Hơn 50% bị nhũng nhiễu
Mới đây, bà Tổng Giám đốc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai kể về một trường hợp điển hình khi công ty của bà mất 3 năm để xin thủ tục cho một dự án và nhấn mạnh rằng vì quá mệt mỏi và bức xúc trong việc đầu tư kinh doanh mà bản thân bà muốn tự tử với tâm thư để Nhà nước làm cách nào tháo gỡ thủ tục.
Lời chia sẻ của Tổng Giám đốc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan tại buổi gặp gỡ hơn 100 doanh nghiệp bất động sản với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 10 tháng 4 được giới doanh nghiệp tại Việt Nam cho là tiếng nói chung của họ đối với thực trạng liên quan thủ tục hành chính đầy nhiêu khê và phức tạp.
Truyền thông trong nước cũng tường thuật lại tại buổi gặp gỡ vừa nêu, nhiều doanh nghiệp bày tỏ bức xúc về các điều khoản của một số luật chồng chéo, thủ tục rườm rà và các cơ quan công quyền giải quyết thủ tục hành chính vẫn trên cơ sở “hành là chính” dù Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thục tục hành chính hồi tháng 4 năm 2018. Một số doanh nghiệp còn cho rằng đây là nguyên nhân khiến cho không ít hộ kinh doanh không muốn phát triển thành doanh nghiệp, và doanh nghiệp nhỏ không muốn tăng trưởng lớn mạnh vì càng lớn thì càng bị “hành”.
Nếu như nói ‘một cửa-một dấu’ nhưng tôi là người dân trực tiếp đi làm thủ tục giấy tờ thì một chữ, một dấu phết… cũng bị bắt lỗi và bị bắt quay về làm hồ sơ lại. Nhưng nếu một người cò ôm vào 100 cái hồ sơ thì dù có sai, cán bộ tự sửa, in lại và thông qua luôn. Đó là một hình thức của cơ chế. Chủ trương Nhà nước không sai, nhưng người thực thi ở mỗi địa phương vì đời sống của nhân sự trong bộ máy của các ban, ngành có thể gây ra nhũng nhiễu cho người
-Nhân viên quản lý dự án
Bà Nguyễn Thị Bích, nhân viên quản lý dự án của một công ty tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, lên tiếng xác nhận với RFA rằng có thể nói tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam đều phải “chung-chi” cho vấn đề thủ tục hành chính:
“Nếu như nói ‘một cửa-một dấu’ nhưng tôi là người dân trực tiếp đi làm thủ tục giấy tờ thì một chữ, một dấu phết… cũng bị bắt lỗi và bị bắt quay về làm hồ sơ lại. Nhưng nếu một người cò ôm vào 100 cái hồ sơ thì dù có sai, cán bộ tự sửa, in lại và thông qua luôn. Đó là một hình thức của cơ chế. Chủ trương Nhà nước không sai, nhưng người thực thi ở mỗi địa phương vì đời sống của nhân sự trong bộ máy của các ban, ngành có thể gây ra nhũng nhiễu cho người dân.”
Báo Điện tử Tổ Quốc, vào ngày 11 tháng 4 dẫn lời nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam rằng theo chỉ đạo của Chính phủ thì các bộ, ngành có cắt giảm thủ tục hành chính và thái độ phục vụ cũng thay đổi, tuy nhiên các khâu then chốt nhất về cơ bản vẫn không có thay đổi nào. Luật sư Trương Thanh Đức còn khẳng định là doanh nghiệp chỉ kêu ca một phần vì sợ chính quyền trong khi thực tế còn khủng khiếp và tinh vi hơn với minh chứng có rất nhiều cán bộ lương thấp nhưng ngày càng giàu.
Lỗ hổng cơ chế
|
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cho biết đại diện chính quyền của các bộ, ngành và địa phương luôn lắng nghe ý kiến của khối doanh nghiệp tư nhân đễ hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này; trong đó đã thành lập Hội đồng tư vấn cải cách hành chính để giải quyết kịp thời những vướng mắc cấp bách của doanh nghiệp.
Bà Thanh Nguyễn, chủ một doanh nghiệp về xử lý rác thải nói với RFA rằng bà ghi nhận rõ ràng chính sách Nhà nước đang làm tốt hơn so với những năm trước:
“Bản thân là doanh nghiệp thì tôi thấy thủ tục, giấy tờ hành chính, kể cả bên thuế, tất cả mọi thứ đều nhẹ nhàng hơn trước đây, chớ không phải khó khăn như hồi xưa. Ví dụ những năm trước, doanh nghiệp gặp Hải quan thì không dám nói tiếng nào hoặc phải thuận theo những chủ trương chứ không thể cãi. Nhưng bây giờ, doanh nghiệp cũng khác rồi, doanh nghiệp có tiếng nói của họ để buộc cơ quan nhà nước cũng phải điều chỉnh theo kiến nghị của doanh nghiệp, không như hồi xưa một chiều là doanh nghiệp răm rắp làm theo.”
Mặc dù vậy bà Thanh Nguyễn cho là những quy định, luật lệ vẫn còn thiết sót, bất cập và thiếu thực tế:
“Như bản thân tôi làm trong lãnh vực môi trường mà có nhiều quy định của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường rất buồn cười và trớt quớt. Ví dụ như công ty của tôi lắp đặt một cái lò đốt rác lớn nhất thế giới, đem về lắp đặt ở Đồng Nai. Cái lò đốt rác của chúng tôi hai năm trời không được nghiệm thu là vì tiêu chuẩn của Việt Nam tréo ngoe cẳng ngỗng, không áp dụng được. Có nhiều quy định thiếu thực tế, đâm ra doanh nghiệp ở giữa chịu kẹt cứng luôn.”
Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp ghi nhận sự thay đổi liên tục của các định chế, luật lệ ban hành cũng tạo ra áp lực cho doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Bích than phiền:
“Các quy định đưa ra hỗ trợ cho doanh nghiệp là tích cực, nhưng cũng có mặt tiêu cực khi thay đổi luật định liên tục thì doanh nghiệp theo rất vất vả.”
Một số các doanh nghiệp mà Đài RFA tiếp xúc cho biết họ mong muốn Nhà nước có những hướng dẫn cụ thể và ràng về mặt pháp lý để cho doanh nghiệp làm đúng, chứ đừng như hiện tại để cho doanh nghiệp làm một cách tự phát đến khi xong rồi thì bảo rằng sai và phạt.
Như bản thân tôi làm trong lãnh vực môi trường mà có nhiều quy định của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường rất buồn cười và trớt quớt. Ví dụ như công ty của tôi lắp đặt một cái lò đốt rác lớn nhất thế giới, đem về lắp đặt ở Đồng Nai. Cái lò đốt rác của chúng tôi hai năm trời không được nghiệm thu là vì tiêu chuẩn của Việt Nam tréo ngoe cẳng ngỗng, không áp dụng được. Có nhiều quy định thiếu thực tế, đâm ra doanh nghiệp ở giữa chịu kẹt cứng luôn
-Chủ doanh nghiệp
Trong khi đó giới chuyên gia cho rằng còn có một lý do chính yếu là Nhà nước đang bỏ tống lỗ hổng trách nhiệm kỷ luật vì chưa có bất kỳ một nghị định nào quy định hành vi vi phạm của cán bộ bị hình thức xử lý ra sao.
Khối kinh tế tư nhân được Chính phủ Việt Nam đặt để là ngành mũi nhọn, nhưng trên thực tế sự sống còn của các doanh nghiệp trong khối kinh tế tư nhân bị lệ thuộc rất nhiều bởi hệ thống cơ chế hiện hành và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường khi hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước được đánh giá không có hiệu quả.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê đưa ra vào tháng 10 năm 2018, số doanh nghiệp tạm ngừng và phải giải thể nhiều bất thường, lên đến hơn 24.000 doanh nghiệp, tức là tăng 76% so với cùng kỳ năm 2017.
Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi:
“Tỷ lệ doanh nghiệp ‘bị chết’ cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp được thành lập mới. Như vậy thì làm sao có thể nói nền kinh tế tăng trưởng mạnh?”
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét