Lạm phát lõi của Việt Nam tăng kỷ lục 5,21%: không phải do Tết, rủi ro lạm phát đang tăng cao - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Lạm phát lõi của Việt Nam tăng kỷ lục 5,21%: không phải do Tết, rủi ro lạm phát đang tăng cao


Người dân mua sắm hoa đào chuẩn bị đón Tết. (Ảnh minh họa: Linh Pham/Getty Images)

Nếu lạm phát bình quân cả năm vào tháng 1/2023 đã tăng mạnh tới 4,89% do yếu tố mùa vụ Tết thì lạm phát lõi tăng cao hơn cả lạm phát bình quân (5,21%) không phản ánh giá cả hàng hoá dễ biến động lại cho thấy một góc nhìn khác: rủi ro lạm phát đã thực sự là vấn đề mà người Việt đã và đang phải đối mặt.

Lạm phát lõi so cùng kỳ đã tăng liên tiếp trong 12 tháng qua, kể từ tháng 1/2022 - 1/2023. Cho tới nay, lạm phát lõi của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục 5,21% vào tháng Giêng. Lạm phát lõi là rổ chỉ số giá cả hàng hoá đã loại trừ các loại hàng hoá dễ biến động giá cả như lương thực và xăng dầu.

Theo giải thích của Tổng cục Thống kê (TCTK), lạm phát lõi [cơ bản] tăng cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,89%) chủ yếu do lạm phát cơ bản từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022 có mức tăng so với tháng trước cao hơn CPI chung do giá xăng dầu và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong các tháng này thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Lạm phát lõi trong tháng 1/2023 của Việt Nam tăng kỷ lục, vượt cả mức lạm phát chung; đây là dấu hiệu đáng lo ngaị về khả năng lạm phát bùng phát mạnh 2023 (Nguồn: Trading Economics)

Xu hướng tăng mạnh của lạm phát lõi trong suốt 12 tháng qua cho thấy giá cả hàng hoá, ngoài xăng dầu, lương thực, giá dịch vụ giáo dục, thực chất đã thiết lập mặt bằng giá mới trong suốt một năm qua. Tức là, giá hàng hoá, thực phẩm, dịch vụ công đã 'ngấm' vào giá cả các nhóm hàng hoá khác và liên tiếp thiết lập kỷ lục mới, không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ. Do vậy, Tết không phải là yếu tố tác động đáng kể tới mức tăng kỷ lục của lạm phát lõi trong tháng 1/2023 mà TCTK vừa công bố.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi giá cả hàng hoá như xăng dầu, giá dịch vụ công giảm thì giá hàng hoá của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng khác đều sẽ khó giảm hoặc giảm với tốc độ chậm hơn; một tình trạng tương tự như lạm phát lõi và lạm phát chung ở Mỹ khiến Ngân hàng Trung ương nước này phải thực thi chính sách lãi suất diều hâu.

Đáng nói hơn, giải thích cho lạm phát lõi cao hơn lạm phát chung là do giá xăng dầu và giá dịch vụ giáo dục giảm (so với tháng 12/2022).

Tốc độ tăng, giảm chỉ số giá CPI theo từng nhóm hàng trong tháng 1/2023 so với tháng 12/2022 (Nguồn: TCTK)

Giá dịch vụ giáo dục là một trong những giá dịch vụ công vốn nằm trong quyền quyết định của chính phủ. Thông thường, chính phủ có xu hướng giảm hoặc không thay đổi giá dịch vụ công khi cần tính tới kiềm chế lạm phát. Điều này cho thấy lạm phát chung đang được kiềm chế, một phần, bằng kỹ thuật.

Ngoài ra, giá dầu thô toàn cầu đang có xu hướng tăng dù nhu cầu toàn cầu suy giảm. Hiện tại, giá dầu Brent tăng 5,2%, giá dầu WTI tăng 3,46% trong tháng qua. Dự báo triển vọng giá dầu đã đảo ngược, có thể tăng so với năm 2022 (chứ không giảm như trước đó). Dự báo giá dầu thô tăng do: cầu sản xuất phục hồi khi Trung Quốc mở cửa trở lại và thoát khỏi đỉnh dịch Covid-19 vào tháng 4 -5/2023 tới đây trong khi nguồn cung dầu thô tiếp tục thắt chặt bởi chiến tranh Nga - Ukraine có thể kéo dài, dự trữ dầu thô của Mỹ suy giảm mạnh nhất trong hơn 4 thập kỷ, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và các nước Ả-rập (nguồn cung dầu) gia tăng...

Trong nước, chi phí vốn vay của doanh nghiệp đang ở mức cao kỷ lục trong một thập kỷ, 15-16%/năm; đẩy chi phí sản xuất tăng mạnh. Chi phí vốn tăng tiếp tục dẫn chuyền vào giá cả hàng hoá tiêu dùng cả nước làm lạm phát gia tăng trong năm 2023.

   Mời xem thêm »


© Quang Nhật
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad