Nêu rõ ai nhũng nhiễu doanh nghiệp, điều không hề khó! - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Nêu rõ ai nhũng nhiễu doanh nghiệp, điều không hề khó!


Thế nhưng một đội ngũ doanh nghiệp hùng hậu như lời mở đầu của Thủ tướng không gây chú ý bằng phát biểu tiếp theo, được báo chí trích dẫn nguyên văn lên đầu bản tin, là “ Cần chỉ rõ cơ quan nào gây nhũng nhiễu, phiền hà, dọa nạt doanh nghiệp” mà ông Thủ tướng Chính phủ đưa ra ngay sau đó.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Mặt khác, Thủ tướng còn nhấn mạnh là cần chỉ rõ văn bản nào của bộ ngành nào là bất hợp lý, mâu thuẫn, chồng chéo, gây cản trở, không phù hợp với môi trường kinh doanh, thông lệ quốc tế.

Muốn biết những vấn đề ông Nguyễn Xuân Phúc vừa nêu ra không phải chuyện khó, là nhận định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết:

“Ông Nguyễn Xuân Phúc muốn biết những gì gây khó dễ cho doanh nghiệp theo tôi thì không khó. Chính phủ đủ thẩm quyền để thu thập tất cả những thông tin đó. Vấn đề cơ bản là thu thập để tìm hiểu, thu thập để lắng nghe, nếu đúng thì mình nghe theo mình sửa chữa”.

“ Mà cái nguồn đó thì thiếu gì ở trong dân, trong mạng xã hội cũng nói rất nhiều. Biết được chỗ nào bôi bác việc làm của chính phủ chuyện đó tôi nghĩ không phải chính phủ không biết, quan trọng là cái cách anh đặt vấn đề."


Mà cái nguồn đó thì thiếu gì ở trong dân, trong mạng xã hội cũng nói rất nhiều. Biết được chỗ nào bôi bác việc làm của chính phủ chuyện đó tôi nghĩ không phải chính phủ không biết, quan trọng là cái cách anh đặt vấn đề ra.

- Nguyên bộ trưởng Lê Văn Triếtt
Khi ông Thủ tướng đề cập tới tình trạng doanh nghiệp bị nhũng nhiễu, phiền hà, bị bắt nạt, ông Lê Văn Triết cho rằng điều này có nghĩa là Thủ tướng đã biết những chuyện tiêu cực đó bắt nguồn từ tham nhũng mà ông không nói thẳng ra:

“Cái sự dọa nạt, tìm cách để tham nhũng nó nhung nhúc hàng ngày trong xã hội . Đi hỏi người dân, đi hỏi các cấp các ban ngành, bớt hay không bớt là quyết tâm của Chính phủ, của Nhà Nước và những cơ quan có thực lực. Muốn bớt thì trừng trị những người tham nhũng, xóa bỏ những qui chế gây tình trạng tham nhũng. Cái khổ là khổ cho dân và cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tôi biết nhiều doanh nghiệp họ dám nói và nói nhiều chứ không phải bí mật gì đâu. Cơ bản là chỗ đó thôi”.

Doanh nhân Diệp Thành Kiệt, chuyên gia ngành May Mặc & Da giày Việt Nam, cho rằng đây là thông điệp quan trọng, bao hàm 2 ý rất rõ từ người đứng đầu Chính phủ:

“Ý thứ nhất, không phải chỉ Chính phủ mà cả Đảng và Nhà Nước bây giờ đang xem doanh nghiệp là một lực lượng chính làm giàu cho đất nước. Điều này, trước đây, trong một số Nghị Quyết quan trọng của Đảng Cộng sản đã nêu rồi và tôi cho đây là hành động khẳng định lại. Thực ra Nghị Quyết đưa ra mà đội ngũ thực thi, tức bên phía Chính phủ, nếu không khẳng định và không làm rõ thì các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư trong nước, sẽ cảm thấy giữa chính sách đưa ra và việc thực thi cũng còn khoảng cách”.

Sự khẳng định của Thủ tướng, ông Diệp Thành Kiệt nói tiếp, là hết sức cần thiết nhằm động viên nội lực doanh nghiệp trong giai đoạn mà Việt Nam đã có được 12 Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) ký với các nước và khối nước, đặc biệt FTA với EU chuẩn bị được phê chuẩn vào tháng Hai năm 2020, cho thấy độ mở của thị trường Việt Nam ngày càng lớn:

“Ý thứ hai, rõ ràng trong suốt thời gian qua các cơ chế chính sách và kể cả một số những cơ quan chính phủ ở cấp thừa hành cũng có gây những sự cản trở. Người đứng đầu Chính phủ tuyên bố như vậy cũng phù hợp với nguyện vọng của đa số người dân nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Nhưng nếu chỉ hô hào thì đó chỉ mới một mặt thôi, mặt thứ hai là phải làm sao cải thiện cơ chế chính sách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cho nên Thủ tướng mới nói cần chỉ ra những chính sách nào, những cơ quan nào hay thậm chí những cán bộ nào đã có sự nhũng nhiễu và cản trở các doanh nghiệp”.

Câu hỏi ở đây là cơ quan nào, ban ngành nào đã gây khó khăn, những nhiễu, thậm chí dọa nạt doanh nghiệp, mà ông Nguyễn Xuân Phúc nói là cần chỉ rõ ra? Ông Diệp Thành Kiệt nói tiếp:

“ Việc mà Thủ tướng nói là nói chung, còn theo suy nghĩ của chúng tôi việc nhũng nhiễu không phải chỉ một cơ quan nào hay là hai cơ quan nào. Nếu chỉ một hay hai cơ quan thì chắc chắn Chính phủ cũng đã biết. Nhưng bởi vì hoạt động của doanh nghiệp trải rất rộng, từ việc xin lập doanh nghiệp đến việc hoạt động rồi đóng thuế, nộp thuế, rồi xuất nhập khẩu, rồi các thủ tục để mở rộng nhà máy, đất đai, rồi các thủ tục để điều chỉnh, gia hạn hoạt động vân vân và vân vân…. Nói chung việc nhũng nhiễu đó có sự trải rộng”.

“Một phần nữa Thủ tướng có nói một ý mà tôi cho rằng rất hay, tức là nó xuất phát từ chỗ doanh nghiệp có khi không nắm được vấn đề . Thủ tướng có nói là không được lợi dụng những cái sai của doanh nghiệp để mà bắt nạt người ta, đó mới là ý chính. Chứ còn xét về mặt chính sách cơ chế theo quan sát không chỉ Việt Nam mà một vài nước thì chúng tôi thấy không thể có đất nước nào mà các chính sách quán xuyến được hết và cập nhật được kịp với yêu cầu của xã hội”.

Thậm chí giữa bộ, ban, ngành này với bộ, ban, ngành khác còn có những mâu thuẫn khác biệt với nhau thì nếu là Chính phủ kiến tạo thì nên ngồi lại với nhau để chọn ra một cách thống nhất.

- Ông Diệp Thành Kiệt
Thậm chí giữa bộ, ban, ngành này với bộ, ban, ngành khác còn có những mâu thuẫn khác biệt với nhau thì nếu là Chính phủ kiến tạo thì nên ngồi lại với nhau để chọn ra một cách thống nhất.

Đối với giáo sư Nguyễn Thế Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc chỉ ra những tác nhân gây nhũng nhiễu cho doanh nghiệp rất hay nhưng thực tế không dễ thực hiện vì nó tiềm ẩn trong cơ chế cứng nhắc, xin cho mà Nhà Nước áp dụng cho doanh nghiệp lâu nay:

“Ví dụ khi đấu thầu một công trình thì những nguyên tắc đấu thầu không minh bạch. Khi thanh lý thì nhiều chuyện nó ngoằn ngòeo lắm, doanh nghiệp có nhận được tiền đâu. Không biết Thủ tướng có đi sâu đi sát chuyện đó không. Nhiều ngành nghề nhiều doanh nghiệp thường bị như thế. Cho nên Thủ tướng cứ nói như thế thôi chứ còn cái cơ chế ở đây mọi người đều rõ nó rất phức tạp và nó làm doanh nghiệp người ta rất khổ”.

“Thỉnh thoảng tôi cũng có làm ở ngoài, ví dụ hợp đồng thiết kế công trình, nhưng hiện nay tôi mới nhận được có nửa tiền, nửa còn lại không biết tới khi nào nhận được. Tôi thiết kế cho một công ty tư nhân thì họ trả tiền nhưng làm với Nhà Nước thì lại bị nhũng nhiễu, không dễ ăn đồng tiền đó đâu” .

Tại hội nghị giữa Thủ tướng và doanh nghiệp hôm 23 tháng Mười Hai, ông Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết cùng tham gia, đồng hành, đối thoại thẳng thắn nhằm tháo gỡ mọi vướng mắc, khó khăn nhằm mục đích đưa doanh nghiệp Việt Nam lên con đường bứt phá vào năm 2020 cũng như những năm tới.


Thanh Trúc
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad