối như vậy, nên lực lượng chính trị "đối lập" (thực ra là chống đối) ngày càng mất đi sự ủng hộ của người dân quốc nội vốn dĩ đã quá ít ỏi.

Đó là hệ quả của cách làm chính trị phách lối mang tính lười biếng, trục lợi và thiếu thực tâm.

Ngày 27 tháng 2 năm 2019


© Kami
Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad