Chỉ thị 15 về chống tham nhũng, nếu có sờ đến Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng thì phải do Ban Chấp hành TW quyết định. Mà như trên đã nói, ngu gì các UV Ban Chấp hành TW họ ủng hộ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong trò chọc phá tổ ong? UVBCT mà còn có thể xử trảm thì ai trong đảng sẽ an toàn để góp tay giữ đảng
Bài viết mới nhất của nhà báo Phạm Chí Dũng đăng trên một trang VOA với nhan đề "Nhất thể hóa’: Tổng Bí thư Trọng muốn trở thành… tổng thống?", bằng cách dựa vào các thông tin có sẵn trên mạng, cộng với sự suy đoán, tác giả đã biến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một kẻ bảo thủ, giáo điều không biết gì ngoài mớ lý thuyết Chủ nghĩa Marx-Lenine (kiểu Stalin), cái mà cả nhân loại đã vứt bỏ nó vào trong sọt rác. Vậy mà qua ngòi bút của tác giả Phạm Chí Dũng thì bỗng chốc ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành một vị Tôn Ngộ Không, với tài biến hóa khôn lường, khi tác giả viết rằng "Đó cũng có thể là cách để ông Nguyễn Phú Trọng trở thành một “hành pháp Obama” như ở Hoa Kỳ, sẽ điều hành một nước Việt hỗn loạn ở độ tuổi gần tám chục mà chẳng cần đến vai trò của bất cứ thủ tướng nào.".
Nói như vậy để thấy, ông Phạm Chí Dũng đã quên mất rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người từ trước đến nay luôn chống lại việc nhất thể hóa 2 chức danh Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư làm một, với câu nói "Tập trung nhiều quyền như vậy, liệu có kiểm soát được hay không?". Theo như nhà báo Hồng Beo viết trên blog của mình thì: "Khi trong đảng đề xuất nhập hai chức danh Chủ tịch nước và tổng bí thư làm một. Tiền đề của cuộc sửa đổi 2013 thực ra chỉ có thế. Kết cục như đã thấy, Trọng nằm trong nhóm phản đối với lý do như vậy tập trung quyền lực quá nhiều vào một người."
Đó là chưa kể đến năng lực lãnh đạo cũng như tuổi tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không cho phép ông có thể gánh vác được trọng trách cao cả như thế. Quan trọng hơn, giữa một đám quan chức tham nhũng, theo nhận xét của PCT Nước Nguyễn Thị Doan là "ăn không chừa thứ gì của dân" như thế, thì một người được coi là thanh liêm (ăn hối lộ ít hơn) như ông Trọng thì liệu các thành viên của băng đảng tham nhũng - những đồng chí của ông Nguyễn Phú Trọng, có chịu để cho ông một phần đất "đất" trong Đảng để tồn tại hay không là điều còn khó.
Vậy thì còn nói gì đến chuyện tham vọng chính trị?
Thực ra trong lúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực chất không hề có quyền lực. Ông Trọng không nắm được quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch đâu có phải là tướng trận mạc, ông Lịch đi lên từ Tổng cục Chính trị là một viên quan văn thì biết gì về điều binh, khiển tướng. Mà chắc chắn các tướng lĩnh thực thụ trong quân đội Việt Nam hiện nay họ không thể chấp nhận một người chỉ huy như thế. Song với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch chỉ là một thứ thuốc an thần. Chưa kể đến chuyện đây là một nhóm phò Tầu, điều mà ai cũng ghét.
Quyền bính trong quân đội Việt Nam lúc này nằm trong tay Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Giang là tướng lĩnh trận mạc và là một người trưởng thành từ trận chiến chống Trung Quốc năm 1979, cánh tay phải của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ. Quan trọng hơn, người đang nắm chức vụ thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang ( bao gồm công an, quân đội, dân quân tự vệ bán vũ trang…) ở Việt Nam là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại, ngoại giao an ninh quốc phòng, Và hiện nay ông Ba Dũng đang là liên minh chính trị với ông Trần Đại Quang
Còn quyền bính của lực lượng "Thanh kiếm lá chắn" - Công An thuộc về ai thì chắc đã rõ không cần phải nhắc đến. Vì ngoài Bộ trưởng Tô Lâm và 5 Thứ trưởng Bộ Công An hiện nay đều do ông Ba Dũng dựng lên trước đây, hơn nữa Bộ trưởng Tô Lâm và Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng là hai hạt giống mà Ba Dũng nâng niu nhất.
Nếu biết Đại tướng Tô Lâm có công phá âm mưu đảo chính của Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh cùng vài vị tướng nắm tổng cục tình báo quân đội- TC 2, (tháng 6/2015 dưới sự yểm trợ của Tình báo Hoa Nam) thì rõ.
Việc Bộ Công An án binh bất động trong việc để Trịnh Xuân Thanh “biến mất” và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham gia Đảng Ủy Công An Trung ương là bằng chứng cho thấy vai trò lãnh đạo của ông Trọng “hổng chân ở hạ tầng” và lãnh đạo Bộ Công An họ cũng cứ à ơi cho qua.
Nay ông Trọng tham gia Đảng Ủy Công An Trung ương với tư cách một Ủy viên thường vụ 1/5 và 1/15 tổng số Ủy viên, trong lúc Bộ trưởng Tô Lâm nắm chức Bí thư thì ông Trọng nắm chi tiết sự vụ nổi không ?
Đó là lý do vì sao mà có người nhận định rằng "Trọng rất sạch, không phe phái với ai và không ai phe phái với Trọng.". Điều đó không có nghĩa là trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay không có sự xung đột giữa các phe phái, mà phải hiểu rằng không có phe phái nào dám hợp tác với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc tranh giành quyền lực. Đơn giản chỉ vì "Hợp tác với ông Trọng thì có mà cạp đất mà ăn à?".
Nói ra để thấy, chiến dịch của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dùng vụ việc Trịnh Xuân Thanh để tạo ngòi nổ trong việc thanh trừng các thành phần thân Mỹ trong Ban lãnh đạo Đảng CSVN còn lại sau Đại Hội Đảng 12. Mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng lâu nay là chuyện "viển vông" (Lời của 3X). Và Đinh La Thăng vẫn cứ thăng tiến tà tà như xưa.
Việc loạt bài viết của Nhà báo Huy Đức gần đây "đánh" Đinh La Thăng sau khi hầu hết ban lãnh đạo của PVC và Vũ Đức thuận bị xộ khám được dư luận coi là những viên đạn trái phá bắn thẳng vào thành trì của Đinh La Thăng.
Điều này khiến người ta nghĩ đến việc trước Đại hội 12, cũng Nhà báo Huy Đức, với chiến thuật như thế đã góp phần đánh hạ, đưa ứng viên số 1 cho chức Tổng Bí Thư Đảng CSVN khóa 12 là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vườn. Điều này đã tạo cho Huy Đức một vòng hào quang "chói lọi". Tuy nhiên, đó là bằng lý do, nếu để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Tổng Bí thư thì Đảng CSVN có nguy cơ tan vỡ do ông Trọng đưa ra đã thuyết phục được đa số các UV Ban Chấp hành TW.
Song, với Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một con sâu bự trong bầy sâu Ban Chấp hành TW thì ông Thăng đâu có tội tình gì, ngoài tội tham nhũng. Cần nhớ là nguy cơ Đinh La Thăng là vỡ đảng là điều không bao giờ có, chính vì thế Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng chắc chắn sẽ được đa số các UV Ban Chấp hành TW phải ủng hộ.
Bởi lẽ, không ủng hộ Đinh La Thăng thì sau khi ông Trọng "thịt" được Đinh La Thăng thì tiếp theo những kẻ chung số phận sẽ không ngoài đám UV Ban Chấp hành TW. Điều đó cho thấy, trong chiến dịch lần này ông Nguyễn Phú Trọng càng làm mạnh bao nhiêu thì lực lượng UV Ban Chấp hành TW hiện đang ủng hộ ông ta sẽ bỏ ông ta mà ra đi.
Ông Nguyễn Phú Trọng vốn có biệt danh là Trọng Lú, song ông ta hiểu rõ điều này hơn chúng ta và là điều"Ai cũng hiểu, chỉ có một mình Huy Đức là không muốn hiểu" (Nhại thơ Đỗ Trung Quân), mà thực ra Huy Đức cần hiểu những cái đó làm gì khi anh ta viết theo đơn đặt hàng kia mà?
Sẽ có người đặt câu hỏi "Vậy ông Trọng cứ cố đấm ăn xôi làm gì?"
Cũng như việc tay chân của ông Trọng "xúi" Huy Đức viết bài để đánh Đinh La Thăng, không ngoài mục đích kích động dư luận, đặc biệt là lực lượng cử tri lão thành cách mạng vốn là hậu thuẫn cho ông Trọng trong các sinh hoạt chính trị, nhằm tạo áp lực với Quốc hội và BCHTW phải ủng hộ trận chiến này. Nhưng Chủ tịch Quốc Hội Kim Ngân và bà Phó CT Quốc hội Thị Phóng lại là nhóm an phận không muốn sa vào tranh chấp đường lối, lấy im lặng làm vàng. Ông Nguyễn Phú Trọng đang ở thế khó, nay càng lại khó hơn.
Tóm lại là bên Công An cứ ngâm tôm hay chơi kiểu con tằm nó nhả cái tơ, để kéo dài hồ sơ vụ PVC và Vũ Đức Thuận. Không chờ được thì Ủy Ban Kiểm tra Trung ương muốn nhanh làm gì thì xin mời cứ làm. Nhưng nên nhớ Chỉ thị 15 về chống tham nhũng, nếu có sờ đến Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng thì phải do Ban Chấp hành TW quyết định. Mà như trên đã nói, ngu gì các UV Ban Chấp hành TW họ ủng hộ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong trò chọc phá tổ ong? UVBCT mà còn có thể xử trảm thì ai trong đảng sẽ an toàn để góp tay giữ đảng
Vấn đề quan trọng là ở chỗ, liệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có còn “mạnh khỏe” đến lúc đó hay không mà thôi?
Có người cho rằng “Diễn biến 'Trịnh Xuân Thanh' còn phức tạp”, song tôi vẫn không nghĩ như thế. Mà tôi chỉ nghĩ rằng cái Đảng này chưa bao giờ mà nát be nát bét như hiện nay.
© Kami
(Blog Kami)
Không những không vô vọng mà còn có rất nhiều hy vọng về cuộc chiến chống tham nhũng do TBT Nguyễn Phú Trọng phát động, thể hiện ở Những tiếng trống đã được Tổng Bí thư gióng lên khoan thai nhưng tạo nên dư chấn lớn. Sau tiếng trống ấy, đã có rất nhiều chuyển động quyết liệt trên mặt trận chống quốc nạn “nội xâm” – Tham nhũng. Tháng 5.2016, Tổng Bí thư thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng.Nhiều học giả, chuyên gia, chính trị gia cho rằng, sở dĩ những tiếng trống của Tổng Bí thư có uy lực lớn, có sức hiệu triệu nhân tâm, một phần vì bản thân ông là một tấm gương thực sự liêm chính trong cả công việc và đời sống.Tiếng trống của Tổng Bí thư gióng lên vụ Trịnh Xuân Thanh, không chỉ nhận được sự đồng tình rất cao của nhân dân, mà còn là lời cảnh báo nghiêm khắc cho hiện tượng "lách quy trình" để những người không đủ phẩm chất, tài năng vẫn có thể trèo cao. Nhóm lợi ích và những kẻ đã nhúng chàm hãy chờ đấy rồi sẽ đến lượt các ngươi xếp hàng sau Trịnh Xuân Thanh.
Trả lờiXóa