Bài học từ nước Mỹ: biết can đảm nhận sai lầm và chân thành sửa sai mới trở nên vĩ đại - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Bài học từ nước Mỹ: biết can đảm nhận sai lầm và chân thành sửa sai mới trở nên vĩ đại


...Tổng thống Lincoln nói: “Nội chiến không có người thắng cuộc”, còn tướng Grant nói rằng: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Tinh thần ấy khiến quân đội miền Bắc đón tiếp tướng Lee với thái độ lịch sự hòa nhã và trân trọng, không có một tí chút biểu hiện đắc thắng hay ăn mừng nào. Cuộc hòa giải ở làng Appomatox ấy đã đi vào lịch sử Hoa Kỳ với tên gọi: “Cuộc thỏa hiệp của những người quân tử”. Đó cũng là chiến thắng của những người biết dừng lại đúng lúc...


Chính cơ chế tự nhận ra sai lầm và nhanh chóng sửa sai đã giúp nước Mỹ vượt qua được những khó khăn mà thế giới tưởng rằng họ không vượt qua nổi. (Getty)

Chính cơ chế tự nhận ra sai lầm và nhanh chóng sửa sai đã giúp nước Mỹ vượt qua được những khó khăn mà thế giới tưởng rằng họ không vượt qua nổi. Nếu nhìn vào lịch sử của nước Mỹ từ khi lập quốc, chúng ta sẽ thấy điều đó.

Dư luận và báo chí thế giới đang dành sự quan tâm và lo lắng cho nước Mỹ vừa phải chịu đựng hậu quả của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến hơn 100 nghìn người chết, lại căng thẳng vì các cuộc biểu tình và bạo loạn sau cái chết của người da đen George Floyd. Trong bối cảnh ấy, người ta dường như đã quên mất những thành tựu ngoạn mục về kinh tế và xã hội mà Hoa Kỳ đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Trump, đồng thời dư luận có cái nhìn bi quan về tương lai của nước Mỹ. Nhưng nếu nhìn sâu và xa hơn về lịch sử của đất nước này, chúng ta thấy rằng, nước Mỹ đã không ít lần vượt qua những cuộc khủng hoảng tương tự và chứng tỏ rằng sức mạnh của đất nước này là khả năng sửa sai để thay đổi và sáng tạo nên những hoàn cảnh mới.

Nước Mỹ năm 2020 và nước Mỹ năm 1968: lịch sử lặp lại

Đến thời điểm này của năm 2020, nước Mỹ đã mất đi hơn 100 nghìn người vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán, hoàn cảnh xã hội cũng trở nên khá hỗn loạn và chia rẽ do các cuộc biểu tình và cả bạo loạn sau cái chết của người da đen George Floyd. Cùng lúc đó cuộc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2020 - 2024 đang diễn ra giữa một tổng thống đương nhiệm (Donald Trump) thuộc đảng Cộng Hòa và một nguyên phó tổng thống (Joe Biden) của đảng Dân Chủ. Đồng thời, phi thuyền Dragon của SpaceX - một công ty tư nhân của tỷ phú Elon Musk được phóng lên không gian tạo nên một bước ngoặt cho ngành hàng không vũ trụ của nhân loại.




Thật là một sự giống nhau kỳ lạ. Vào năm 1968, nước Mỹ cũng mất đi chừng 100 nghìn người do dịch cúm Hong Kong với virus H3N2, biểu tình và bạo loạn cũng diễn ra trên các thành phố nước Mỹ sau vụ ám sát một người da đen tử tế và chính trực hơn nhiều so với George Floyd - mục sư Martin Luther King, chưa kể đến vụ ám sát một chính trị gia nổi tiếng - thượng nghị sĩ Robert Kenedy, ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của đảng Dân Chủ năm 1968 càng khiến cho tình hình phức tạp thêm. Lúc đó cũng đang diễn ra cuộc tranh cử tổng thống giữa một chính trị gia của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon và nguyên phó tổng thống Hubert Humphrey đảng Dân Chủ. Đồng thời, phi thuyền Apollo 8 cũng được phóng lên không gian, trở thành tàu vũ trụ có người lái đầu tiên rời khỏi quỹ đạo Trái đất, đến Mặt Trăng, quay xung quanh Mặt Trăng và quay trở lại một cách an toàn về Trái Đất. Tình hình nước Mỹ cũng phức tạp đến mức độ tổng thống đương nhiệm Lyndon Johnson trong bài diễn văn cuối tháng 3/1968 đã tuyên bố không ra tái tranh cử và rằng: “sự chia rẽ của nước Mỹ đã đi vào đến từng gia đình”.


Lịch sử là một vòng tuần hoàn lặp lại. Những sự kiện đang diễn ra ở Mỹ trong năm nay trùng hợp một cách đáng kinh ngạc với những gì đã xảy ra vào năm 1968. (Tổng hợp)

Lúc đó, dư luận quốc tế cũng hết sức lo ngại về tương lai của nước Mỹ với mức độ không thua gì hiện tại.

Nhưng vào lúc này, từ bên kia đại dương, có những nhân vật cao cấp có thể đại diện cho tư tưởng của giới ra quyết định trong chính quyền Trung Quốc - kình địch của nước Mỹ, lại có những đánh giá khác.
Các tướng lĩnh và trí thức cao cấp của Bắc Kinh đánh giá về nước Mỹ

Theo trang tin Hoa ngữ Backchina ngày 8/7, hai tướng lĩnh được coi là “diều hâu” của quân đội Trung Quốc là Đới Húc và Kiều Lương gần đây khi viết bài về cuộc xung đột Trung - Mỹ, đều có cùng một quan điểm cốt lõi: thực lực Trung Quốc hiện nay không thể đối đầu với Mỹ và “Lối thoát duy nhất cho Trung Quốc là hòa bình chứ không phải chiến tranh…”




Đới Húc - Giáo sư Viện nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng Trung Quốc có viết về 4 điều không ngờ và 10 nhận thức mới về nước Mỹ vào năm 2020, một trong đó là:

Nhận thức lại thứ hai: đừng mong Mỹ sẽ phạm sai lầm mãi mãi. Mỹ có một cơ chế sửa sai hoàn hảo và “đúng đắn chính trị” sẽ không có chỗ đứng lâu dài.

Mỗi tổng thống Mỹ dù có quan điểm quản trị khác nhau nhưng họ chẳng thể tách rời tinh thần chung của hệ thống. Một trong những đặc điểm lớn nhất của Mỹ là nếu phát hiện chiến lược quốc gia là sai, chính phủ mới sẽ ngay lập tức thay đổi 180 độ mà không cần nể mặt và lật mặt nhanh hơn lật sách.


Một trong những đặc điểm lớn nhất của Mỹ là nếu phát hiện chiến lược quốc gia là sai, chính phủ mới sẽ ngay lập tức thay đổi. (Getty)

Còn theo thượng tướng Lưu Á Châu - phó chính ủy trong bộ tư lệnh không quân Trung Quốc, một người rất có danh tiếng và tiếng nói ảnh hưởng trong PLA (quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc) thì sức mạnh của Mỹ nằm ở chỗ: nước Mỹ có chế độ tranh cử đảm bảo có thể lựa chọn những tinh anh làm người ra quyết sách, nhờ thế ít mắc sai lầm. Hơn nữa, khi nước Mỹ mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai, ngược lại với Trung Quốc thường xuyên mắc sai lầm và cũng rất khó sửa sai.

Mấy nhận định này giống nhau ở một điểm: cơ chế tự sửa sai của nước Mỹ thật hiệu quả và là đặc trưng hiếm có của đất nước này.

Đó là những nhận xét rất tinh tế từ những địch thủ của nước Mỹ. Chính cơ chế tự nhận ra sai lầm và nhanh chóng sửa sai đã giúp nước Mỹ vượt qua được những khó khăn mà thế giới tưởng rằng họ không vượt qua nổi. Nếu nhìn vào lịch sử của nước Mỹ từ khi lập quốc, chúng ta sẽ thấy điều đó




Những dấu mốc lịch sử chứng minh cho tinh thần vượt khó của nước Mỹ

Cuộc chiến giành độc lập của 13 bang thuộc địa Hoa Kỳ

Cuộc chiến giành độc lập của 13 bang thuộc địa Mỹ (1775 - 1783) trước thực dân Anh ban đầu không có chút hy vọng nào. Không ai nghĩ rằng một đội quân nhỏ yếu từ những người yêu tự do và chưa có chút kinh nghiệm quân sự nào lại có thể chiến thắng một đội quân Anh quốc hùng mạnh và thiện chiến vào bậc nhất Châu Âu. Chừng 25,000 dân và quân thuộc địa, tương đương với 1% dân số 13 bang nước Mỹ lúc ấy đã chết trong cuộc chiến, nhưng cuối cùng, đội quân ấy đã giành chiến thắng và giành được sự công nhận từ các quốc gia có lịch sử lâu đời ở cựu lục địa. Kết thúc cuộc chiến, những bậc tổ phụ của nước Mỹ như George Washington, Thomas Jefferson, John Adams... thay vì xây dựng nên một nền quân chủ giống kiểu Châu Âu, họ đã chọn mô hình cộng hòa, dứt khoát bác bỏ chế độ cha truyền con nối, thành công của cuộc kháng chiến đã tạo chỗ dựa vững chắc cho khái niệm “quyền tự nhiên” khắp thế giới phương Tây.


Sau cuộc chiến, các bậc tổ phụ của nước Mỹ như George Washington... đã lựa chọn mô hình cộng hòa thay vì nền quân chủ kiểu Châu Âu, dứt khoát bác bỏ chế độ cha truyền con nối. (Wikipedia)

Cuộc nội chiến Mỹ

Cuộc Nội chiến Mỹ (1861 - 1865) giữa hai phe miền Nam - ủng hộ chế độ nô lệ và phe miền Bắc - chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ khiến nước Mỹ ban đầu rơi vào cuộc khủng hoảng, chẳng ai biết nước Mỹ sẽ đi về đâu khi xã hội bị chia rẽ sâu sắc như vậy. Chẳng hạn như việc tướng Robert E. Lee - một vị tướng lão luyện được chỉ định lãnh đạo quân đội miền Bắc, nơi hết sức thân thuộc với cuộc đời binh nghiệp của Lee, nhưng ông lại đứng về phía lực lượng miền Nam quê hương mình. Và Lee là trường hợp điển hình cho sự chia rẽ lòng người ở nước Mỹ lúc đó. Tuy vậy, khi quân đội miền Nam đã rơi vào thế bại trận, cuộc chiến sắp đến hồi kết thì tổng thống Abraham Lincoln muốn đàm phán. Ông đã trả lời ý kiến phản đối của sĩ quan dưới quyền có ý muốn tiêu diệt kẻ địch rằng: “Khi họ trở thành bạn của chúng ta, thì chẳng phải là kẻ địch đã bị tiêu diệt rồi sao?”.




Là một nhà quân sự đầy kinh nghiệm, tướng Lee cảm thấy việc tiếp tục cuộc chiến là một sai lầm chỉ dẫn đến tổn thất xương máu nặng nề cho quân dân miền Nam trước lực lượng áp đảo của miền Bắc nên quyết định đầu hàng. Và tinh thần hòa ái, khiêm nhường, cách xử thế khôn ngoan từ những người lãnh đạo như tổng thống Lincoln và đại tướng Grant của quân đội miền Bắc đã truyền tải đến thấm nhuần trong hàng ngũ binh lính khiến cho việc hòa giải diễn ra êm đẹp. Tổng thống Lincoln nói: “Nội chiến không có người thắng cuộc”, còn tướng Grant nói rằng: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Tinh thần ấy khiến quân đội miền Bắc đón tiếp tướng Lee với thái độ lịch sự hòa nhã và trân trọng, không có một tí chút biểu hiện đắc thắng hay ăn mừng nào. Cuộc hòa giải ở làng Appomatox ấy đã đi vào lịch sử Hoa Kỳ với tên gọi: “Cuộc thỏa hiệp của những người quân tử”. Đó cũng là chiến thắng của những người biết dừng lại đúng lúc.


Tướng Robert E. Lee đầu hàng trước quân đội miền bắc. Tranh: Cuộc hòa giải ở làng Appomatox giữa tướng Robert E. Lee - chỉ huy của quân miền nam và tướng Grant - chỉ huy quân miền bắc. (Wikimedia Commons)

Đại khủng hoảng 1929 -1933

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bắt đầu từ nước Mỹ có nguyên nhân chính là sự thất bại của giới tài chính ngân hàng Mỹ đã gây nên ảnh hưởng rộng khắp ở các nước phương Tây và phần còn lại của thế giới. Cuộc Đại khủng hoảng này là một trong các nguyên nhân dẫn đến thế chiến 2. Tuy vậy, tổng thống Franklin Roosevelt bằng các chính sách đúng đắn đã vãn hồi tổn thất, phần nào phục hồi nền kinh tế Mỹ cho đến năm 1937 rồi sau đó khôn ngoan đứng ngoài cuộc chiến cho đến giai đoạn chót khiến nền kinh tế Mỹ được hưởng lợi trong khi các nước Châu Âu đều tổn thất nặng nề. Sau Thế chiến 2, Hoa Kỳ đã vươn lên xác lập vị thế của mình trên thế giới, là nước đứng đầu khối tự do.


Cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 đã đẩy nước Mỹ rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, với các chính sách hợp lý, tổng thống Franklin Roosevelt đã vãn hồi được tổn thất và phần nào phục hồi nền kinh tế. (Miền công cộng)

Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Nhật Bản đầu thập niên 1980

Vào thập niên 1980, Nhật Bản phát triển vượt bậc, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến không ít người ở Washington và giới tinh hoa ngoại quốc phỏng đoán rằng ngôi vị số một thế giới về kinh tế của Mỹ có thể bị đoạt mất. Trong tình hình đó, chính quyền của tổng thống Ronald Reagan đã có các hành động gia tăng áp lực buộc Nhật phải mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ và giảm tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Đồng thời, Hiệp định Plaza ký giữa 5 nước gồm Mỹ, Tây Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản đã khiến việc xuất khẩu từ Mỹ tới các quốc gia Tây Âu gia tăng và thâm hụt thương mại cũng giảm. Washington còn áp thuế 100% với 300 triệu USD hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, ngăn chúng tiến vào thị trường Mỹ... Hệ quả của những chính sách này đã khiến nền kinh tế Nhật suy yếu và bị nền kinh tế Mỹ bỏ xa.

Tinh thần Mỹ trong và sau cuộc tấn công khủng bố 11/9

Nhưng tinh thần vững chãi và khả năng sửa sai của người Mỹ còn giúp xã hội Mỹ đối phó với những nghịch cảnh bất ngờ cũng như hàn gắn những mối quan hệ rạn nứt trong xã hội. Trong cuộc khủng bố 11/9/2001, người ta chứng kiến một phản ứng bình tĩnh và nhân văn của người Mỹ. Khi lửa đang cháy rừng rực ở Tòa nhà Thương mại Thế giới, những người thoát hiểm đi xuống và lính cứu hỏa xông lên lại trật tự nhường đường cho nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Đứng trước cái chết họ vẫn bình tĩnh như không. Vào ngày hôm sau, khi cả thế giới biết vụ việc này do những kẻ khủng bố người Ả Rập gây ra, việc đó khiến rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người Ả Rập bị đập phá, một số thương nhân người Ả Rập bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người Ả Rập hoặc đến các khu người Ả Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Sai lầm đã được sửa chữa ngay lập tức bằng lòng khoan dung của người Mỹ.


Cuộc khủng bố 11/9/2001, trong tình huống hỗn loạn và gấp gáp, người ta vẫn chứng kiến một phản ứng bình tĩnh và nhân văn của người Mỹ. (9/11 Photos Flickr - CC BY 2.0)

Nước Mỹ vĩ đại vì biết sửa sai

Và đến ngày hôm nay, khi nước Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump đang đạt được những thành công ngoạn mục về kinh tế và xã hội thì phải chịu sự phá hoại từ “virus Trung Quốc” (theo cách gọi của ông Donald Trump), rồi đến cái chết của người da đen Floyd, những cuộc biểu tình đập phá hỗn loạn trên khắp nước Mỹ do nhóm Antifa sách động. Trong cuộc bạo loạn ấy, cảnh sát Mỹ đã quỳ xuống xin lỗi cho đồng nghiệp mình đối với cái chết của George Floyd, thay vì hăm hở trấn áp. Người ta chứng kiến không hiếm cảnh tượng cảnh sát Mỹ khoác vai hay bắt tay thân ái với người biểu tình và mọi người không phân biệt màu da, tuổi tác, cùng nhau dọn dẹp những hậu quả của cuộc biểu tình trên đường phố.


Trong cuộc bạo loạn ấy, cảnh sát Mỹ đã quỳ xuống xin lỗi cho đồng nghiệp mình đối với cái chết của George Floyd, thay vì hăm hở trấn áp. (Getty)

Đó là gì nếu không phải là lòng can đảm dám thừa nhận sai lầm và lòng chân thành muốn sửa chữa sai lầm của nước Mỹ?

Nước Mỹ vĩ đại không phải vì nước Mỹ chưa bao giờ phạm sai lầm, mà là vì nước Mỹ luôn biết tự nhận ra sai lầm của mình. Ở đất nước ấy, luôn có những con người Mỹ thấy rằng: “Ồ, tình trạng hiện nay của nước Mỹ là không ổn, cần phải sửa chữa, cần phải đưa nước Mỹ thoát ra khỏi rắc rối và tiến lên”. Họ không chấp nhận hiện trạng bất cập của nước Mỹ và họ đảo lộn những trật tự cũ bằng những cách làm mới sáng tạo hay những hành động sửa sai để đưa nước Mỹ ra khỏi thế bế tắc và thậm chí còn thịnh vượng bội phần so với trước đây. Lịch sử nước Mỹ đã cho ta thấy điều đó. “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” là phát ngôn độc quyền của Trump nhưng lại đại diện cho ý chí của nhiều người Mỹ điển hình.




Tinh thần can đảm và thẳng thắn thừa nhận sai lầm và ý chí sửa sai của nước Mỹ lạ thay, lại rất tương đồng với văn hóa truyền thống phương Đông vốn cách họ cả một biển lớn và hàng thế kỷ.

Văn hóa sửa sai trong truyền thống phương Đông

Trong “Tả truyện” viết: “Nhân thùy vô quá. Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên”, tức là con người không ai là không có lỗi lầm, có lỗi mà chăm chỉ sửa đổi thì chẳng gì tốt đẹp bằng và là điều đáng trân quý. Có lỗi mà không muốn sửa thì sai lại càng sai. Đức Khổng Tử cũng từng nói: “Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ”, đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai thực sự.


Con người không ai là không có lỗi lầm, có lỗi mà chăm chỉ sửa đổi thì chẳng gì tốt đẹp bằng và là điều đáng trân quý. Có lỗi mà không muốn sửa thì sai lại càng sai. (Baidu)

Trong các học trò của Đức Khổng Tử, người được Ngài khen ngợi và dành nhiều hy vọng nhất là Nhan Hồi, duy chỉ phê bình anh có một điều. Ngài nói đại ý: “Anh Hồi không giúp ta được thêm gì vì lời giảng nào của ta anh ấy cũng thích”. Ý Ngài muốn nói sự đồng tình luôn luôn mà thiếu đi phần chất vấn, phản biện của Nhan Hồi không giúp Ngài nhận ra chỗ thiếu sót của mình để khắc phục.

Một học trò khác của Đức Khổng Tử là Tử Lộ từng nói: “Vui mừng được nghe lời góp ý của mọi người!” Người có tâm muốn cải sửa lỗi lầm thì nên giống như thế. Một người chỉ có dũng cảm sửa sai mới có thể không ngừng tu chỉnh lời nói và hành vi của bản thân mình, cuối cùng trở thành bậc có đạo đức cao thượng.

Học trò Tử Trương của Khổng Tử cũng nói: Con người khó tránh khỏi phạm phải lỗi lầm, nhất là lỗi của người quân tử thì càng giống như nhật thực, nguyệt thực, người khác dễ dàng thấy rõ.

Nhà hiền triết Lục Cửu Uyên thời Nam Tống rất tâm đắc và tôn sùng về cảnh giới tinh thần của việc “vui khi người khác chỉ ra lỗi lầm, có khuyết điểm không giấu giếm, càng không ngại việc sửa đổi".

Trong sách “Chu Dịch” viết: “Kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải”, đại ý là gặp người tốt việc tốt thì cố gắng học tập theo, có lỗi lầm thì lập tức sửa chữa.


Một người chỉ có dũng cảm sửa sai mới có thể không ngừng tu chỉnh lời nói và hành vi của bản thân mình, cuối cùng trở thành bậc có đạo đức cao thượng. (Epoch Times)

Trong lịch sử văn minh phương Đông, cũng không thiếu những tấm gương của bậc minh quân biết nghe lời can gián để sửa mình, điều chỉnh đường lối trị quốc khiến cho đất nước phồn vinh thịnh vượng. Chúng ta có thể nghiên cứu trường hợp của vua Đường Thái Tông.

Vị vua anh minh Đường Thái Tông và phản ứng với những lời can gián

“Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông Lý Thế Dân ban đầu phong Ngụy Trưng chức Gián nghị đại phu với nhiệm vụ can gián nhà vua tránh mắc phải những quyết định sai lầm.

Có lần Đường Thái Tông hỏi Ngụy Trưng: “Các hoàng đế trong lịch sử, tại sao có người sáng rất sáng suốt, có người lại rất u mê?”. Ngụy Trưng trả lời: “Ai biết lắng nghe mọi ý kiến thì sẽ sáng suốt, ai chỉ nghe theo một loại ý kiến thì sẽ u mê”. Rồi ông kể ra các ví dụ về Nghiêu, Thuấn và Tần Nhị Thế, Lương Vũ Đế, Tùy Dạng Đế và nói: "Vị hoàng đế nào cai trị thiên hạ, biết tiếp nhận ý kiến của bên dưới thì tình hình bên dưới thông suốt lên trên, những kẻ thân tín muốn che đậy cũng không được”. Đường Thái Tông gật đầu.Trong lịch sử văn minh phương Đông, cũng không thiếu những tấm gương của bậc minh quân biết nghe lời can gián để sửa mình, điều chỉnh đường lối trị quốc khiến cho đất nước phồn vinh thịnh vượng. Chúng ta có thể nghiên cứu trường hợp của vua Đường Thái Tông.
Vị vua anh minh Đường Thái Tông và phản ứng với những lời can gián

“Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông Lý Thế Dân ban đầu phong Ngụy Trưng chức Gián nghị đại phu với nhiệm vụ can gián nhà vua tránh mắc phải những quyết định sai lầm.

Có lần Đường Thái Tông hỏi Ngụy Trưng: “Các hoàng đế trong lịch sử, tại sao có người sáng rất sáng suốt, có người lại rất u mê?”. Ngụy Trưng trả lời: “Ai biết lắng nghe mọi ý kiến thì sẽ sáng suốt, ai chỉ nghe theo một loại ý kiến thì sẽ u mê”. Rồi ông kể ra các ví dụ về Nghiêu, Thuấn và Tần Nhị Thế, Lương Vũ Đế, Tùy Dạng Đế và nói: "Vị hoàng đế nào cai trị thiên hạ, biết tiếp nhận ý kiến của bên dưới thì tình hình bên dưới thông suốt lên trên, những kẻ thân tín muốn che đậy cũng không được”. Đường Thái Tông gật đầu.




Một hôm khác, sau khi đọc xong văn tập của Tùy Dạng Đế, vua lại nói với tả hữu: "Trẫm thấy Tùy Dạng Đế là người có học vấn uyên bác, biết rõ Nghiêu, Thuấn là tốt; Kiệt, Trụ là xấu; mà tại sao ông ta lại hành động buông thả vô độ như vậy?”.

Ngụy Trưng đáp ngay: “Một hoàng đế mà chỉ dựa vào thông minh uyên bác thì không đủ mà còn phải khiêm tốn lắng nghe ý kiến bày tôi. Tùy Dạng Đế tự cho mình là tài cao, nên kiêu ngạo tự mãn, nói lời nói của Nghiêu, Thuấn, nhưng làm những việc của Kiệt, Trụ; càng về sau càng hồ đồ nên đã tự tạo nên sự diệt vong".

Thái Tông nghe xong, xúc động sâu xa, thở dài nói: “Ồ, những bài học quá khứ đúng là thầy dạy chúng ta”.

Sau đó Ngụy Trưng càng nêu nhiều ý kiến. Hễ thấy Thái Tông có điểm gì không đúng là ông đều ra sức tranh biện. Thái Tông từng nhận xét:

- Viên ngọc đẹp sinh ra từ tảng đá thô kệch, nếu không có bàn tay của người thợ giỏi mài giũa sao có thể thành được? Trẫm tuy chưa phải là viên ngọc quý, nhưng nhờ có Ngụy Trưng nhắc nhở, dùng đạo đức để khuyên can, ông ta có thể coi là một người thợ khéo. (Wikipedia)

Nhờ chịu khó lắng nghe những lời can gián của các hiền thần như Ngụy Trưng mà Đường Thái Tông có ít những quyết sách sai lầm, bản thân Đường Thái Tông cũng trở thành một trong vài vị vua anh minh nhất, khai sáng thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử Trung Hoa gọi là Khai Nguyên thịnh thế.

Trước thiên tai nhân họa, từ vua chúa đến thứ dân phải nghiêm túc kiểm điểm lỗi lầm trước thượng Thiên và nhanh chóng sửa sai

Đổng Trọng Thư đời Hán đề xướng "Thuyết Thiên - nhân cảm ứng", cho rằng "Quốc gia sẽ bị suy bại do vô Đạo, thì trước tiên Trời sẽ giáng tai họa để cảnh cáo". Bởi vậy khi quốc gia gặp họa lớn thì trên từ bậc Thiên tử, dưới xuống đến thứ dân đều phải tự sửa mình mới mong tai qua nạn khỏi.


Kkhi quốc gia gặp họa lớn thì trên từ bậc Thiên tử, dưới xuống đến thứ dân đều phải tự sửa mình mới mong tai qua nạn khỏi. (Tổng hợp)

Vào ngày 1 tháng 6 năm 70 trước Công nguyên, một trận động đất lớn bất thường đã xảy ra ở phía đông Hà Nam, "giết chết hơn 6.000 người". Hán Tuyên Đế Lưu Tuân vì vậy đã xuống chiếu trách tội bản thân.

Trong chiếu trách tội bản thân, Hán Tuyên Đế viết: "Trẫm thừa kế nghiệp lớn, thờ phụng tông miếu, được phó thác ở trên bá quan bách tính, chưa hòa hợp được với chúng sinh. Lúc trước, động đất ở Bắc Hải, Lang Da, làm hư hại tông miếu tổ tiên, trẫm rất lo sợ".

Vào trưa ngày 2 tháng 9 năm 1679, một trận động đất lớn với cường độ 8 độ xảy ra gần Bắc Kinh.

Sách Khang Hy khởi cư trú ghi lại: "Bắc Kinh thành quách, nha phủ, nhà dân đổ nát, người dân tử thương rất nhiều".

Sau trận động đất, Hoàng đế Khang Hy lập tức xuống chiếu trách tội bản thân, nhận hết trách nhiệm để xảy ra tai họa, đồng thời phản tỉnh và tự kiểm điểm sâu sắc.

Khang Hy viết: "Động đất lớn bất ngờ, tất cả vì sự thiếu đức hạnh của trẫm, nền chính trị chưa hòa hợp, các quan lớn nhỏ chưa tận tâm tận lực làm tròn bổn phận, khiến cho âm dương không hòa hợp, tai họa, dị tượng là để cảnh cáo vậy".

...

Có vậy mới thấy, dù con người ta sống ở thời đại hay nền văn hóa nào thì biết tự nhận lỗi lầm và sửa sai cũng là những phẩm chất đáng quý khiến người khâm phục, có thể cảm động lòng Trời, từ đó mà thay đổi được hoàn cảnh.

Kết luận:

Là con người thì không bao giờ tránh khỏi sai lầm, quốc gia cũng thế, nhưng sai lầm lớn nhất đó là không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình để rồi tìm cách sửa chữa. Ngược lại, ưu điểm lớn nhất là biết cách chân thành nhận lỗi và sửa sai. Quả vậy, biết tự nhận thức lại chính mình là một sức mạnh hiếm có và quý giá, sức mạnh này đặt nền tảng trên lòng can đảm và sự bao dung. Có lòng can đảm mới có thể đối diện với chính mình, vượt lên trên những danh vọng hão huyền hay thể diện phù phiếm, hoặc nỗi sợ hãi trách nhiệm, lấy lý trí sáng suốt thay thế cho lòng tự đắc mù quáng. Có sự bao dung mới có thể tiếp nhận được những ý kiến khác biệt của thế nhân hay chấp nhận thực tại phũ phàng. Đó vừa là động cơ vừa là bánh lái để chèo lái con thuyền quốc gia hay cá nhân đi đúng hướng và không ngừng tiến lên. Nước Mỹ vì vậy sẽ không bao giờ lụn bại và những bài học lịch sử của nước Mỹ chứng minh rằng tinh thần tự nhận sai lầm và chân thành sửa sai chính là phẩm chất cần thiết nhất khiến cho cá nhân hay quốc gia trở nên vĩ đại.


© Nguyên Vũ
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad