Bài học nào từ Trung Quốc? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Bài học nào từ Trung Quốc?


Một cán bộ trong “Chính phủ tỉnh Quảng Tây” có lần nói với tôi trong một cuộc trao đổi nhân dịp tỉnh này tổ chức một cuộc hội chợ mang tên “Trung Quốc và các nước ASEAN”:

Bài học nào từ Trung Quốc? Hình minh họa

– Với vị trí địa lý thuận lợi và một dân tộc thông minh như các bạn, nếu mở cửa thì các bạn sẽ phát triển rất nhanh, thậm chí còn nhanh hơn chúng tôi, nếu đi theo mô hình TQ thì chúng tôi có một lời khuyên: “hãy học những cái hay và tránh xa những cái dở của chúng tôi”.

Ông ta nói thêm:

– Chúng tôi có những cái “hay” tầm cỡ thế giới nhưng cũng có những thứ xấu xa tầm cỡ thế giới.

Rõ ràng, mô hình TQ “phát triển kinh tế nhưng ổn định chính trị” có một sức quyến rũ lớn với những lãnh đạo của Việt Nam, nó thỏa mãn được mong muốn là kinh tế phát triển và đảng vẫn giữ được đặc quyền đặc lợi. Trong hoàn cảnh mà hệ thống cộng sản Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng TQ lại thoát khỏi cuộc khủng hoảng này một cách ngoạn mục, ban lãnh đạo cs VN đã từ bỏ con đường dân chủ hóa chính trị, các ý kiến về “dân chủ, đa nguyên, đa đảng” của ông Trần Xuân Bách (dự kiến chức vụ TBT) bị bỏ vào sọt rác, một số cán bộ phải rời vị trí, thậm chí một số người bị bắt giam với tội danh “phản bội lý tưởng XHCN”, VN ngả vào vòng tay Trung cộng với những thỏa thuận bí mật của “Hiệp ước Thành Đô”. Khi nhận chức vụ thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đặt nhóm chuyên gia chuyên nghiên cứu về VN của trường đại học Harvard viết một bản kế hoạch cho VN với tiêu đề: “Sự lựa chọn thành công hay thất bại?” đưa ra một mô hình phát triển riêng cho VN nhưng bản kế hoạch đầy tham vọng này cũng bị xếp xó.

Trong cuốn “Thất bại lớn” (The Grang Failure) xuất bản năm 1989 tại New York (ngay lập tức được đưa về VN và dịch ra tiếng Việt cho các lãnh đạo cao cấp) Brzezinski đã phân tích kỹ lưỡng về lịch sử, văn hóa, chính trị… và dự đoán TQ sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản với mô hình mà ông gọi là “Chủ nghĩa cộng sản thương mại”tức là các tập đoàn kinh tế được nhà nước bảo hộ mà các lý thuyết gia mác-xít Tàu gọi là “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” hay “CNXH mang màu sắc Trung Quốc”. Sau hơn ba thập niên kể từ khi Đặng Tiểu Bình cải cách (1978) TQ phát triển mạnh mẽ, vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới nhưng nó bắt đầu dừng lại với những bất ổn nghiêm trọng tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống chính trị.

Khi để TQ tham gia các tổ chức thế giới như WTO và tạo những điều kiện để quốc gia này phát triển kinh tế, Mỹ và phương Tây hy vọng TQ sẽ tiến về phía dân chủ và trở thành một quốc gia có trách nhiệm nhưng điều đó đã không thành hiện thực.

Trước hết về mặt lịch sử, văn hóa, Trung Hoa tuy rộng lớn và có số dân đông nhất thế giới nhưng quốc gia này là một quốc gia “đóng” chứ không phải “mở”, ngay thời cực thịnh nhất trong lịch sử là đời nhà Đường, Trung Hoa đã hoàn thiện kế hoạch “Đại vận hà” đào các con sông nối với hệ thống sông ngòi trong nước, bỏ biển, đóng các hải cảng có thể đi ra thế giới, cái gọi là “Đô đốc Trịnh Hòa” vượt đại dương trên những hạm đội thực chất chỉ là truyền thuyết, một sự bịa đặt lịch sử tinh vi khi TQ có tham vọng đi ra thế giới. Độ “mở” (chính trị, kinh tế, xã hội) ra thế giới của Trung Quốc thua xa các quốc gia nhỏ hơn như Nhật Bản hay Nam Hàn…thậm chí còn thua các nước nhỏ bé ở Đông Nam Á như Singapor, Thái Lan và ngay cả Việt Nam.

Bất cứ sự tiếp xúc nào của dân chúng với bên ngoài (văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật..) đều gây ra sự hoảng loạn cho tầng lớp lãnh đạo. Khi cải cách, để trả lời những đòi hỏi dân chủ của sinh viên, Đặng Tiểu Bình đã đáp trả bằng cuộc đàn áp đẫm máu và ô nhục “Thiên An Môn” một vết nhơ muôn đời không rửa nổi. Sau sự kiện này, vào thập niên từ 1998-2008 TQ cũng đã có những sự nới lỏng về mặt chính trị nhưng rồi nó cũng bị bóp nghẹt trở lại nhất là khi Tập Cận Bình lên nắm quyền (2012). Tự do ngôn luận bị kiểm soát, luật an ninh mạng ra đời, các tổ chức NGOs bị cấm hoạt động và trục xuất, một số môn học bị đưa ra khỏi nhà trường, chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán được kích động…người ta so sánh sự khắc nghiệt của nó với thời Mao Trạch Đông, sự sùng bái cá nhân được khôi phục, chân dung Tập được trưng ra ở khắp nơi, ông ta được gọi là “Mao 2.0”.

Về mặt kinh tế, khi bắt đầu cải cách, mô hình và hai “động lực phát triển” chính của Đặng Tiểu Bình là: 1- Đầu tư tài sản cố định (chủ yếu là hạ tầng). 2- Sản xuất hàng tiêu dùng rẻ tiền với lợi thế đông nhân công và lương thấp hướng về xuất khẩu (vốn liếng từ nguồn đầu tư nước ngoài kể cả FDI). Mô hình này đã biến TQ trở thành “công xưởng của thế giới” với sự thành công vượt ngoài mong đợi trong 30 năm.

Đến đây TQ gặp phải vấn đề “bẫy thu nhập trung bình” và “Quy luật hiệu suất giảm dần” mà bất cứ quốc gia nào khi phát triển cũng gặp phải. Dễ hiểu hơn ta có thể dùng khái niệm “Điểm ngoặt Lewis” đặt theo tên nhà kinh tế học Arthur Lewis, trong quá trình phát triển khi lao động dư thừa và giá rẻ ở nông thôn đã cạn kiệt không đủ cung ứng và phải tăng lương nó sẽ gây ra sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu của thị trường lao động, đặc biệt là lao động trình độ thấp, đẩy quốc gia vào cái “bẫy thu nhập trung bình”. Muốn vượt khỏi cái bẫy này nền kinh tế phải chuyển đổi lên bậc thang cao hơn như: sản xuất các hàng hóa có hàm lượng “chất xám” cao, đầu tư vào nghiên cứu sáng tạo, đào tạo lại lao động từ sản xuất sang dịch vụ vv…



Để làm được điều này cần phải có một chính quyền có hệ thống chính trị cởi mở, dân chủ, đa nguyên, đa đảng, có tự do báo chí để công luận có thể kiểm soát các chính sách của chính phủ, phải có hệ thống tài chính hiện đại, sử dụng hiệu quả các nguồn lực như đất đai, tài nguyên, lao động và vốn. Theo một nghiên cứu, trên thế giới có 101 nước gia nhập CLB các nước có thu nhập trung bình (10 ngàn USD/năm) năm 1960 thì cho đến năm 2012 chỉ có 13 nước thoát cái “bẫy” này trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Israel… là những nước chọn dân chủ hóa chính trị đồng hành cùng với phát triển kinh tế. Ban lãnh đạo mới của TQ đặt ra kế hoạch vượt cái bẫy bằng tăng chi tiêu dùng nội địa cộng với đầu tư cho sáng tạo và dịch vụ trong nước cùng với xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng trí thức cao, các sản phẩm công nghệ cao như robot, trí thông minh nhân tạo… ra thế giới qua giấc mơ đầy tham vọng “Made in China 2025” bằng cách ép buộc các công ty nước ngoài hoạt động ở TQ phải “chuyển giao công nghệ” và đánh cắp các phát minh, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặt các “bẫy nợ” cho các nước nghèo bằng các khoản vay không thể trả nổi vì đầu tư không hiệu quả và khuyến khích tham nhũng nhằm thiết lập “một vành đai một con đường” với những quốc gia phải phụ thuộc vào TQ…. chứ không thay đổi chính trị. Một hậu quả không thể khác là thể chế chính trị khắc nghiệt bóp nghẹt hết các quyền tự do cũng bóp nghẹt luôn cả óc sáng tạo của công dân trong mọi lĩnh vực.

Không có dấu hiệu nào cho thấy đảng cs TQ sẽ thay đổi. Trung Quốc sẽ loay hoay trong cái mà giáo sư Harvard gốc Hoa Minxin Pei nói: “Quá trình chuyển đổi bị mắc kẹt”. Hay như Bzezinsky kết luận trong cuốn sách nổi tiếng của ông: “Phát triển kinh tế và ổn định chính trị, nhưng sự ổn định chính trị sẽ phải trả một cái giá duy nhất đó là thất bại về kinh tế”.

VÀ BÀI HỌC NÀO CHO VIỆT NAM?

Một điều rõ ràng, ban lãnh đạo đảng (cs) VN đang đi theo mô hình TQ, nhưng sự “theo đuôi” này có hình thù thế nào? Tờ China military của Bắc Kinh nhận xét: “Cải cách kinh tế (ở VN) không giống ai. Cải cách chính trị thì sao? “Tứ trụ” như cỗ xe ngựa 4 bánh mà mỗi bánh chạy theo một hướng”.

Công bằng mà nói, Việt Nam cũng có một giai đoạn phát triển khá ấn tượng mà đảng gọi là “công cuộc đổi mới”. Giai đoạn phát triển này đưa Việt Nam ra khỏi thảm cảnh với cấm vận, gánh nặng của 2 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam khi đất nước mới bước vào hòa bình, gần 4 triệu người mấp mé ở ngưỡng chết đói phải kêu gọi viện trợ nhân đạo, lạm phát phi mã gần một ngàn phần trăm, giao dịch ngoại thương chỉ đạt 25 triệu dollar/năm…làm hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Đó cũng là một thành quả đáng ghi nhận.

Nhưng cũng như TQ, sự phát triển của VN đã dừng lại và đang tụt dốc cùng với những hậu quả như tàn phá môi trường, phân cách giàu nghèo ngày càng lớn, tham nhũng tràn lan vv…mục tiêu tất cả dành cho tăng trưởng làm trầm trọng thêm gánh nặng an sinh xã hội, tiềm ẩn sự bất ổn xã hội. Vậy đâu là đường ra?
.
Đó không còn là vấn đề của mô hình phát triển cùng với quy luật của sự suy giảm hiệu suất mà là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Để vượt qua và phát triển kinh tế về “chất” trên thang bậc giá trị gia tăng thì bắt buộc các thiết chế chính trị phải chuyển đổi tức là phải khoan dung, phải tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần độc lập trong xã hội, thậm chí là đối lập. Các thể chế này phải thôi là một “nhà nước tước đoạt” (extractive states) thay bằng một “nhà nước dung nạp” (inclusive states). Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các thể chế chuyên chính hay toàn trị không có khả năng tạo thuận lợi cho một nền kinh tế “hậu tước đoạt” vì thế cũng không đáp ứng nổi các nhu cầu ngày càng tăng cao của tầng lớp dân chúng mới giàu lên (tầng lớp trung lưu) vì nó không chấp nhận quá trình tự tiếp nhận các thành phần mới trong hệ thống chinh trị của mình (đa nguyên, đa đảng). Điều này không sớm thì muộn sẽ dẫn đến việc đòi hỏi phải lật đổ chế độ như là một nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Có một số người cho rằng với tình hình hiện nay khi mà TQ đang phải đối mặt với sự tẩy chay trên thế giới, đặc biệt là mâu thuẫn Mỹ- Trung, chúng ta chỉ cần ngồi chờ “tọa sơn quan hổ đấu”, khi Bắc Kinh mà đổ thì Hà Nội cũng không có đất mà chôn, bất chiến tự nhiên thành. Một tư duy vô đạo đức, vô trách nhiệm và đầy tính nô lệ. Với một tầm vóc như TQ, một nền kinh tế trên 10 ngàn tỷ dollar/năm, sự tăng trưởng dù thấp 3% chẳng hạn nó cũng là một điều đáng kể giúp cho TQ cầm cự, hơn nữa với sự thành công trong thời gian qua, cỗ xe chính trị đã quen đi trên con đường cũ đã trơ lỳ ngại đi theo con đường mới, thay đổi hướng rẽ là một quyết định khó khăn, lâu dài, đau đớn, thậm chí phải trả bằng máu, rất nhiều máu. Việt Nam có thể trả cái giá như thế không? Dứt khoát là không. Chúng ta có nhiều cơ hội hơn họ.

Hơn nữa, trước thái độ càn rỡ, trịch thượng của TQ với VN hiện nay, điều gì sẽ đảm bảo cho chúng ta không trở thành phiên thuộc của Tàu với những tên thái thú mang dòng máu Việt? Khi mà thủy lôi TQ đã dạt vào bờ biển VN, khi mà các đặc khu kinh tế và người Tàu đầy rẫy trên đất Việt, khi mà có những thỏa thuận ngầm mà dân chúng không được biết….khi mà chúng ta điềm nhiên ngồi chờ như anh chàng Đại Lãn nằm dưới gốc sung há miệng chờ trái rụng trúng mồm mình và chết đói.

Không ai cứu được chúng ta khi chúng ta không tự cứu mình trước.

Hãy nhìn các nước láng giềng, sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, Thailand rơi vào tình trạng phá sản, hệ thống chính trị chuyển sang chế độ “Quân chủ lập hiến” với Quốc hội và đa đảng, có thể nói bầu không khí chính trị của Thailand là không “ổn định”, hàng loạt các cuộc biểu tình có khi lên tới quy mô cả triệu người, kéo dài cả tháng, người ta thống kê có đến 28 cuộc đảo chính lớn nhỏ vậy mà kinh tế phát triển vượt bậc, cuộc sống của dân chúng không bị xáo trộn. Tôi từng một lần ở Bangkok đúng thời gian có một cuộc đảo chính, có tiếng súng nổ rải rác ở vài nơi nhưng hầu như không có thương vong, các siêu thị, các khu vui chơi vẫn sinh hoạt bình thường, người dân coi tin tức qua TV, xem chính sách của chính phủ có gì thay đổi, coi đó như chỉ là trò chơi của các chính trị gia.

Hay Cambodia, dù chỉ là một nền “dân chủ nửa vời” nhưng cuộc sống dân chúng ngày càng được cải thiện, chúng ta không thấy nhục sao?

Ps: Bài viết bổ sung thêm ý kiến cho cuộc hội luận về những bài học từ TQ của BBC tiếng Việt do không đủ thời gian.


FB Ngô Nhật Đăng

1 nhận xét:

  1. NHẤT MỰC NHÌ VÁN NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM HÃM TIẾT CANH CHÓ MÁ
    *
    Sạp tôm vựa cá thịt gánh rau
    Bạch Ốc len đen đắng gạo nâu
    Bọ gạy bò rùa bò bọ chó
    Mực vằn vàng vện hổ gấu đầu
    *
    Cộng Hoà dã điểu vua móng vuốt=Dân Chủ lò tôn Tạ Thu Thâu
    Tạ Đình Đề đóm nhà Ma Tịt
    Hillary rỷ Meet tặc cầu
    Thối địt lá mơ Xì Trump xịt=Hua Wei mù mịt lửa hồng lâu
    *
    Tư bản Giáng Sinh học Thị Mầu
    Cắt râu tổng thống chế Big Show
    Củ lẳng bảy mươi năm cẳng tốt
    Khí hùng nhất đẳng chắc Cà Down
    *
    Cộng Sản hậu đãi Mạnh Vãn Châu=ZTE trao trảo bồ chao
    K.G.B thùng thuyền bát nhã
    Cào cào Kiev bến sông ngâu
    Tương Phùng Xuân Nhạ sầu đâu nghé=muồng trâu châu chấu cỏ mâm chầu
    *
    TÂM THANH
    *

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad