Vì sao Moody's xem xét hạ mức tín nhiệm VN từ mức Ba3 hiện tại? - Người Đưa Tin -->

Post Top Ad

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

demo-image

Vì sao Moody's xem xét hạ mức tín nhiệm VN từ mức Ba3 hiện tại?


Ngày 10/10/2019, hãng đánh giá tín nhiệm có uy tín của quốc tế là Moody's đã bất ngờ thông báo đang xem xét hạ mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống từ mức Ba3 hiện tại, đồng thời xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng Việt Nam, vì lý do Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ tới hạn.

moody-ha-bac-tin-nhiem-quoc-gia-viet-nam-1570710242-width628height378

Hiện thời, mức Ba3 mà Moody's xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam là có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể. Mức xếp hạng này là phù hợp với thực tế về tình trạng tăng trưởng nóng về tín dụng (đẩy vốn ra thị trường) của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt vốn tín dụng được bơm vào hai kênh đầu cơ chủ yếu là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Hậu quả của chính sách tăng trưởng tín dụng nóng và sử dụng đòn bẩy cao (margin) từ những năm 2006, 2007 đến nay là một núi nợ xấu ngân hàng, trong đó nợ không thể đòi (những khoản vay mất khả năng thanh toán) có thể chiếm đến 50% tổng nợ xấu.

Tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn cao vọt, có thể lên đến 900.000 - 1 triệu tỷ đồng, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vẫn luôn công bố là đã ‘khuôn’ nợ xấu dưới mức 3%.

Cũng cần chú ý, từ trước tới nay chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam vẫn luôn công bố rằng họ luôn trả nợ nước ngoài đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, họ lại chưa bao giờ công bố chi tiết về các khoản nợ nước ngoài, bao gồm nợ của chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh, và nợ tự vay tự trả của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng đánh giá trên của Moody's đã cho thấy tình trạng chậm thanh toán nợ tới hạn đang ở mức báo động, điều mà có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán và do đó dẫn tới hậu quả cuối cùng là vỡ nợ quốc gia. Khi đưa ra những đánh giá về mức xếp hạng như thế, điều hiển nhiên là Moody's đã phải có trong tay những cơ sở thông tin tài chính và kinh tế chắc chắn, thu thập từ chính các chủ nợ của lớn nhất chính phủ Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản…

Cho tới nay, con số chung nhất được chính phủ Việt Nam công bố là chính phủ này nợ nước ngoài hơn 100 tỷ USD.

Nhưng ngoài con số trên, còn có hơn 100 tỷ USD khác là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, để cộng chung lại số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện thời là hơn 200 tỷ USD, gần bằng toàn bộ GDP một năm của đất nước này.

Nhưng đó mới chỉ là nợ nước ngoài, chưa kể một núi nợ khác - nợ trong nước bằng tiền đồng Việt Nam, tương đương hơn 200 tỷ USD nợ của chính phủ và của các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, số nợ nước ngoài hơn 200 tỷ USD chỉ là nợ được thống kê chính thức, trong khi vẫn có thể phát sinh những khoản nợ nước ngoài lớn từ các doanh nghiệp. Vào tháng 9 năm 2019, Tổng cục Thống kê Việt Nam thình lình công bố phát hiện thêm 76.000 doanh nghiệp mà trước đó không nằm trong sổ sách của cơ quan này. Sự phát sinh này - chiếm đến hơn 10% tổng số doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam - chắc chắn sẽ kéo theo nhiều khoản vay nước ngoài mà trước đây không được thống kê bởi Bộ Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Thắt Cổ (một tục danh mà dân gian đặt cho Bộ Tài chính - địa chỉ chính yếu ‘kiến tạo’ vô số sắc thuế và đè đầu dân để siết thuế nhằm cứu vãn cho ngân sách đảng sắp vào hồi rỗng ruột và cho cả tỷ lệ chi thường xuyên cho bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách) - Đinh Tiến Dũng - đã từng phải thừa nhận đúng là nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây: năm 2016 tăng 25,7% so với 2015; năm 2017 tăng 39,6% so với 2016. Nếu năm 2015, nợ nước ngoài của quốc gia là 42% thì đến cuối năm 2018 đã tăng lên mức 49,7%, sát với ngưỡng 50%.

Tuy nhiên ông ta lại cho rằng nợ nước ngoài của doanh nghiệp mới là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, trong khi không dám thú nhận một thực tế trần trụi là nợ của chính phủ, mà đứng đằng sau là ‘đảng ta’, cũng cống hiến một phần không nhỏ vào gánh nặng nợ nước ngoài, nợ công quốc gia và khiến dân Việt sẽ không biết phải tính bao nhiêu đời con cháu mới trả xong.


Minh Quân
VNTB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *