Chuyện Cười Ở Mỹ: Chống Cái Quả Nhưng Cứ Vun Bồi Cái Nhân! - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Chuyện Cười Ở Mỹ: Chống Cái Quả Nhưng Cứ Vun Bồi Cái Nhân!


...chạy trối chết để lánh xa, bỏ cả tài sản, bỏ cả mồ mả tổ tiên, bỏ cả quê hương thân yêu để tránh, không phải là tránh con người đồng chủng mà là chính sách, chủ nghĩa chính trị. Nói khổ thì rất khổ; nói lâu thì khá lâu. Gần nửa thế kỳ rồi chứ đâu phải ít. Thế mà...

 Chống Cái Quả Nhưng Cứ Vun Bồi Cái Nhân!   Hình minh họa

Riêng những ai mới sang Hoa Kỳ, nhất là những người trẻ, sinh ra và lớn lên ở Việt nam sau 1975, hoặc trước đó không lâu thì xin miễn nói tới. Họ không có chọn lựa nào khác, ngoài những gì mà họ đang có trong tư tưởng, đó là XHCN. Họ ủng hộ CNXH, hay đảng quen thuộc nhất của họ là đảng CS ở Hoa Kỳ là chuyện rất thường tình.

Người mang họ tỵ nạn CNXH, khi nhận bằng quốc tịch HK, người ta có cảm giác sung sướng lắm lắm, có thể nói sung sướng hơn nhiều so với sinh viên lãnh bằng tốt nghiệp sau nhiều năm dùi mài kinh sử ở trường vì kể từ đó họ bắt đầu cuộc đời mới. Niềm sung sướng bấy giờ khác hẳn những bất kỳ lần trải nghiệm nào trước đây: “Từ đây ta thực sự thoát khỏi bàn tay của CNXH! Ta có bùa hộ mệnh! Ne nè né ne! Na nà ná na…!”

Thường thì sau buổi lễ tuyên thệ rất long trọng chấm dứt, mỗi người nhận một mảnh bằng xác nhận công dân Hoa Kỳ.  Các tổ chức đảng chờ sẵn ở ngoài hành lang, một bàn của đảng Cộng Hoà – con Voi và một bàn của đảng Dân chủ - con Lừa. Mỗi bên đều cố gắng mời gọi công dân mới ghi tên vào đảng của mình. Đa số người Việt, nhất là người ít biết tiếng Anh, có lẽ đã được các anh chị giúp làm giấy tờ khuyên trước là nên vào Dân chủ, vì đảng này lo cho người nghèo, cho weo-phe nhiều hơn!

 Người có khả năng Anh ngữ, không nhờ ai cả, nhưng rất nhiều khi cũng được số bà con đến trước, như làm ma cũ, khuyên ma mới nên chọn Dân chủ! Những ai độc lập, dạn dĩ, trực tiếp đặt câu hỏi các vị đại diện tại bàn mới có quyết định riêng. Chẳng hạn, tại sao tôi nên chọn đảng này? Đối với những công dân mới, dĩ nhiên những những vị đại diện chỉ giải thích đơn giản.

Kẻ này nhớ mãi cái phút giây hạnh phúc đã dám hỏi thẳng và được trả lời của đảng Dân chủ và Cộng hòa như sau:

Dân chủ: Chúc mừng bạn! Bạn mới đến gặp nhiều khó khăn, đảng chúng tôi sẽ tranh đấu, bênh vực giúp cho người nghèo, người mới đến như bạn về nhiều mặt để bạn không bị thiệt thòi, ví dụ như cho tiền trợ cấp, học hành, sinh hoạt vân vân…

Cộng hòa: Chúc mừng bạn! Bạn bắt đầu là công dân mới của xứ tự do! Đảng của chúng tôi tranh đấu bảo vệ quyền tự do cá nhân. Đất nước HK là đất nước của cơ hội, mọi người có cơ hội đồng đều, bạn được khuyến khích tự do phát triển những tiềm năng của cá nhân trong môi trường tự do. Bước đầu bạn đương nhiên được giúp đỡ tài chánh để ổn định cuộc sống theo chương trình an sinh xã hội, và tin rằng bạn sẽ tự lập vươn lên xa hơn.

Để tránh mất lòng, kẻ này đi lòng vòng một hồi rồi mới trở lại ghi danh. Và từ đó mãi đến nay, phần mình chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc chút nào về chọn lựa đầu tiên này.

Cuộc đời mới cho đến bây giờ, người tỵ nạn có khi 25, 30 hay hơn 40 năm tuổi - tuổi Hoa Kỳ, tuổi đời mới, không nói đến tuổi sinh. Và trong thời gian này, chuyện cười ra nước mắt của người tỵ nạn kể ra thì nhiều lắm; cười nghiêng ngửa, cười ra nước mắt, không riêng gì cho người gốc Việt tỵ nạn khắp nơi mà cho cả dân ở Việt nam - đặc biệt những ai mơ có cơ hội dời đô sang Hoa Kỳ thì lại cười dữ hơn, thấm thía hơn khi nghe những chuyện này. 

Thứ nhất là cái cười Weo-phe (Welfare) -  chạy xa như thế để tìm sự vuốt ve:

Đây là một ví dụ nhỏ: Một bữa nọ, có hai ông sui gia cùng các ông thông gia quanh bàn tiệc BBQ. Bỗng có tiếng lớn giọng, làm mọi người khác và bọn trẻ chú ý:

- “Khỉ khô! Có gì mà khác nhau chứ?” Về trợ cấp thì Cộng hoà, Dân chủ cũng vậy thôi! Anh có weo-phe, tôi cũng có weo-phe, anh được tiền financial aid, tôi cũng có; anh có medical, tôi cũng có vậy!

- Khác chứ! Anh theo cái đảng đó, tức là ủng hộ người giàu, bỏ người nghèo, có ngày nó cắt hết quyền lợi của bà con tỵ nạn!

- Anh nói khác, OK thì có khác, nhưng không phải khác như thế, mà là con Voi, khác với con Lừa!

- Tôi nói thật mà! Không đùa đâu ạ!

- OK thì tôi cũng nói thật nha, Cộng hoà đi làm kinh doanh, Dân chủ các anh chỉ nghĩ đến chia tiền để hưởng thụ! Tiền chúng ta đang hưởng là từ túi của mấy đứa nhỏ chúng ta, chứ đâu phải trên trời rơi xuống! Lợi tức của HK đều từ thuế mà ra. Anh có biết không?

- Nhưng làm lợi cho nhà giàu và cắt giảm là chỉ có Cộng hòa làm thôi!

- Thôi đi ông anh ơi! Xin lỗi nha! Chính sách an sinh xã hội là chính sách chung của đất nước, không có thằng đảng nào thương ai mà cho nhiều hay cho ít cả. Việc điều nghiên cho ít cho nhiều tùy nhiều thứ, như ngân sách, kế hoạch thúc đẩy phát triển, tái đầu tư vân vân… Nói về trợ cấp phúc lợi phải lặp lại là không ai khác ai. Anh theo Dân chủ, anh có được nhiều hơn tôi không? - See it! Right?

- Nhưng đảng Dân chủ thương yêu và giúp đỡ người nghèo. Còn Cộng hoà chỉ lo cho người nhà giàu.

- Đánh đổ tư sản ta làm rồi, ta mới sang đây. Lạ hỉ? Thoát khỏi cảnh xúi đấu tranh, sao lại còn phân biệt giàu nghèo dữ vậy cà? ... Vâng, anh dĩ nhiên có thể tin như thế, một cách không có căn cứ. Còn tôi thì không. Là công dân HK, tôi tin ở sự bình đẳng về cơ hội, và mọi người được giúp đỡ như nhau, dù anh là đảng gì, và không có thằng đảng nào vì thương mà bênh vực cho cái cá nhân nghèo khó của tôi cả! Never!

- Nhưng tôi là người nghèo, tôi thích theo đảng của dân nghèo, đảng của dân nghèo mới biết thương dân nghèo, thông cảm cho dân nghèo mà bảo vệ phúc lợi. Còn anh thì khác, anh giàu hơn …

- Vậy thì chúc mừng anh, tiếp tục…[nghèo].. như thế mãi, cho thỏa mãn! Nhưng tôi không mong vợ chồng thằng … và con… đi theo con đường đó.

Ông Cộng hòa ngứa cổ, chưa chịu thôi:

- Riêng tôi thì không; đảng vuốt ve làm tôi càng sợ. Tôi tin ở chính tôi. Tôi không mắc nợ lời đảng hứa, một lời cũng không. Tôi đâu còn ở Việt nam. Tôi đang có cơ hội. Tôi muốn tự túc tự cường, vươn lên đứng thẳng lưng trên đôi chân của mình. Không bao lâu nữa tôi sẽ bỏ weo-phe. Tôi tin ở Cộng hòa ở chỗ bảo vệ tự do cá nhân, chính phủ không xen vào đời tư, chỉ cần cho tôi cái thang để tôi tự leo. … Không đúng, hoàn toàn không đúng, chỉ là mị dân, nhưng nếu cứ một mực cho rằng đảng Cộng hòa là đảng riêng cho nhà giàu! Tôi OK nốt, vì tôi muốn cho con cháu chúng ta vươn lên thoát cảnh nghèo. Phải không hai đứa tụi bay? Rán lên nha con! Quay sang vợ chồng hai đứa dâu rễ, ông nói tiếp

- Bất kể quá khứ thế nào, chúng ta đều bắt đầu cuộc đời mới bằng cái nghèo như nhau, cho nên tôi không theo đảng nghèo - phải đến chỗ giàu xem người ta làm ăn thế nào để mong chen chân, hội nhập vào. Ở chỗ giàu người ta mới làm rơi tiền lẻ để ta lượm chứ! Hà! Hà! hà! Phải không?

Không khí bắt đầu căng thẳng, sợ mất vui nên mấy người chung quanh giơ cao chai beer kêu “Zô! Zô! Zô!..”

Không biết rồi hai vợ chồng tụi nhỏ ‘Zô” nghèo để được đảng ta vuốt ve, hay “Zô” chỗ bị cho là bọn giàu đáng ghét, để tự do, tự cường, vươn lên và chống siêu cao thuế nặng?

Weo-phe, và chuyện mình nên theo đảng Dân chủ để được thương yêu, bảo bọc, đến nay vẫn còn ôm ấp bởi qúi ông bà có ăn học, có bằng cấp cao ở Hoa Kỳ chứ không riêng gì qúi cô bác, một chữ tiếng Anh không có, đang bán cốc, bán ổi ở bìa chợ Bolsa làm vui đâu nhé! Đây là cái cười nuốt nước mắt thứ nhất của người tỵ nạn gốc Việt!

Thứ hai là cái cười chạy một vòng mấy chục năm, rồi tình nguyện trở lại chỗ cũ:

Khoảng trước thập niên 70 ở Việt nam đã có xuất hiện huy hiệu phản chiến phát ra khắp nơi: “Make Love Not War”, và phong trào sinh viên học sinh xuống đường chống đối chính phủ VNCH liên tục. Lúc ấy, với cái tuổi hồn nhiên, bồng bột, hăng say chống bất công, tranh đấu cho bình đẳng, bác ái,… Bây giờ, dân tộc Việt nam có thể thông cảm.

Điều quan trọng là quý vị nào – có lẽ là đông lắm, trước đây đã bị giật dây, tham gia góp phần giật sập chế độ VNCH, đã nhận ra phong trào ấy bắt nguồn từ Cấp tiến ở Hoa Kỳ chưa? Nếu đã nhận ra, quý vị có cảm thấy chút hối tiếc nào không? Và nếu có, tuy muộn màng, nhưng sao quý vị lại vẫn tiếp tục ủng hộ đảng và những thành viên người Mỹ nổi danh phản chiến kịch liệt, bức tử chế độ VNCH, để rồi quý vị phải bỏ chạy sang đây, tốn mấy mươi năm ủng hộ lại thần tượng xưa như John Kerry, Jane Fonda (Jane Hanoi)…

Thứ ba là cái cười ở xứ tự do mà bị truyền thông tẩy não:

Chuyện khó tin nhưng có thật, thời nay mà truyền thông tẩy não thịnh hành. Rất nhiều, không đếm hết những người không biết mình ngộ nhận hoặc mặc dù chợt nhận ra mình ngộ nhận cũng không dễ gì chịu thay đổi, bởi tư tưởng bầy đàn, tác động của truyền thông, ngày đêm dội vào tai những thông tin đã được sàn lọc, cắt xén, ráp nối, bẻ cong để đạt hiệu quả tối đa: Tiền và chỗ đứng, chỗ đứng và tiền.

Đài báo thời nay làm ăn khấm khá hơn xưa rất nhiều. Bắt đầu tạo được một lớp khách ngộ nhận thì phải cố làm sao cho họ tiếp tục ngộ nhận. Không có kẻ truyền thông nào dại dột đem sự thật ngược lại để trình bày. Những con chim trong lồng, khi đã quen uống nước đường, nghe quen một giọng, thì người chủ cứ y thế mà làm. Có khi tập cho chúng nói vài ba câu. Ban đầu chim giãy nảy vì mất tự do, nhưng sau một thời gian dù cửa lồng mở ra chúng cũng không muốn bay đi xa. Chúng vẫn có tự do chọn lựa đấy chứ! Nhưng là cái chọn lựa được sắp xếp, an bài. Người ta thường nói những con chim ấy khôn thật! Không biết con chim có tự thấy nó khôn hay không? Nhưng người chủ thì dư biết!

Các cơ sở thương mại gửi quảng cáo nuôi một đài, có khách quen nghe theo một chiều hướng cho dù biết đó là sai, không ai dại gì nói ra điều ngược lại. Người nghe, tưởng rằng họ được chăm sóc vì lý tưởng, còn lý tưởng của kẻ nói là TIỀN. Tiền phục vụ, thỏa mãn quần chúng rập khuôn suy nghĩ. Khổ nỗi khán thính giả cũng được cảm giác mình có tự do chon! Đây là cái cười cay đắng, đáng thương thứ ba


Thứ tư là cái cười mình chửi chính ta – là đồ “bảo thủ’:

Ở Hoa Kỳ, vào đảng chỉ là ghi danh đi bầu cử. Ai ghi danh vào đảng nào thì được đi bầu cử sơ bộ của đảng đó. Nếu không thì chờ khi nào có ứng viên thực thụ, bầu cử chính thức rồi mới được bầu. Và mọi người được tự do bầu cho bất kỳ bên nào. Ghi danh Độc lập, Cộng hòa hay Dân chủ có thể bầu cho bất kỳ ai ngoài đảng đã ghi danh. Không ai bị bắt buộc phải bầu cho ứng viên trong đảng mình đã ghi danh. Và đặc biệt là toàn quyền bỏ đảng này để ghi danh sang đảng khác bất kỳ lúc nào mà không ai dám hạch hỏi một câu.

Ở Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ nhiều năm, tiếp cận với nhiều dân tộc khác nhau, có lẽ nhiều người đã nhận ra rằng dân Việt nam quả thật có khác - thông minh, hiếu học, lanh lợi, phải nói là ma lanh hơn các dân tộc khác, và đặc biệt là có tinh thần bất khuất, hầu như ai cũng muốn làm chủ thay vì chịu làm tôi lâu dài. Cái lối tự hào có khi đến hách dịch cho rằng dân tộc thông minh, hay dân có mấy ngàn năm văn hiến, cũng thường thấy ở nhiều người. Nhưng khi nói đến chọn lựa xây dựng đất nước mới của mình, cho dân tộc mình như thế nào, thì thật tình mà nói, không tránh khỏi những điều phải cười hoài, cười ra nước mắt. Nói ra e mếch lòng, nên nhiều khi đành nói chuyện với đầu gối.  

Từ “bảo thủ” nhiều khi nghe dễ có ác cảm vì cái âm thô cộc của nó. Có thể dùng từ đồng nghĩa là “bảo trì” cho dễ nghe hơn. Thứ nhất, dân tộc Việt nam có truyền thống bảo thủ (conservative) số dách. Ai có lập luận khác, chẳng hạn như dân tộc tính của người Việt là “Cấp tiến”, thì hãy cho bình dân biết để cùng học. Xin muôn phần cảm tạ.

Gọi là bảo thủ, hay bảo trì vì đến nay, cho dù trải bao thăng trầm, ngưòi Việt ở khắp nơi trên thế giới tự do vẫn còn:

- Coi giá trị của người phụ nữ Việt đảm đang, hiền thục, nhân hậu, giá trị gia đình là quan trọng và giá trị hôn nhân luôn luôn được trân quý.

- Cố giữ trật tự lớp lang, dòng tộc gia đình ít nhất ba đời, không coi trọng cho là vô phúc, từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, con cái đến cháu chắt chít được phân biệt tằng thứ rất chi li. Trong khi tiếng Anh chỉ có một chữ You, hay chữ He/She thì tiếng Việt phải dùng cả lô; nào là ông bà cố tổ, ông bà sơ, ông bà nội - ngoại, cha mẹ, chú bác, cô dì cậu mợ, thím, dượng…

- Cung cách cư xử thì giữ Lễ, Nghĩa, Liêm sỉ, hay ngũ thường: Nhân – Nghĩa - Lễ - Trí – Tín. Ai vô tình sơ sót thì coi chứng bị xem là đồ vô giáo dục.

- Nhận ân huệ thì phải có ý giữ chờ ngày báo đáp. Kẻ thí ân học “thi ân bất cầu bào” nhưng mặt khác thì không bỏ ý đòi người ta phải nhớ mãi, và  được dạy cho là làm phúc kể như đầu tư để mai mốt hay kiếp sau hưởng lợi lộc “Ở có đức, không có sức mà ăn”vân vân…

- Theo Phật thì không quên cúng bái, kinh cầu. Theo Chúa thì không quên cầu nguyện. Nào sám hối, nào xưng tội

- Quan, hôn, tang, tế, lễ hội thì không dễ gì chịu bỏ tập tục cổ truyền. Như ngày giỗ Tổ Hùng vương, mặc áo dài khăn đóng, chiêng trống, cờ xí càng ra cổ càng tỏ sự cung kính. Hoặc cưới hỏi thì mặc áo dài khăn đóng, trầu cau, lợn quay, mâm quả càng xưa càng thích. Trong ngày lễ hội, phụ nữ phải áo dài mới ra phụ nữ; thậm chí mụ đàn bà Mexico Lorretta Sanchez không dính gì đến tập tục Việt nam, khoác lên chiếc áo dài, đỏng đa, đỏng đảnh, lụp bụp vài câu không ra đực, không ra cái: “Kinh chao quy vi! Camon quy vi” thì được tặng ngay danh hiệu là “con dâu Việt nam”, và hốt dư phiếu đánh ngã Trần Thái Văn, người có công với cộng đồng, chỉ vì bà là Dân chủ còn Trần Thái Văn là Cộng hòa, bảo thủ, vân vân, … Chuyện kể khó dừng…

Thế đấy, Bảo thủ của đảng Cộng hòa Mỹ chỉ là nguyên tắc gìn giữ Hiến pháp, và văn hóa Hoa Kỳ, chưa bằng một phần mười của nguời gốc Việt. Nhưng vì theo đảng Dân chủ cho nên các ông bà cực kỳ bảo thủ lại mở miệng là chê, chửi Bảo thủ không tiếc lời, trong khi chính mình không biết bảo thủ ở đây là cái quái gì. (xin trở lại ở bài sau). Đây là cái cười ngặt nghẻo thứ tư mình đánh ta mà không biết!

Thứ năm là cái cười xót xa cho người gốc Việt trở nên bất nhân:

Người gốc Việt xưa nay xem phá thai là chuyện động trời. Nghe đến phụ nữ phá thai, ai cũng kinh tởm, khi bỉ, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Phá thai bị xem là nỗi bất hạnh lớn lao cho gia đình. Trường hợp rủi ro bị sẩy thai, cho dù lúc trẻ chỉ mới tượng hình, người ta cũng tìm nơi chôn cất tử tế. Có người còn kỹ lưỡng làm đủ thể thức cầu kinh, cho một linh hồn siêu thoát. Người mẹ Việt nam giữ vai trò căn bản cho một gia đình, được trân quý như biểu tượng của tình yêu, của sự hy sinh vô bờ đối với con người. Người Việt nam ai mà chẳng biết bài hát “Lòng mẹ bao la…”

Riêng những ai mới sang Hoa Kỳ, nhất là những người trẻ, sinh ra và lớn lên ở Việt nam sau 1975, hoặc trước đó không lâu thì xin miễn nói tới. Họ không có chọn lựa nào khác, ngoài những gì mà họ đang có trong tư tưởng, đó là XHCN. Họ ủng hộ CNXH, hay đảng quen thuộc nhất của họ là đảng CS ở Hoa Kỳ là chuyện rất thường tình.

Người mang họ tỵ nạn CNXH, khi nhận bằng quốc tịch HK, người ta có cảm giác sung sướng lắm lắm, có thể nói sung sướng hơn nhiều so với sinh viên lãnh bằng tốt nghiệp sau nhiều năm dùi mài kinh sử ở trường vì kể từ đó họ bắt đầu cuộc đời mới. Niềm sung sướng bấy giờ khác hẳn những bất kỳ lần trải nghiệm nào trước đây: “Từ đây ta thực sự thoát khỏi bàn tay của CNXH! Ta có bùa hộ mệnh! Ne nè né ne! Na nà ná na…!”

Thường thì sau buổi lễ tuyên thệ rất long trọng chấm dứt, mỗi người nhận một mảnh bằng xác nhận công dân Hoa Kỳ.  Các tổ chức đảng chờ sẵn ở ngoài hành lang, một bàn của đảng Cộng Hoà – con Voi và một bàn của đảng Dân chủ - con Lừa. Mỗi bên đều cố gắng mời gọi công dân mới ghi tên vào đảng của mình. Đa số người Việt, nhất là người ít biết tiếng Anh, có lẽ đã được các anh chị giúp làm giấy tờ khuyên trước là nên vào Dân chủ, vì đảng này lo cho người nghèo, cho weo-phe nhiều hơn!

 Người có khả năng Anh ngữ, không nhờ ai cả, nhưng rất nhiều khi cũng được số bà con đến trước, như làm ma cũ, khuyên ma mới nên chọn Dân chủ! Những ai độc lập, dạn dĩ, trực tiếp đặt câu hỏi các vị đại diện tại bàn mới có quyết định riêng. Chẳng hạn, tại sao tôi nên chọn đảng này? Đối với những công dân mới, dĩ nhiên những những vị đại diện chỉ giải thích đơn giản.

Kẻ này nhớ mãi cái phút giây hạnh phúc đã dám hỏi thẳng và được trả lời của đảng Dân chủ và Cộng hòa như sau:

Dân chủ: Chúc mừng bạn! Bạn mới đến gặp nhiều khó khăn, đảng chúng tôi sẽ tranh đấu, bênh vực giúp cho người nghèo, người mới đến như bạn về nhiều mặt để bạn không bị thiệt thòi, ví dụ như cho tiền trợ cấp, học hành, sinh hoạt vân vân…

Cộng hòa: Chúc mừng bạn! Bạn bắt đầu là công dân mới của xứ tự do! Đảng của chúng tôi tranh đấu bảo vệ quyền tự do cá nhân. Đất nước HK là đất nước của cơ hội, mọi người có cơ hội đồng đều, bạn được khuyến khích tự do phát triển những tiềm năng của cá nhân trong môi trường tự do. Bước đầu bạn đương nhiên được giúp đỡ tài chánh để ổn định cuộc sống theo chương trình an sinh xã hội, và tin rằng bạn sẽ tự lập vươn lên xa hơn.

Để tránh mất lòng, kẻ này đi lòng vòng một hồi rồi mới trở lại ghi danh. Và từ đó mãi đến nay, phần mình chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc chút nào về chọn lựa đầu tiên này.

Cuộc đời mới cho đến bây giờ, người tỵ nạn có khi 25, 30 hay hơn 40 năm tuổi - tuổi Hoa Kỳ, tuổi đời mới, không nói đến tuổi sinh. Và trong thời gian này, chuyện cười ra nước mắt của người tỵ nạn kể ra thì nhiều lắm; cười nghiêng ngửa, cười ra nước mắt, không riêng gì cho người gốc Việt tỵ nạn khắp nơi mà cho cả dân ở Việt nam - đặc biệt những ai mơ có cơ hội dời đô sang Hoa Kỳ thì lại cười dữ hơn, thấm thía hơn khi nghe những chuyện này. 

Thứ nhất là cái cười Weo-phe (Welfare) -  chạy xa như thế để tìm sự vuốt ve:

Đây là một ví dụ nhỏ: Một bữa nọ, có hai ông sui gia cùng các ông thông gia quanh bàn tiệc BBQ. Bỗng có tiếng lớn giọng, làm mọi người khác và bọn trẻ chú ý:

Thế nhưng, sang đây vì theo đảng Dân chủ, người gốc Việt đã vứt những giá trị này, bởi theo chủ trương của đảng, phá thai được nâng lên thành quyền sử dụng thân thể của phụ nữ. Có người lý luận rằng tôi theo đảng nhưng tôi không ủng hộ điều này! Bình dân nghe như thế có được không? Có thể nào nói rằng tôi đưa lưng cho anh dựa, để anh có sức hại người nhưng việc ấy không dính mắc gì đến tôi. Kathy Trần, một dân biểu gốc Việt thuộc đảng Dân chủ ở Virginia, làm luật cho phép giết trẻ em còn sống sau khi ra khỏi lòng mẹ - cho phép phá thai kể cả trước giờ lâm bồn!

Từ đó, không biết bao nhiêu lời mắng nhiếc, kể cả nguyền rủa bà ta là biến thái, mất tính người, là ác quỷ…

Có thể nào bình tĩnh và công bằng, chúng ta hãy nhìn kỹ vấn đề xem sao. Con người từ nhỏ đến lúc trưởng thành chịu ảnh hưởng bởi môi trường: Gia đình, Học đường và Xã hội.

1. Phải chăng bà sinh ra và lớn lên trong gia đình bất nhân? Tin chắc là không.

2. Có phải bài vở, thầy cô giáo ở học đường dạy bà bất nhân?

Câu trả lời là chỉ có thể thôi - nếu bà được nhào nặn chủ thuyết duy vật cực đoan, vô thần - điều này không chắc chắn lắm, bởi mức độ nhồi sọ chủ nghĩa Marxist đang phổ biến ở các trường học là có thật, nhưng chưa đến mức độ biến người phụ nữ Việt nam có 4 con thay đổi đến mức như thế.

3. Môi trường xã hội thì sao?

Bà Trần đang sống trong thời xã hội Hoa Kỳ vẫn còn chế độ tự do tư bản, ít nhất một nửa nước bầu cho ông Trump vừa qua, còn tin ở đấng tạo hóa và tin con ngưòi còn có linh hồn. Ảnh hưởng của xã hội chưa đến nỗi ảnh hưởng đến quyết định lạnh lùng, tàn nhẫn nói trên.

Như vậy theo phương pháp loại trừ nói nên chỉ còn một câu hỏi chót để quyết định: Nếu bà Kathy Trần không theo đảng Dân chủ mà theo đảng Độc lập, hay đảng Cộng hoà thì sao?

Bình dân không bị tư tưởng đảng xâm chiếm có thể trả lời tức khắc rằng: Dĩ nhiên nếu Kathy Tran là thành viên đảng Cộng hoà thì không có cơ hội tư tưởng này nảy mầm và không có lý do gì để bà đặt ra chính sách lạnh lùng và bất nhân như thế, vì nền tảng của đảng Cộng hòa, bảo thủ ĐẠO ĐỨC, quý trọng mạng người từ trong bào thai, hoàn toàn trái ngược với chủ trương tự do phá thai của Dân chủ.

Từ câu chuyện đáng sợ này trong đại gia đình cộng đồng gốc Việt, ta nhận ra đảng Dân chủ là cơ hội, là miền đất hứa, mở cửa mời gọi cho tham vọng quyền lực phát sinh bất chấp nhân đạo. ĐẢNG PHÁI biến đổi con người, thành viên của đảng nhanh, mạnh và chắc chắn hơn là giáo điều của tôn giáo bởi địa vị, quyền uy và lợi lộc ở ngay trước mắt. Cũng vậy, quay ngược chiếc ghế khi ngồi trong con tàu, bạn không thể thay đổi bến đỗ của nó!

Nhưng câu trả lời này làm khó cho người gốc Việt theo Dân chủ. Người Do Thái, người Mỹ đen, người Tàu ở Irvine đã có phong trào lục tục từ bỏ đảng Dân chủ. Còn người Việt ủng hộ Dân chủ, đến nay có bao nhiêu người nhận ra, đâu mới là kho vàng để gửi gắm văn hóa đồng thanh tương ứng với văn hóa dân tộc Việt mà chúng ta đã mang sang đây? Và đây là cái cười chua cay, đau đớn thứ năm cho người gốc Việt! 

Hơn 40 năm ở Hoa Kỳ, người gốc Việt đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội. Văn hóa dân tộc Việt không có đất sống trong đường lối của đảng Dân chủ. Đã muộn lắm rồi, nhưng có còn hơn không; vượt nghìn trùng nguy hiểm còn được, lẽ nào chúng ta lại không đủ can đảm nhìn sự thật, để làm lại một chuyến đi. Người gốc Việt đã chống cái QUẢ kịch liệt nhưng cứ vun bồi cái NHÂN. Đáng tiếc! Thật đáng tiếc vô cùng!

Chuyện cười còn dài về chống QUẢ nhưng lại bồi NHÂN, bình dân chúng ta hãy cùng nhau nói tiếp ở kỳ sau…


Vĩnh Tường
Vietnamese Outlook

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad