Chỉ có li khai, Trần Quốc Vượng mới quật ngã Nguyễn Phú Trọng - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Chỉ có li khai, Trần Quốc Vượng mới quật ngã Nguyễn Phú Trọng


Ông Trọng đang một mình chống 2 người


Nguyễn Phú Trọng thì nắm ban bí thư trung ương, mà ban bí thư thì nhiều ủy viên Bộ Chính Trị hơn chính phủ. Chính vì vậy sức mạnh của ban bí thư luôn mạnh hơn chính phủ. Hiện tại Ban bí thư có 5 ủy viên bộ chính trị và thêm ít nhất 3 người nữa sẽ vào Bộ Chính Trị khóa 13. Nếu ông Trần Quốc Vượng cứ chịu dưới trướng Nguyễn Phú Trọng thì chắc chắn ông Vượng sẽ không thể nào lấy được ghế tổng bí thư nếu ông Trọng không chịu nhường.


Chức thường trực ban bí thư chính là phó tổng bí thư, nhân vật thứ hai trong ban bí thư. Trong ban bí thư, ban tuyên giáo sẽ trên quyền bộ thông tin và truyền thông, ban kinh tế thì có thể chỉ đạo ngân hàng nhà nước bằng chủ trương vv… Nếu không li khai khỏi ông Trọng, thì đến đại hội ông Vượng sẽ phải về vườn vì quá tuổi.


Để có được ghế tổng bí thư ông Vượng nên kéo về ông một nửa ủy viên bộ chính trị trong ban bí thư và bắt tay với Nguyễn Xuân Phúc để cả hai cùng hiệp lực đấu với Nguyễn Phú Trọng vào hội nghị trung ương 15 sắp tới đây thì may ra ông Vượng có cửa thắng ông Trọng. Tuy nhiên có cái khó là ông Phúc cũng muốn chiếc ghế tổng bí thư như ông Vượng nên khó liên danh.



Trong tứ trụ thì hiển nhiên ghế tổng bí thư là số một, sau đó là ghế thủ tướng. Hiện nay nếu ông Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận ở lại ghế thủ tướng một nhiệm kỳ nữa thì ông Vượng có thể liên kết với ông Phúc quật ngã ông Trọng sau đó ông Vượng sẽ là tổng bí thư và ông Phúc vẫn giữ ghế thủ tướng. Tuy nhiên có cái khó là nếu ông Phúc không muốn đoạt ghế tổng bí thư thì làm sao ông ta có động lực để quật ông Trọng?


Ông Trọng ngày càng tỏ ra quyết liệt bám ghế


Hiện nay danh sách các ứng viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 24 người, nếu thêm ông Nguyễn Phú Trọng là 25. Như vậy nếu chọn bộ chính trị thì phải có cỡ 8 hoặc 9 người bị loại. Không loại trừ khả năng những người bị loại đó là 2 trong số Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng. Chức danh tổng bí thư đảng đang có cơ hội chia đều cho ba người, ông Nguyễn Phú Trọng, ôngTrần Quốc Vượng, và ông Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên nếu ông Trọng ở lại thì ông Vượng Và ông Phúc có khả năng ra rìa, nếu ông Vượng ở lại thì có thể chỉ có một mình ông Trọng ra rìa, nếu ông Phúc chiếm được ghế tổng bí thư thì có khả năng cả ông Trọng và ông Vượng phải về vườn. Không có chuyện 3 người này cùng ở lại Bộ Chính Trị.


Ngày 14/12/2020 vừa qua, khi báo chí nhà nước loan tin về Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 14 tổ chức, chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng lần thứ 13, thì họ cũng đưa lên trang nhất ảnh ông Nguyễn Phú Trọng cùng hai vị đang tranh chấp ghế tổng bí thư kia.


Từ tháng 11 cho đến nay, thông tin trên báo chí nhà nước luôn thay đổi, từ chỗ người ta thấy vai trò thay thế của ông Vượng trồi đến ngày cận đại hội thì lại càng lộ rõ ý đồ bám ghế của ông Trọng. Hiện nay khả năng Trọng sẽ ở lại lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ nữa được xã hội quan tâm hơn sau khi ban soạn thảo văn kiện đại hội muốn đưa trường hợp đặc biệt vào để ưu tiên cho chính ông Nguyễn Phú Trọng.


Trần Quốc Vượng, người được đồn đoán nhiều nhất rằng sẽ thay ông Trọng từ nhiều năm qua, khi đến giờ chót mới thấy, miếng ăn sắp bị giật khỏi tay mình.


Ông Nguyễn Phú Trọng năm nay 77 tuổi, bắt đầu nắm chức vụ cao nhất của Đảng từ năm 2011. Ông thuộc thế hệ các lãnh đạo trưởng thành trong chiến tranh Việt Nam, nhưng lại trốn lính không tham chiến. Đây là một điểm xấu nhưng không hề chi, vì quyền lực nắm trong tay ông Trọng có thể điều khiển bộ máy tuyên giáo ca tụng ông và chôn vùi đi vết nhơ quá khứ. Cũng giống như hôm nay vậy, ông Trọng cũng dẫn dắt dư luận để dọn đường cho ông tiếp tục bám ghế bất chấp điều lệ đảng có quy định thế nào.



Học theo tấm gương Hồ Chí Minh hay tấm gương Lê Duẩn?


Ông Hồ Chính Minh thì xây đựng hình ảnh lãnh tụ cho mình để lưu danh, còn ông Lê Duẩn thì xây dựng sự chuyên quyền đến độc đoán. Cả hai ông này đều cầm quyền cho đến chết như các ông vua. Vậy ông Nguyễn Phú trọng học theo gương ai?


Tuy hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng nắm luôn cả 2 chức vụ tổng bí thư lẫn chủ tịch nước, nhưng về sức mạnh quyền lực thì không bằng ông Lê Duẩn trước đây.


Khác với hai ông Lê Duẩn với vốn liếng chính trị là chiến tranh Việt Nam. Cách cai trị của ông Duẩn có màu sắc quân phiệt, còn ông Nguyễn Phú Trọng thì khác, vốn liếng của ông là triết học mác lê vì thế sức mạnh quyền lực của ông không lớn. Tuy nhiên từ khi lên nắm chức tổng bí thư ông Trọng có cái phao Tập Cận Bình cứu ông. Kể từ năm 2013 ông Trọng từng bước gây dựng phe phái và tìm kiếm sự ủng hộ của Tập, nhờ đó mà ông Trọng vượt qua mặt những đối thủ sừng sỏ như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang…


Ông Trọng có ba lá chủ bài để giữ lấy quyền lực đỉnh cao. Lá bài thứ nhất là ông đóng vai “người trong sạch”, ít nhất tới giờ này chưa thấy cáo buộc kèm bằng chứng khả tín, nói rằng ông Trọng tham nhũng. Lá bài thứ hai là những bài độc diễn về chủ nghĩa cộng sản của ông, giống như ông kẹ hù dọa những cán bộ nhũng lạm thời nay, ù ù cạc cạc về các thứ chủ nghĩa. Lá bài thứ ba là phe cánh của ông hiện nay là mạnh nhất. Tuy nhiên việc ông Trọng bất chấp điều lệ đảng để tự biệt đãi cho mình đang gây ra tình trạng chia rẽ trong nội bộ ĐCS mà cụ thể là giữa ông và Trần Quốc Vượng không còn đẹp đẽ như xưa nữa. Sức mạnh của ông Trọng càng vào cuối nhiệm kỳ thì càng yếu thấy rõ.


Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay đang theo tấm gương Hồ Chí Minh hơn là theo tấm gương của Lê Duẩn. Tuy nhiên về uy tín thì ông Trọng không bằng ông Hồ Chí Minh nên ông xác định vị trí anh cả cho mình sau vị trí cha già dân tộc của ông Hồ.


Với việc ông Trọng bị Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc thách đấu, nó cho thấy tham vọng học theo tấm gương ông Hồ Chí Minh sẽ bị đổ vỡ nếu ông không chiến thắng ông Phúc và ông Vượng trong hội nghị Trung Ương 15 sắp tới.



Lực lượng thân cận ông Trọng rất hùng hậu


Qua cách học hỏi Tập Cận Bình ông Trọng đã chuyển bại thành thắng rồi loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường. Điều đó cho thấy ông Trọng đã khéo léo như thế nào để nuôi lớn quyền lực mà đối thủ không hề nhận ra. Chính điều này làm nhiều người tin rằng dù Trần Quốc Quốc Vượng có liên Minh với Nguyễn Xuân Phúc đi nữa thì cũng khó mà đánh bại được ông Trọng.


Dưới sự bàn tay của ông Trọng, đảng CSVN thanh trừng phe phái bằng chiến dịch chống tham nhũng, mà nhiều người tung hô, ca tụng ông, gọi ông là “người đốt lò vĩ đại” của Đảng. Điều quan trọng là quanh ông, một lực lượng rất đông đang sống chết bảo vệ ngai vàng cho ông Trọng. Qua đợt thanh trừng tau chân ông Dũng như Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn vv… thì cho thấy, các ủy viên trung ương và ủy viên bộ chính trị chọn đối thủ của ông Trọng làm người đỡ đầu sẽ có nguy cơ tiêu tan sự nghiệp chính trị, vì vậy nay đàn em dưới trướng của ôngTrongj có thể nói là rất đông.


Công cuộc đốt lò của Đảng là cái cớ để ông Trọng diệt các đối thủ chính trị, rõ ràng nhất trong cuộc đấu của ông với ông Nguyễn Tấn Dũng, đầy hỉ nộ ái ố. Điều này cho thấy phẩm chất của ông Trọng, khi quyết đấu ông bất chấp thủ đoạn dù đó là xấu xa nhất. Khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ông đã để lộ bản chất con người không xem luật pháp ra gì cả. Đó là cái khó cho ông Vượng. Một con người vừa thâm hiểm vừa bất chấp thì khi ông ra tay thì rất khó đỡ.


Việc ở lại nắm quyền khi đã quá tuổi của ông Trọng trong nhiệm kỳ hiện tại, cũng như việc ông nắm luôn chức chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời, chứng tỏ rằng ĐCSVN lâm vào sự khủng hoảng lãnh đạo. Các người ở trên tầng trên quá tham quyền cố vị mà bất chấp. Ông Trọng tham quyền thì ông Phúc và ông Vượng cũng y hệt như vậy chứ không khác gì.


Việc hình gom hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước chưa được quyết định rõ ràng, nó không hề được luật hóa nên điều đó chỉ cho thấy ông Trọng tự tung tự tác. Khi mới lên làm tổng bí thư, ông Trọng không lạm quyền như bây giờ. Sau khi đã diệt đối thủ chính, quân sĩ về đầu quân dưới trướng đông đảo, Nguyễn Phú trọng càng ngày càng bộc lộ tham vọng nguy hiểm. Điều đó không tốt cho Trần Quốc Vượng chút nào cả.


Triển vọng nào cho ông Trần Quốc Vượng


Chuyên gia nước ngoài, tiến sĩ Zachary Abuza dự đoán ông Trần Quốc Vượng “nhiều khả năng nhất” để trở thành Tổng Bí thư sau ông Trọng. Như vậy là nước ngoài họ cũng đánh giá tham vọng ở lại của ông Trọng là rất cao.



Ông Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, đã là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và hiện là Thường trực Ban Bí thư. Mới đây, Phó ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Hồng Diên tiết lộ Bộ Chính trị khóa 13 sắp tới sẽ có khoảng 17 – 19 người.


Liệu có liên minh Phúc Vượng hình thành không?


Ông Zachary Abuza nhận xét do Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải trước đây bị cảnh cáo, nên ông Hải gần như chắc chắn không góp mặt trong bộ chính khóa mới. Bộ Chính trị hiện có 7 người đang từ 66 tuổi tới 76 tuổi và có lẽ đa số của nhóm này sẽ nghỉ hưu. Ông Zachary Abuza dự đoán Bộ Chính trị khóa 13 có thể chỉ còn khoảng 7 người ở lại, mở đường cho các gương mặt mới. Sẽ có nhiều người ra đi nhưng quan trọng là ai trong bộ ba đang tranh chấp ghế Tổng Bí Thư phải ra đi. Nếu đẩy được ông Nguyễn Phú Trọng ra khỏi ghế, ôg Trần Quốc Vượng sẽ lập nên kỳ tích. Tuy nhiên việc đẩy được nó phụ thuộc vào tài năng kéo bè kết cánh của ông Vượng.


Với thế lực của ông Trọng mạnh như vậy, liệu ông Trần Quốc Vượng có liên minh với ông Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tham vọng của ông Trọng hay không, chờ 14 ngày nữa xem cuộc chiến ngã ngũ như thế nào. Với ông Vượng muốn tiép tục quyền lực, chỉ có thể là liên kết với Nguyễn Xuân Phúc không còn cách nào khác.


Đọc thêm »



© Nguyễn Duy
    Thời Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad