Ngoại trưởng Philippines tức giận: Trung Quốc hãy cút khỏi Philippine - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

Ngoại trưởng Philippines tức giận: Trung Quốc hãy cút khỏi Philippine


Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin phát biểu tại phiên họp Bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc ở Bangkok ngày 31/6/2019. (Ảnh: LILLIAN SUWANRUMPHA/AFP via Getty Images)


Hôm chủ nhật 2/5, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, Jr., nhà ngoại giao quyền lực nhất của quốc gia này, đã nói với Bắc Kinh rằng hãy "cút khỏi" lãnh thổ có chủ quyền của Manila ở Biển Đông, Breibart đưa tin ngày 3/5.

"Trung Quốc, người bạn của chúng tôi, tôi phải nói sao cho lịch sự đây? À… Hãy cút khỏi Philippine”, Ngoại trưởng Locsin viết trong một tuyên bố đăng trên Twitter ngày 2/5, Breibart cho hay.

Kể từ giữa tháng Ba, Trung Quốc đã nhiều lần từ chối kêu gọi của Philippines về việc triệu hồi hàng trăm tàu ​​cá của họ khỏi Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của nước này, nơi Philippines có độc quyền đánh bắt và thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Manila cho biết, họ tin rằng đội tàu gồm 220 tàu đánh cá do lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc điều khiển.


Ông Locsin viết tiếp trên Twitter: "Hãy xem bạn đang làm gì với tình bạn giữa chúng ta? Bạn. Không phải chúng tôi. Chúng tôi đang cố gắng. Còn bạn. Bạn giống như một cô gái xấu xí cố tình cặp kè để ép buộc một anh chàng đẹp trai [Philippine] làm bố … một tỉnh của Trung Quốc, trong khi chàng trai này chỉ muốn làm bạn, chứ không muốn làm cha”.

Ông Locsin ám chỉ Trung Quốc và có thể là nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang cố gắng chiếm lãnh thổ có chủ quyền của Philippines để làm thành một tỉnh của Trung Quốc.

"Chàng trai ấy không mang thai được", Locsin viết, ám chỉ một hiện thân nam tính "đẹp trai" của Philippines. “Nếu hắn cố gắng sinh ra một tỉnh của Trung Quốc, sẽ không hơn gì một ‘cục phân' và sẽ là dấu chấm hết cho ĐCSTQ. Chẳng phải Liên Hợp Quốc đã đưa ra phán quyết về chủ quyền lãnh thổ vùng biển của Philippine cho Tổng thống Rodrigo Duterte sao? Chỉ duy nhất Philippine có chủ quyền tại khu vực này. Có gì là khó hiểu ở đây chứ”?

Một tòa án trọng tài độc lập được thành lập bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) vào tháng 7/2016 đã phán quyết rằng yêu sách của Bắc Kinh đối với gần 90% Biển Đông là bất hợp pháp. Bắc Kinh bác bỏ, nói rằng phán quyết - trong một vụ kiện do Philippines đưa ra - là “không hơn gì một tờ giấy vụn” vào thời điểm đó và đã tiếp tục theo đuổi các yêu sách bất hợp pháp của mình đối với tuyến đường thủy đang tranh chấp kể từ đó.

Lực lượng Cảnh sát biển Philippines lần đầu tiên phát hiện đội tàu Trung Quốc gồm 220 tàu đánh cá thả neo "theo đội hình" tại Rạn san hô Sinh Tồn Đông (Julian Felipe), nằm trong vùng EEZ của Philippines vào ngày 7/3. Hành động này của Trung Quốc vi phạm trực tiếp chủ quyền biển của Philippines.

Bộ Ngoại giao Philippines nhiều lần gửi công hàm ngoại giao đến Bắc Kinh để phản đối và kêu gọi Bắc kinh di chuyển các tàu của họ ra khỏi khu vực Sinh Tồn Đông. Tuy nhiên, Manila đã bị Bắc Kinh phớt lờ.

Sau đó, Manila đã ra lệnh tăng cường “các cuộc tuần tra chủ quyền hàng hải” gần cấu trúc này. Các cuộc tuần tra bao gồm các chuyến bay hàng ngày trên rạn san hô và khu vực xung quanh bằng máy bay chiến đấu của Philippines. Lực lượng vũ trang Philippines đã triển khai thêm gần chục tàu và 5 máy bay đến khu vực này vào ngày 21/4 để tăng cường hơn nữa các cuộc tuần tra chủ quyền.

Ngoại trưởng Philippines Locsin có lịch sử tweet các bình luận gây bức xúc, nhiều trong số đó liên quan đến mối quan hệ song phương của Philippines và Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng biểu hiện thái độ hung hăng và quyết đoán trên Biển Đông, không chỉ với vùng lãnh hải của Philippine mà còn với Nhật Bản, Đài Loan, Viêt Nam và các nước khác trong khu vực. Tại sao Trung Quốc lại quyết tâm giành giật Biển Đông?

Ông Kim Xán Vinh, một học giả Trung Quốc phân tích và thừa nhận rằng, chính vì dầu mỏ mà Trung Quốc bắt đầu cướp bóc ở Biển Đông, The Epoch Times tiếng Trung đua tin.


Ông Kim Xán Vinh cho biết, vào những năm 1970, Trung Quốc chiếm Tây Sa (Hoàng Sa) và kiểm soát Trung Sa (Bãi ngầm Macclesfield). Đến những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu chiếm Nam Sa (Trường Sa) và mở rộng vào những năm 1990. Năm 1995, họ chiếm Đá Vành Khăn từ tay Philippines. Đá Vành Khăn chỉ cách Philippines hơn 200 km, nhưng lại cách Tam Á của Trung Quốc hơn 2.000 km. Năm 2012, một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines đã xảy ra trên đảo Hoàng Nham (Bãi cạn Scarborough), kết quả là Philippines thua.

Ông Kim cũng cho biết, nhà lãnh đạo Tập cận Bình có lập trường Biển Đông cứng rắn ơn các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Kể từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã âm thầm tiến hành bồi lấp các cấu trúc tại Trường Sa, tổng diện tích bồi lấp lên tới 800 ha. Đến nay, tất cả các cấu trúc này đều đã được xây dựng và trang bị các phương tiện quân sự hiện đại, đóng vai trò như các “chiến hạm nổi” tại khu vực biển này.

Cho đến nay, Trung Quốc liên tục bồi lấp các cấu trúc tại Biển Đông, trong đó có Trường Sa. Và cùng với việc bồi lấp này, Trung Quốc đã biến bảy cấu trúc thành các căn cứ quân sự quan trọng để nắm quyền chi phối, kiểm soát khu vực Biển Đông bằng sức mạnh vũ lực.

Việc này khiến Mỹ giật nảy mình, nên bắt đầu từ giữa năm 2015, Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp trực tiếp vào khu vực tranh chấp Biển Đông. Vì vậy, từ giữa năm 2015 đến nay, vấn đề Biển Đông đã trở thành một ván cờ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, theo các nguồn tin.


   Mời xem thêm »




© Nguyên Hương
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad