Khởi kiện chính quyền Trung Quốc, các công ty Luật của Mỹ bị hacker tấn công hơn 5000 lần mỗi ngày - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Khởi kiện chính quyền Trung Quốc, các công ty Luật của Mỹ bị hacker tấn công hơn 5000 lần mỗi ngày


Tập đoàn Luật Berman có trụ sở tại bang Florida (Mỹ) cho biết, họ nhận thấy các cuộc tấn công mạng ồ ạt nhằm vào các công ty luật của họ sau tập đoàn này theo đuổi vụ kiện, buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những tổn hại sinh mạng và thiệt hại kinh tế do virus corona Vũ Hán gây ra tại Mỹ...


"Các hacker bình thường tấn công xấp xỉ 100 lần/tháng thì nay là hàng nghìn lần chỉ trong một ngày nhằm đánh sập các máy chủ của chúng tôi"... (Ảnh minh họa: Brian Klug/vanews editted)

Các công ty Luật tại Mỹ khởi kiện chính quyền Trung Quốc

Trước sự tàn phá dữ dội của virus Corona Vũ Hán ở Mỹ, hai tổ luật sư đã khởi kiện chính quyền Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua, yêu cầu nước này phải bồi thường những thiệt hại to lớn do ĐCSTQ đã bưng bít che giấu thông tin, dẫn đến sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán ở Mỹ.

Ngày 17/3, Luật sư Larry Klayman cùng nhóm cộng sự Freedom Watch và công ty Buzz Photos, một công ty ở Texas chuyên chụp ảnh thể thao ở các trường trung học đã đệ đơn khiếu nại lên tòa án liên bang ở Texas, yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường khoản tiền ít nhất là 20 nghìn tỷ đôla vì "sự thờ ơ và liều lĩnh và hành động nguy hiểm". 

“Bị cáo” gồm: Chính phủ Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Viện Virus học Vũ Hán, Viện trưởng Viện Virus học Vũ Hán Shi Zhengli, và Thiếu tướng Chen Wei thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Luật sư Klayman cho biết, việc đóng cửa các trường học và nhiều chương trình thể thao bị hủy bỏ, khiến công ty Buzz Photos buộc phải đóng cửa, phải sa thải nhân công và đang trên bờ vực phá sản. Luật sư Klayman tuyên bố: "Người dân Trung Quốc là một dân tộc tốt, nhưng chính phủ của họ thì không, và họ phải trả giá đắt".




Ngày 12/3, Tập đoàn Luật Berman (Berman Law Group) thay mặt cho cư dân và doanh nghiệp tại Hoa Kỳ và tiểu bang Florida đã đệ đơn kiện tập thể lên Tòa án Liên bang Florida với bản cáo trạng dài 20 trang, khởi kiện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính quyền tỉnh Hồ Bắc, chính quyền Thành phố Vũ Hán và một số bộ của chính phủ Trung Quốc.

Vụ kiện đã được đệ trình tại Quận Nam Florida và yêu cầu khoản bồi thường thiệt hại có thể lên tới hàng tỷ đô la cho những người bị nhiễm bệnh, tử vong, bị thiệt hại tài sản và các thiệt hại khác do “Trung Quốc đã không có những hành động đúng đắn với COVID-19, mặc dù họ khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus trong giai đoạn đầu”. 

Lập luận

Hai học giả Trung Quốc là Zheng Sophia Tang và Zhengxin Huo đã đến bảo vệ. Họ lập luận rằng, các tòa án Mỹ không nên khẳng định quyền tài phán đối với một quốc gia có chủ quyền nước ngoài như Trung Quốc, mặc dù luật pháp Mỹ cho phép họ làm như vậy trong một số trường hợp.

Thực tế, Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài (FSIA) năm 1976 tuyên bố rằng các quốc gia nước ngoài thể bị kiện vì gây “thương tích cá nhân hoặc tử vong”, hoặc gây “thiệt hại hoặc mất tài sản xảy ra ở Hoa Kỳ” và gây ra bởi “hành động đồi bại hoặc thiếu sót của quốc gia nước ngoài đó hoặc của bất kỳ quan chức hoặc nhân viên của quốc gia nước ngoài đó trong khi hành động trong phạm vi văn phòng hoặc việc làm của mình”.

Tập đoàn Luật Berman khẳng định rằng vụ kiện của họ đã vượt qua sự kiểm soát của FSIA, và họ đang nhận được hàng chục ngàn câu hỏi của người dân Mỹ đang phải chịu tổn thất vì đại dịch virus Trung Quốc.

Hacker Trung Quốc tấn công 5000 lần/ngày?

Ngày 8/4, Tập đoàn Luật Berman và công ty Lucas Compton (công ty hợp tác với tập đoàn Berman liên quan đến vụ kiện) thông báo là hệ thống máy tính của họ đang phải chịu đựng ​​5.000 vụ tấn công mạng mỗi ngày.




Ông Vĩnh Vương - Phát ngôn viên của Berman và Lucas Compton trong vụ kiện đã nói với Fox News rằng, các cuộc tấn công mạng đặc biệt tăng tốc trong các tuần qua vì vụ kiện đã thu hút sự chú ý của công chúng và truyền thông thế giới.

Ông Vĩnh Vương cho biết: "Cũng như bất kỳ công ty nào, cả hai công ty trên đều bị tấn công mạng. Nhưng kể từ khi chúng tôi nộp đơn kiện vào ngày 12/3, đã có sự gia tăng đáng kể các cuộc tấn công mạng. Các hacker bình thường tấn công xấp xỉ 100 lần/tháng thì nay là hàng nghìn lần chỉ trong một ngày nhằm đánh sập các máy chủ của chúng tôi". 

Ông Vương cũng cho rằng, các cuộc tấn công có thể đến từ chính phủ Trung Quốc: "Chúng tôi đã lần theo dấu vết và truy tìm lại các địa chỉ IP chủ yếu xuất phát ở Trung Quốc”.

Địa chỉ IP có thể dễ dàng bị giả mạo - có nghĩa là một cuộc tấn công từ địa chỉ IP Trung Quốc không nhất thiết có nghĩa là cuộc tấn công đến từ chính phủ Trung Quốc, hoặc thậm chí bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng với số lượng IP chủ yếu đến từ Trung Quốc cũng khiến tập đoàn Luật Berman đặt câu hỏi về động cơ tấn công ẩn sau đó. Ông Vương cho biết, các cuộc tấn công này ồ ạt và khá tinh vi, nhằm vào các mục tiêu như các thiết bị hệ thống mạng của tập đoàn Luật Berman, các tài khoản email cụ thể, và thậm chí các hacker còn mạo danh là các cộng sự kinh doanh của các thành viên trong công ty luật để đánh lừa họ.

Nhưng tất cả các cuộc tấn công của hacker vào hệ thống mạng của Berman và Lucas Compton đều không thành công. Tập đoàn Luật Berman và công ty Lucas Compton bày tỏ sự tin tưởng vào hệ thống an ninh mạng của họ.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ  phủ nhận nước này liên quan đến các cuộc tấn công Berman và Lucas Compton, và nói rằng "lập trường về an ninh mạng (của Trung Quốc) là nhất quán và rõ ràng. Chúng tôi kiên quyết phản đối và chống lại các cuộc tấn công mạng dưới bất kỳ hình thức nào. Trung Quốc là quốc gia bảo vệ an ninh mạng một cách kiên quyết”.

Luật sư Trung Quốc “kiện ngược” chính phủ Hoa Kỳ

Rõ ràng việc tập đoàn Luật Berman khởi kiện chính phủ Trung Quốc đã “được” bộ máy kiểm duyệt của ĐCSTQ chú ý và quan tâm. Không có tật thì sao phải giật mình. Trung Quốc, quốc gia khởi nguồn của virus đã bưng bít thông tin, giấu nhẹm dịch bệnh, đầu cơ tích trữ các nguồn vật tư y tế, đổ vạ nguồn gốc virus cho các nước khác, và giờ lại dùng bộ máy an ninh mạng tấn công hòng bịt miệng công ty khởi kiện nó.




Nhưng không chỉ có vậy,  ĐCSTQ còn ra cho mắt một “trò hề” nhố nhăng, hòng đáp trả vụ kiện từ các công ty luật của Mỹ. Hai luật sư Trung Quốc được ĐCSTQ hậu thuẫn đã nộp đơn khởi kiện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các bộ phận chức năng khác của Hoa Kỳ vì cho rằng đã nước này đã che đậy" Coronavirus.

Luật sư Liang Xuguang tại thành phố Vũ Hán đã đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân dân cấp trung Vũ Hán, khởi kiện Chính phủ Hoa Kỳ, CDC, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Hội đồng Thể thao Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ yêu cầu bồi thường thiệt hại 200.000 nhân dân tệ (khoảng 28.000 USD).

Đơn kiện cáo buộc rằng, các bị cáo phải chịu trách nhiệm về việc gây mất tiền lương và tổn hại tinh thần vì "che đậy" COVID-19 trên đất Mỹ. "Từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020, Chính phủ Hoa Kỳ và CDC đã cố tình tiết lộ thông tin sai khi gọi đó là bệnh Cúm mùa trong khi một số bệnh nhân thực sự đã bị nhiễm một loại virus không xác định (sau đó đã được chứng minh là COVID-19).

Trắng trợn hơn, đơn kiện còn tuyên bố: “Vụ "che đậy" đã dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu, trong đó Vũ Hán là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất”. Các quan sát viên Tư pháp Trung Quốc cho biết, vụ việc có thể sẽ được đưa ra Tòa án Nhân dân Tối cao ở Bắc Kinh.

Luật sư Chen Yueqin ở Bắc Kinh cũng đã đệ đơn kiện tương tự tại Tòa án Nhân dân số 1 Bắc Kinh “yêu cầu bồi thường những tổn hại danh tiếng do Tổng thống Donald Trump đã sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" để mô tả Coronavirus”.

Hai vụ kiện của các luật sư Trung Quốc đều “phù hợp” với ý đồ của chính quyền Bắc Kinh nhằm “thay đổi” gốc gác con virus,  cũng như về cách thức đại dịch bùng nổ.

Luật sư nhân quyền Sui Muqing cho biết, các vụ kiện này rõ ràng đang phục vụ chương trình nghị sự của ĐCSTQ: "Có quá nhiều ‘chú hề’ trong nghề luật. Mục đích chính của chính quyền Trung Quốc trong việc kiện tụng này là làm cho người dân Trung Quốc tin vào họ". 




Tin tức về các vụ kiện chính phủ Mỹ đang được bàn tán xôn xao trên MXH Trung Quốc, trùng với thời điểm Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cảnh báo người dân trong nước "tìm kiếm sự thật từ sự thật". 

Người dân Vũ Hán được trả tiền trợ cấp làm đám tang để giữ im lặng

Trong khi giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ trấn an người dân cần phải tin vào chính quyền thì tại tâm dịch Vũ Hán, người dân lại nghi ngờ con số 2.805 người tử vong  trong đại dịch mà chính quyền thông báo.

Chen Yaohui, cư dân Vũ Hán nói với đài RFA rằng, các quan chức thành phố đã trao 3.000 nhân dân tệ để "trợ cấp tang lễ" cho các gia đình của người chết để đổi lấy sự im lặng của họ: "Đã có rất nhiều đám tang trong vài ngày qua (cuối tháng 3). Họ cho tiền để không ai được phép quan tâm (đến vấn đề này) sau khi Lễ Thanh minh kết thúc". 

Chen Yaohui cho biết không ai ở Vũ Hán tin vào con số tử vong chính thức mà ĐCSTQ công bố. Ông Chen cho biết: "Số người chết chính thức là 2.805 người... Nhưng trước khi dịch bệnh bắt đầu, nhà hỏa táng của thành phố thường hỏa táng khoảng 220 người mỗi ngày. Nhưng trong thời gian dịch bệnh, chính quyền đã điều động các nhân viên hỏa táng từ khắp Trung Quốc tới Vũ Hán để hỏa táng thi thể suốt ngày đêm".

Một cư dân tên là Gao cho biết, 7 nhà hỏa táng của thành phố có thể hỏa táng khoảng 2.000 thi thể mỗi ngày nếu họ làm việc suốt ngày đêm: "Bất cứ ai nhìn vào con số đó sẽ nhận ra vấn đề, bất cứ ai có khả năng suy nghĩ đều hiểu vấn đề. Chính quyền đang nói gì về 2.805 người?".


© Xuân Trường
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad