Chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương ảnh hưởng đến Việt Nam - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương ảnh hưởng đến Việt Nam


Trong thời kỳ Obama, Đại Hội Á Châu tại Trung Hoa CS, Ông đã đến tham dự với “Tư Cách” là Tổng Thống Hoa Kỳ, nhưng đã không được đón tiếp của bộ ngoại giao. Ông đã xuống phi cơ bằng cửa hậu của máy bay và sau đó Trung Cộng hoàn tất việc xây cất biển đảo nhân tạo và thiết lập nhiều căn cứ quân sự kể cả phi trường và hải cảng tại Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
Hình minh họa:


Đối với Hoa Kỳ thì biển Thái Bình Dương gắn liền với đại lục của họ từ Alaska – San Francisco – đến San Diego và chính giữa là 2 hải đảo Guam và Hawaii. Đây chính là con đường huyết mạch của thế giới trong vấn đề vận chuyển thương mại mà hàng năm có hơn 500 ngàn thương thuyền qua lại, nối liền giữa thế giới và Á Châu. Do đó Hoa Kỳ và thế giới tự do sẽ không cho phép bất kỳ một quốc gia nào áp đặt và độc quyền trên biển Thái Bình Dương. Hoa Kỳ chủ trương an ninh khu vực và tư do lưu thông trên biển đó là trọng tâm của chiến lược này.


Sự hiện diện của HK tại đây để đảm bảo các tuyến đường biển trọng yếu của Ấn Độ Thái Bình Dương là nền tảng cho sự thịnh vượng và thương mại toàn cầu; Hoa Kỳ đã đóng góp ngay cả xương máu và tiền của để duy trì các quyền tự do này. Cũng như bảo đảm an ninh khu vực cho các quốc gia quanh vùng. Không có một quốc gia nào có thể đe doạ một quốc gia trong vùng dù bé nhỏ và xâm chiếm vùng kinh tế lợi nhuận của quốc gia khác theo đúng luật biển đảo của Toà án quốc tế về Biển và Thềm Lục Địa tại San Francisco vào năm 1988 có cả Hoa Kỳ và Trung Hoa Công Sản đã ký tên. Tưởng cũng nên nhắc lại thời điểm này TC vẫn còn nghèo đói, nhưng bây giờ TC bất chấp luật biển, bất chấp phán quyết của Toà án quốc tế UNCLOS mà Trung cộng phải trả lại một số đảo gần Trường Sa trong lãnh hải Phi Luật Tân. Thay vì tuân thủ luật toà án quốc tế Trung cộng đã tạo ra con đường lơi nhuận U Shape (hình lưỡi bò) tại Thái Bình Dương và coi thường luật quốc tế, tự vẽ ra chiến thuật “một Vòng Đai – một Con Đường” với chủ trương của Mao – Đặng – Giang – Hồ - Tập Thống Lãnh Kinh Tế (Made in China 2025) Tăng cường quân sự (Death by China) và Để Hán Hoá Toàn Cầu. Trong thời kỳ Obama, Đại Hội Á Châu tại Trung Hoa CS, Ông đã đến tham dự với “Tư Cách” là Tổng Thống Hoa Kỳ, nhưng đã không được đón tiếp của bộ ngoại giao. Ông đã xuống phi cơ bằng cửa hậu của máy bay và sau đó Trung Cộng hoàn tất việc xây cất biển đảo nhân tạo và thiết lập nhiều căn cứ quân sự kể cả phi trường và hải cảng tại Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Năm 2019, Hoa Kỳ đã truy tố 4 công ty và ngân hàng TC có liên hệ về việc xây cất đảo nhân tạo và những quốc gia quanh vùng bán vật liệu như đá, cát, sỏi, đất ven biển chắc không còn bao lâu, khi bản điếu tra kết thúc – thì công ty vận chuyển và quốc gia bán đất quanh vùng sẽ lộ diện, chắc chắn không phải là Đài Loan Singapore, Phi Luật Tân hoặc Thái Lan vậy thì ai vào đây? Cứ hỏi thẳng Nguyễn Tấn Dũng thì sẽ có câu “Trả Lời”.



Tiếp đến là một quốc gia mà Hoa Kỳ đề cập trong vai trò quan trong trong chiến lược này? Tại sao không phải là Úc mà là Ấn Độ; vì Ấn Độ giáp ranh với TC và một bở biển rộng lớn nối liền với Thái Bình Dương.


Ấn Độ là một quốc gia trước đây thân Nga, sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa từ Anh Quốc từ ngày 15 tháng 6 năm 1947. Họ đã mua vũ khí, phi đạn, xe tank phi cơ chiến đấu của Nga lên đến 14.5 tỷ Đô La. Một quốc gia với dân số gần 1 tỷ 400 triệu dân. Mới đây sau chuyến công du của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tháng 2, 2020, tình hữu nghị giũa hai quốc gia thay đổi khi Thủ Tướng Ấn Độ Nahendra Modi đã long trọng đón tiếp phái đoàn Hoa Kỳ. Ngày này trên đường phố Tân Deli đã sơn sửa lại và dân chúng reo mừng vì viễn tượng phát triển Kinh tế. Họ tin tưởng rằng những gi Trung Hoa CS có từ thập niên 80, khi Trung Hoa còn nghèo nàn và ngày nay kinh tế phồn thịnh đứng hàng thứ 2 về kinh tế tên thế giới. Xa lộ thênh thang, những toà nhà chọc trời mọc lên từ những xóm làng hẻo lánh hoặc những thành phố xập xệ; những hãng xưởng tráng lệ thu hút cả triệu nhân công khắp nơi. Phi trường tân tiến với những chiếc Boeing nhập cảng từ Hoa Kỳ; nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao Tổng thống Hoa Kỳ lại đến Ấn Độ vào những tháng cuối cùng của “nhiệm kỳ 1” ? Vì bởi đây là chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Cộng.


Chiến Lược Ấn Độ Thái Bình Dương là Hoa Kỳ phải ổn định an ninh khu vực và phát triển kinh tế. Do đó Hoa Kỳ sẽ liên kết với các quốc gia quanh vùng qua lịch sứ, văn hoá, thương mại và giá trị chung. Các quốc gia này dù lớn hay nhỏ sẽ không thể bị áp đặt; họ được tự do phát triển về kinh tế qua nguyên tắc cạnh tranh qua quy luật và do các thành viên quy định. Người Ấn Độ sẽ được tăng trưởng về kinh tế song Phương và kiến tạo một quân đội hùng mạnh trong khu vực và ngày nay họ đã có được tình hữu nghị bình đẳng để phát triển kinh tế và kiến tạo trật tự chung trong vùng mà không bị áp đặt của quốc gia lân bang qua tiến trình những điểm sau.



1.- Tình hữu nghị Ấn Độ Hoa Kỳ lâu dài và tôn trọng chủ quyền để cảnh báo cho thế giới xã hội chủ nghĩa biết là 1 vòng đai một con đường: là chủ thuyết lừa bịp và áp đặt chu hầu biến thành con nợ đã và đang bị thế giới lên án và tẩy chay. Từ nước Ý đến Phi Châu, TC đã lợi dụng nền kinh tế phồn thịnh giả tạo để xâm lấn các quốc gia nhỏ bé, nagy cả việc lấn chiếm lãnh thổ Ấn Độ qua các cuộc chiến biên giới , tạo dựng và xâm lấn các đảo của nhiều quốic gia như Nhật Bản, Mã Lai , Phi Luật Tân xây dựng căn cứ quân sự tên các đảo nhân tạo.


Qua các quốc gia quanh vùng đã chính thức lên tiếng phản đối TC ngoại trừ CSVN !!


Khác hẳn với nền kinh tế quái thai của Tầu cộng, là “kinh tế thị trường qua định kiến xã hội chủ nghĩa” – do nhà nước quản lý, bóc lột sức lao động của nhân công, tệ hại hơn dung tù nhân để sản xuất không trả lương. Trong khi đó thì Ấn Độ dùng “kinh tế thị trường” tư nhân đảm trách và với dân cần cù, có khả năng và chuyên nghiệp, dân trí cao và cạnh tranh. Họ có tầng lớp nhân công điện toán nhiều khả năng và tại đây đã sảm xuất computers, xe hơi với giá rẻ. Từ tháng 2, 2020 nhiều hang xưởng từ Tây phương nhất là Hoa Kỳ đã chuyển về Ấn Độ giá thành sẻ rẻ hơn nhưng hàng sản xuất sẽ có chất lượng và tốt hơn tại cộng hoà xã hội Tầu cộng.



2.- Hoa kỳ mở rộng quan hệ Đối Tác ở Đông Nam Á.


A.- Nam Dương Indonesia – America là hai quốc gia có nền dân chủ lớn và chia xẻ nhiều lợi ich chiến lược và năm 2019 là năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao và chính Nam Dương biến thành điểm tựa hàng hải toàn cầu trên vùng biển Ấn Độ Thái bình Dương Hai quốc gia hợp tác về quốc phòng dưới sự bảo trợ của hiệp định Đối Tác Toàn Diện :


An ninh hàng hải, và an ninh vùng, mua sắm thiết bị quốc phòng. Và nghiên cứu phát triển chung hoạt động giữ gìn hoà bình hổ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai. Quan trọng nhất là chống lại bất kỳ sự đe doạ xuyên quốc gia như khủng bố và cướp biển, Nam Dương đã nhận nhiều viện trợ từ Hoa Kỳ trong chương trình giáo dục & Đào tạo quân sự quốc tế trong khu vực Tăng cường chuyên nghiếp hoá Quân sự, cho quân đội, hải quân, không quân, và lực lượng duyên phòng


B.- Mã Lai (Malaysia) là thành viên chủ chốt ơ Đông Nam Á Giữ quan hệ về an ninh và quốc phòng mã Lai được xem là một quốc gia trong vai trò lãnh đạo về công nghiệp. tân tiến, một nền kinh tế phồn thịnh và quân đội của nước này thành một đối tác quan trọng trong việc bảo đảm hoà bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.


C.- Brunei: Chính Phủ của Brnei đã hoan nghênh sự phát triển quan hệ quân sự với Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng mục đích. Bao gồm cả việc tăng cường cảnh giác về lãnh vực hàng hải. Năm 2018, Hải Quân Brunei đã tham gia vào cuộc tập trận song phương và tập trận huấn luyện vành đai Thái Bình Dương. Năm 2019 Brunei cùng Hoa Kỳ Đồng Tổ chức hội thảo hợp tác đa phương chống các mối đe doạ xuyên quốc gia.


D.- Lào Quốc: Lào nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm địa lý của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và vùng Tiểu Mê Kông và mang lại nến tảng an ninh khu vực cũng như phát triển kinh tế và ngoại giao. Lào quốc đang bị Tầu cộng ảnh hưởng như ở VN, tuy nhiên Lào cảnh giác trước sự phụ thuộc quá mức và món nợ khó trả, họ đang tìm cách đa dạng hoá các đối tác và chọn lựa cho dân Lào một hướng đi mới. Thành phần trẻ dưới 35 tuổi của quốc gia này mang cơ hội duy nhất vào việc thay đổi hướng ngoại vì quân đội Lào ưu tiên cho VN và Nga sô ở mức độ thấp nhưng Trung Cộng là đối tác an ninh chính. Hiện tại Hoa Kỳ đã hổ trợ tích cực để Lào tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


E.- Cam Bốt: Hoa Kỳ đang dành mọi nỗ lực xây dựng mối quan hệ quân sự hữu ích với Vương quốc Vương Cam Bốt để bảo vệ chủ quyền; phát huy tính chuyên nghiệp của quân đội và giúp quốc gia nhỏ bé này đóng góp có trách nhiệm và có khả năng an ninh khu vực.



F. Thái Lan: Hoa Kỳ và Thái Lan đã có mối quan hệ từ năm 1818, và từ đó Thái Lan đã là đồng minh sau khi ký Hiệp Ước về bang giao và thương mại 1833. Tiếp theo là quan hệ quân sự lâu dài. Đến năm 1954 ký chung Hiệp Ước phòng thủ Đông Nam Á.


Thái Lan đã đóng góp chung cho việc An Ninh Khu Vực, tham gia đương đầu với những thách thức mới trong Khối NATO và chống tội phạm cũng như vấn nạn buôn người xuyên quốc gia; đồng thời phát triển kinh tế trong khối thị trường chung. Cho Hoa Kỳ xử dụng Trạm Hàng Không Hải Quân Hoàng Gia Thái Lan Là một quốc gia ở một vị trí quan trọng trong chiến lược Ấn Độ - Thái bình Dương


H.- Phục hồi cam kết ở các Đảo quốc Thái Bình Dương:


** Nhật Bản: Lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản là thành phần thiết yếu trong tư thế để chống lại sự đe doạ về an ninh lien quốc gia và sự lưu thong trên biển. Nhật là một yếu tố quan trọng để duy trì khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương; Con số 54,000 nhân viên quân sự Hoa Kỳ tại Nhật


** Triều Tiên: cho đến bây giờ Hoa Kỳ vẫn cương quyết cam kết bảo vệ Cộng Hoà Hàn Quốc. là nền tảng cho sự thịnh vượng tại Bác Á.


** Đài Loan: Hoa Kỳ mong muốn có một Đài Loan hùng mạnh và tin rằng Đài Loan thực hiện nền dân chủ là con đường duy nhất cho sự tự do dân chủ của người dân Trung Hoa.. Do đó Mục tiêu của chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương là tạo cho Đài Loan trang bị quốc phòng và quân đội đủ mạnh để có thể tự vệ và phòng thủ và tự vệ trong bất kỳ tình huống nào từ bên ngoài.


** Singapore: Là một quốc gia Phát triển nhanh về kinh tế mà là mọt đồng minh trước chân tình của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á qua lãnh vực an ninh khu vực và Biển Thái Bình Dương. Singapore là quốc gia đầu tiên và duy nhất đóng góp tài sản và nhân lực cho Liên Minh Toàn Cầu để đánh bại nhà nước Hồi giáo. Và đã tham gia chiến dich Gallant Phoenix từ năm 2017 và đã 5 lần Chỉ Huy lực lượng đặc nhiệm 151 ở Vịnnh Adwn.


I - Việt Nam: Cho đến bây giờ VNCS vẫn không thể từ bỏ được xa hội chủ nghĩa lỗi thời, mặc dù ngay chính cán bộ Trung Ương Đảng như Nguyễn Xuân PHúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đều biết rằng kinh tế sẽ làm cho đảng đối lập với nhân dân, nhưng theo Tây Phương hay nói đúng hơn là Tư Bản thì sẽ mất đảng, mà theo họ mất đảng là mất tất cả. Đến giờ phút này khi họp Hội nghị Á Châu, phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Phạm Bình Minh vẫn sợ cái chết của Trần Đại Quang ám ảnh, không dám nói lên lập trường của CS Việt Nam mà phải nói Các Quốc Gia tại Á Châu phản đối sự lấn chiếm biển đảo.



Kính thưa quý vị


Hiểm Hoạ Trung cộng trong giai đoạn hiện tại không những đối với những quốc gia bé nhỏ quanh vùng, như Việt – Miên – Lào mà còn cả Phi Luật Tân, Singapore nhưng hiện tại Trung cộng còn là mối đe doạ cho thế giới Như tại Phi Châu (Cameroon) – Úc Đại Lợi – Anh Quốc … Nhiều quốc gia tẩy chay trong nạn dich CCP Virus. Mọi người đều nhìn thấy là Bắc Kinh đang tận dụng công cụ quyền lực kinh tế của mình theo những cách có thể làm suy yếu quyền tự chủ của các quốc gia quanh khu vực; TC luôn tìm cách chiếm quyền bá chủ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong ngắn hạn và Hán hoá toàn cầu trong dài hạn. Thêm vào đó năm 2018, TC đưa hoả tiễn hành trình chống hạm hoả tiễn tầm xa trên quần đảo Trường Sa là nơi đang tranh chấp của nhiều quốc gia


Nước Việt Nam sẽ ra sao khi các quốc gia trong vùng tẩy chay Tầu cộng, bao vây kinh tế và chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, hàng hoá bị đánh thuế, cấm không cho nhập khẩu một số hàng bán qua đệ tam quốc gia. Những tháng gần đây thiên tai bảo lụt, nhiều khu dân cư đông đúc bị nước cuốn trôi hang triệu người màn trời chiếu đất, nạn đói thiếu thực phẩm đang gần kề. Con số nạn nhân mãn hỏn 1 tỷ 400 triệu dân. Theo các nhà kinh tế thế giới


thì trong năm 2021 có thể Trung Hoa CS sẽ có thể bạo loạn đế 60%


Tại Việt Nam người dân không còn thờ ơ với vận mệnh dân tộc; họ đã bộc lộ trên báo, trên truyền thông, facebook,… Phong trào bỏ đảng để trở về với dân tộc lên cao, vì quê hương tìm đến nhau là một phương thức đấu tranh lan rộng từ trong nước đến hải ngoại. Thanh niên trong nước thề không sống quỳ. Thanh niên hải ngoại thề không sống hèn: chắc chắn chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương sẽ là ngọn đuốc cho một Việt Nam tự do không cộng sản.


Chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất “Thoát Trung” là: Giải Thể Đảng CSVN.



© Tiến sĩ Hà Văn Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad