Các hành động này trái ngược hoàn toàn với khẳng định của Chủ tịch Tập [Cận Bình] năm 2015 tại Vườn Hồng [Nhà Trắng] rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Biển Đông.
Đô đốc Philip Davidson nói.
Ông Davidson viết rằng Trung Quốc “bắt đầu” phát triển các tiền đồn quân sự ở Biển Đông từ tháng 12 năm 2013, và từ đó tới nay, nước này đã “bồi đắp xây đảo nhân tạo”, “nơi chứa máy bay” và “các hệ thống phòng thủ”.
Tin thêm về tàu chiến Úc bị Trung Quốc ‘thách thức’ ở Biển Đông
“Các hành động này trái ngược hoàn toàn với khẳng định của Chủ tịch Tập [Cận Bình] năm 2015 tại Vườn Hồng [Nhà Trắng] rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Biển Đông. Hiện nay, các căn cứ tiền tiêu này dường như đã hoàn tất. Điều chỉ còn thiếu là việc triển khai lực lượng”, ứng cử viên cho vị trí tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nhận xét.
Quan chức hải quân cấp cao này nói thêm rằng “một khi chiếm đóng, Trung Quốc sẽ có thể mở rộng tầm ảnh hưởng hàng nghìn dặm về phía nam cũng như phô diễn sức mạnh sâu vào vùng Châu Đại Dương”.
Ông Philip Davidson trong buổi điều trần hôm 17/4. |
“Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa sẽ có thể sử dụng các căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ ở khu vực, và bất kỳ lực lượng nào được triển khai tới các đảo sẽ dễ dàng lấn át các lực lượng quân sự của các nước cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông,” Đô đốc Davidson nhận định tiếp.
Nói một cách ngắn gọn, Trung Quốc giờ có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống, trừ khi gây chiến với Mỹ.
Đô đốc Đô đốc Philip Davidson nói.
Ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về quan hệ Việt - Trung, từng nhiều lần nói với VOA Việt Ngữ rằng Bắc Kinh sẽ “không bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng hơn nữa, bá quyền hơn nữa” ở Biển Đông.
Liên quan tới vấn đề an ninh hàng hải, đề cử cho vị trí tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương nói rằng Việt Nam có lẽ muốn “phát triển khả năng của lực lượng tuần duyên [Việt Nam gọi là Cảnh sát Biển] thông qua việc chuyển giao Excess Defense Articles [các thiết bị mà tuần duyên Mỹ không dùng nữa]”.
Ông cho rằng Hoa Kỳ “không nên chỉ tập trung vào [giúp đỡ] các thiết bị mà còn nên chú trọng vào sự bền vững, như huấn luyện, cơ sở hạ tầng… để tăng cường năng lực thực sự và củng cố quan hệ”.
Một trong các tàu ngầm Việt Nam mua của Nga. |
Ngoài vấn đề Biển Đông và tăng cường năng lực hàng hải, cái tên Việt Nam còn được ông Davidson nhắc tới liên quan tới các biện pháp trừng phạt về vũ khí mà Mỹ có thể áp đặt lên Nga.
Đạo luật Chống Các Đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) bao gồm các biện pháp đối với các nước có giao dịch đáng kể với ngành tình báo và quốc phòng của Nga.
Tin cho hay, Moscow là một trong đối tác truyền thống về vũ khí của Việt Nam. Hà Nội từng chi hàng tỷ đôla để "tậu" thiết bị quân sự của Nga.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow năm 2016. |
Khi được hỏi là CAATSA ảnh hưởng ra sao tới quan hệ quân sự của Mỹ với Việt Nam, Đô đốc Davidson nói rằng “một ưu tiên chính đối với Hoa Kỳ và Hạm đội Thái Bình Dương là tiếp tục phát triển quan hệ đồng minh và đối tác để tất cả mọi quốc gia hưởng lợi từ một môi trường đảm bảo an ninh, ổn định, thịnh vượng và hòa bình cho toàn khu vực”.
Ông nói thêm rằng “hoạt động cũng như sự tham gia của Nga khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tiếp tục tăng nhằm thúc đẩy các quyền lợi chiến lược của họ cũng như gây tổn hại tới các quyền lợi của Mỹ”. Ngoài ra, theo đô đốc này, Moscow cũng “tìm kiếm các cơ hội kinh tế để xuất khẩu năng lượng và vũ khí trong khu vực”.
|
Nếu được chuẩn thuận, Đô đốc Philip Davidson sẽ lên thay Đô đốc Harry Harris sau khi ông này từ nhiệm để trở thành đề cử đại sứ Hoa Kỳ tại Australia.
Theo báo chí quốc tế, ông Harris từng nhiều lần lên tiếng về Biển Đông, nhất là liên quan tới quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, làm Trung Quốc phật lòng.
Viễn Đông
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét