Phản ứng của người dân về phát biểu “Bỏ tù đồng chí để lấy lại lòng tin” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Phản ứng của người dân về phát biểu “Bỏ tù đồng chí để lấy lại lòng tin”


Hình minh họa. Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018

Hôm 1/10/2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã phát biểu “xử lý kỷ luật, bỏ tù đồng chí để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng…” tại buổi tiếp xúc với cử tri thành phố Long Khánh, Đồng Nai.

Phát biểu của ông Thưởng cho thấy “Đảng đứng trên hiến pháp”

Báo chí nhà nước dẫn lời ông Thưởng rằng chưa có nhiệm kỳ nào mà số cán bộ bị xử lí nhiều như nhiệm kì này. Thậm chí xử lý hình sự cả ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và lãnh đạo các địa phương…

Công cuộc chống tham nhũng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động từ năm 2016 đến nay đã khiến nhiều cán bộ cấp cao của đảng bị xử lý kỷ luật.

Tại một hội nghị của Ban Nội chính Trung ương hồi đầu năm, một con số thống kê được đưa ra cho thấy trong nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam tính đến nay đã có hơn 53.000 cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có hơn 60 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý.

Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói: "Không ai muốn xử lý kỷ luật, bỏ tù đồng chí, đồng đội của mình, nhất là những người đã từng công tác với mình. Đây là việc rất khó khăn nhưng không thể không làm, để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, để xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Vấn đề này sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới”.

Ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản VN Courtesy of chinhphu.vn
Kỹ sư Trần Bang cho rằng phát biểu của ông Thưởng thể hiện sự vô pháp của đảng Cộng sản (ĐCS):

“Đảng cầm quyền phải tuân thủ hiến pháp. Không phải lúc thì xử lí, lúc thì không xử lí là được. Nói như thế hoá ra trước đây anh không xử lí à? Trước đây là thả cửa cho tham nhũng, thoái hoá biến chất sao?

Anh càng nói càng lộ ra bản chất tồi tệ, chẳng có nghĩa lí gì với chúng tôi cả.

Cách nói của họ như thế chứng tỏ họ đã đứng trên pháp luật rồi.”


Ông Vũ Mạnh Tuấn đang sống ở Hà Nội, thường xuyên bình luận các sự kiện chính trị trên mạng xã hội, bình luận về phát biểu này rằng:

“Tôi nghĩ nó chỉ mang tính chất nguỵ biện cho việc làm của họ mà thôi. Việc xử thì đương nhiên họ phải xử để thể hiện là trong bộ máy chính quyền vẫn có chống tham ô, tham nhũng.

Bây giờ họ buộc phải làm vì nếu họ không làm thì họ cũng không thể tồn tại được. Cho nên tôi nghĩ rằng những câu nói như thế nó mang tính chất yếu kém về tầm nhận thức.”


Giảng viên Dương Bích Hà, người từng là đảng viên Cộng Sản cho rằng phát biểu trên của ông Thưởng chỉ mang tính chất “xoa dịu dư luận”:

“Với các nhìn của mình thì đó chẳng qua là một cách an ủi người dân thôi chứ thực tế họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của họ. Những bản án phải cao hơn để làm gương cho những người mang danh đảng viên đang lăm le phạm tội.

Họ làm như vậy để xoa dịu dư luận trong giới hạn nào đó thôi chứ để thoả mãn thì không đủ.”


Ngày 2/10/2019, Bí thư TPHCM ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục phát ngôn về vấn đề kỷ luật, bỏ tù các quan chức tham nhũng với nội dung “Không có chuyện khóa mới xới chuyện kỷ luật khóa cũ”

Với phát biểu này, nhiều độc giả cũng để lại lời bình trên fanpage của đài Á Châu Tự Do:

Facebooker “Phạm Tu Dù” cho rằng “là khóa trước hay khóa sau nêu cá nhân hoặc tập thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đều phải xử lý trước pháp luật.”

Một ý kiến khác của nick “Long Nguyễn Bảo”: “sao mà ông nào sắp về hưu cũng ký bổ nhiệm hàng loạt, vừa có tiền vừa có vây cánh, vừa là kẻ bảo vệ mình sau này... Chứ có ông nào làm vì công việc vì người dân đâu.”

Bỏ tù “đồng chí tham nhũng” dân cũng không còn tin đảng

Đảng Cộng sản những năm qua đã bỏ tù rất nhiều cán bộ cấp cao như ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, hay một phó chủ tịch tỉnh là Trịnh Xuân Thanh, hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn…. thậm chí có người phải nhận mức án lên đến hơn 30 năm tù giam. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể làm người dân đặt lòng vào đảng cầm quyền.

Kỹ sư Trần Bang nói với RFA rằng đảng đã nhiều lần mất uy tín với người dân nên bây giờ có nói gì hay làm gì dân cũng không còn tin nữa:

“Đảng phải tuân theo hiến pháp thì mới được, còn đảng chỉ có nghĩ tới tổ chức của anh rồi tìm cách duy trì nó rồi anh che đậy mọi điều xấu xa, thối nát xong thỉnh thoảng anh lại xì ra một tí thì tôi không tin.”

Quan điểm của tôi là họ có kỷ luật hết toàn bộ từ cán bộ trung ương đến địa phương thì cũng chẳng lấy lại được niềm tin từ nhân dân nữa. Trước giờ từ thời bao cấp họ đã chống tham ô tham nhũng nhưng không thể chống được và càng ngày càng nảy nở và càng ngày càng khủng khiếp hơn.

- Vũ Mạnh Tuấn
Theo ông Vũ Mạnh Tuấn, hiện giờ dân không còn tin đảng vì tham nhũng đã có xảy ra từ rất lâu rồi nhưng đến nay vẫn còn tồn tại:

“Quan điểm của tôi là họ có kỷ luật hết toàn bộ từ cán bộ trung ương đến địa phương thì cũng chẳng lấy lại được niềm tin từ nhân dân nữa.

Trước giờ từ thời bao cấp họ đã chống tham ô tham nhũng nhưng không thể chống được và càng ngày càng nảy nở và càng ngày càng khủng khiếp hơn.

Tất nhiên họ nghĩ rằng làm những việc đó sẽ lấy lại được niềm tin nhưng tôi nghĩ sẽ chả lấy lại được niềm tin, bởi vì một xã hội mà cứ ở trong tình trạng xử lí xong rồi mà người khác phạm tội.

Cái quan trọng nhất là phải thay đổi để có cơ cấu thế nào mà không thể tham nhũng được, chứ không phải cứ xử lí để lấy lại niềm tin.”


Tổ chức Minh bạch Quốc tế trong một báo cáo công bố hồi đầu năm nay đã xếp Việt Nam vào hạng 117 trên 180 toàn cầu về chỉ số cảm nhận tham nhũng, và đánh giá Việt Nam vẫn thuộc danh sách các nước có nhiều tham nhũng trên thế giới.

Giảng viên Dương Bích Hà chốt lại rằng ĐCS hiện này không còn xứng đáng là “lực lượng lãnh đạo toàn dân, toàn xã hội” như lời ông Thưởng:

“Quan điểm của mình thì mình không đồng tình với phát biểu đó. Bởi vì qua quá trình thực tế, qua những cái kiến thức về xã hội, nhìn nhận về xã hội, về cách lãnh đạo gọi là thống trị của đảng thì mình không tin tưởng. Không thể gọi là một lực lượng chính trị lạnh đạo cho toàn dân được.”

Đảng cần làm gì để dân tin?!

Ông Vũ Mạnh Tuấn nghĩ rằng nếu đảng muốn dân tin thì phải trả lời bằng việc làm thật sự vì nước, vì dân:

“Tôi thì nghĩ rằng đảng nào cũng thế, phải phục vụ đúng cho dân, cho dân tộc, đất nước, vì dân, vì đất nước thì đều tốt cả.

Còn bây giờ, thực tế mà nói họ đã thể hiện những cái rất tồi tệ, chưa đạt được những lợi ích cho nhân dân mà đang phá hoại đất nước và làm mất niềm tin ở nhân dân.”


Ông Trần Bang chỉ rõ những việc mà đảng cần phải làm nếu muốn lấy lại lòng tin từ ông cũng như người dân Việt Nam:

“Chỉ khi nào nó bảo rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bình đẳng với các lực lượng chính trị khác của 96 triệu dân thì tôi tin.”


Cao Nguyên
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad