Lê Bá Vận: Nạn nhân bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Lê Bá Vận: Nạn nhân bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”


Nhân kỷ niệm 100 năm ra đời tác phẩm “Yêu sách của nhân dân An Nam”, chiều 18-6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm khoa học: 100 năm bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” (18-6-1919/18-6-2019).


Các đồng chí chủ trì tọa đàm.

QĐND Online – Cách đây 100 năm, vào ngày 18-6-1919, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc để gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Hòa bình Versailles.

Báo điện tử đcsVN viết: “Trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã viết nên một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc và để lại dấu ấn không phai mờ trong tiến trình phát triển của nhân loại. Người trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất…”

Qua ngữ khí trên, csVN xác quyết bản Yêu sách nổi tiếng ấy do Nguyễn Ái Quốc sáng tác. CSVN nói vậy, tuy nghe rất hay song xem ra nghi vấn còn nhiều, không loại trừ khả năng một vụ tiếm danh lớn mà nạn nhân lại là Nguyễn Ái Quốc.

Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta xét một số các sự kiện lịch sử.




I) Hội Nghị Hòa Bình Versailles.

Thế chiến I (1914-1918) kết thúc ngày 11/11/1918. Hội nghị Hòa bình Versailles, Paris diễn ra năm 1919 là cuộc gặp mặt của các nước thắng trận để thiết lập các điều khoản hòa bình cho các nước bại trận tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn ký năm 1918.

Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson trước đó đã có bản tuyên bố 14 điểm nổi tiếng, trong đó điểm 5 kêu gọi dàn xếp các yêu sách của thuộc địa theo quyền lợi của các dân tộc bị trị.

Nắm bắt thời cơ hội nghị, nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa gồm hội những người An Nam yêu nước đã đưa ra các bản tuyên ngôn để công khai hóa các mục tiêu của mình.


II) Hội Những Người An Nam Yêu Nước.

Chính yếu gồm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành.
1) Phan Chu Trinh. (Quảng Nam, 1972-1926). Thi đỗ Phó bảng năm 1901. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.

Ngày 18 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là “Nguyễn Ái Quốc”, và đã gây được tiếng vang. (Wikipedia tiếng Việt).

2) Phan Văn Trường . (Hà Nội, 1876-1933). Tiến sĩ Luật khoa. Là một luật sư, một nhà báo yêu nước. Hội trưởng hội những người An Nam yêu nước, ông là một trong bốn người ký tên bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam năm 1919 với bút hiệu Nguyễn Ái Quốc[6] và được coi là “kiến trúc sư” của văn bản này.[1] (Wikipedia tiếng Việt).




Nhà ông 6 Villa des Gobelins, Paris 13e là nơi hội họp và Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành đều có thời gian trú ngụ.

3) Nguyễn Thế Truyền. Kỹ sư Hóa học, Cử nhân văn khoa, cử nhân triết lý. Là một nhà chính trị người Việt, nhà báo.

4) Nguyễn Tất Thành, sinh viên, là người đến sau cùng trong nhóm tứ trụ.

1) Phan Chu Trinh. 2) Phan Văn Trường. 3) Nguyễn Thế Truyền. 4) Nguyễn Tất Thành.



III) Lời Bàn.

1) Bản Yêu Sách 8 Điểm. Yêu cầu chính phủ Pháp: Ân xá tù chính trị – Cải cách pháp lý – Tự do báo chí và tư tưởng – Tự do lập hội và hội họp – Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương – Tự do học tập và mở mang trường học – Thay đổi chế độ sắc lệnh bằng đạo luật – Có đại diện người bản xứ trong nghị viện Pháp. [3].

Văn phong và nội dung xem ra phù hợp với tư tưởng của 2 ông Phan.

Nếu Nguyễn Tất Thành soạn bản Yêu sách thì tiêm nhiễm hơi hướng đấu tranh kiểu cọng sản, với nội dung trên, thay vì bản yêu sách, Thành sẽ viết bản cáo trạng chế độ thực dân Pháp như trong bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.




Ngược lại Thành cũng có thể hèn hạ van xin, “hèn với giặc, ác với dân” như csVN hiện tại.
Ngôn từ trong bài “Việt Nam yêu cầu ca” chứng thực điều này.

2) Nguyễn Ái Quấc xuất hiện. Theo lẽ thường, ký tên dưới bản Yêu sách chỉ có thể là Luật sư Phan Văn Trường, hội trưởng, có tiếng tăm và uy tín trong cộng đồng, lời nói có cân lượng, không đến phần Nguyễn Tất Thành. Hoặc dùng một danh tính biểu tượng chung.

Đúng vậy, bản Yêu sách chính thức gửi lên hội nghị Versailles là bản tiếng Pháp: “Revendications Du Peuple Annamite”.

Bản dịch gửi cho ngoại trưởng Mỹ là “Claims of the Annamite people”. (*)

Bản dịch phổ biến cho cộng đồng người Việt là “Yêu sách của nhân dân An Nam”.

Ký tên dưới bản tiếng Pháp là “Pour le Groupe des Patriotes Annamites, NGUYỄN ÁI QUẤC”.
Dưới bản tiếng Anh là “For the Group of Annamite Patriots, Nguyễn Ái Quấc. 56, rue Monsieur le Prince-Paris (số nhà 56 đường Monsieur le Prince – Paris).

Dưới bản tiếng Việt là “Thay mặt cho Nhóm những người An Nam yêu nước, NGUYỄN ÁI QUẤC”. Nguyễn Ái Quấc có nghĩa là Người Ái Quấc, yêu nước.

Nguyễn Tất Thành phụ trách gửi bản yêu sách đến các phái đoàn, phân phát các bản sao.

Nhiệm vụ này, công khai và hợp pháp, trao cho Thành là thích hợp.

Thành sống ở Anh, tạp dịch vất vả, tránh Thế chiến I diễn ra ác liệt ở châu Âu.

Chiến tranh gần kết thúc, bầu không khí sinh hoạt chính trị trở lại, cuối năm 1917 theo lời Phan Chu Trinh khuyên nhắn, Thành về Pháp, đến ở nhà LS Phan Văn Trường, không tốn kém.




3) Nguyễn Ái Quấc thứ hai. Nguyễn Ái Quấc là tên lạ, xuất hiện trong bản Yêu sách.

Nhà cầm quyền Pháp và ở Đông Dương lập tức tiến hành điều tra để tìm hiểu gốc gác của Nguyễn Ái Quấc, hiện gây chú ý song vô hiệu quả.

Cứ như thế cho đến 2 tháng rưỡi sau, vào đầu tháng 9, đột nhiên có kẻ ra mặt tự nhận Nguyễn Ái Quấc vừa nổi danh là danh tính của cá nhân mình.

Nguyễn Tất Thành, từ trước đến nay vẫn là Nguyễn Tất Thành, lúc tham gia soạn thảo bản Yêu sách ngày 18/6/1919 cũng tên ấy chứ không ai khác, thì ngày 4/9/1919 tìm đến sở cảnh sát Pháp, xin làm thẻ căn cước, khai tên là Nguyễn Ái Quấc, sinh viên, sinh năm 1894 tại Vinh, An-Nam. Địa chỉ: 6 Villa des Gobelins, Paris 13e. Thành xuất trình văn kiện hỗ trợ, có ông Longuet, nghị sĩ Quốc hội thuộc đảng Xã hội bảo chứng. (1).

Địa chỉ 6 Villa des Gobelins là nhà của ông Phan Văn Trường, nơi Thành trú ngụ và số nhà 56 đường Monsieur le Prince – Paris trong bản Yêu sách không phải nơi Thành ở.

Nhẽ ra Thành nên nhờ LS Phan Văn Trường, có quốc tịch Pháp bảo chứng, lẽ nào “bụt nhà không thiêng”, song Thành giấu nhẹm việc xin làm thẻ căn cước đổi tên.

Nắm thẻ căn cước mới trong tay, tiến thêm một bước, “tháng 9, Nguyễn Tất Thành kết thúc việc suy đoán về tác giả bản yêu sách, trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Mỹ của một tờ báo tiếng Trung ở Paris, ông công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc” (Wikipedia tiếng Việt).

Như vậy Nguyễn Ái Quấc đã tính toán kỹ để phỗng tay trên, khéo chọn 1 tờ báo tiếng Trung.
Lấy tên họ gì là quyền của Thành và từ đó trở đi, Nguyễn Tất Thành hóa thân Nguyễn Ái Quấc, xem như cắt liên lạc với hội những người An Nam ái quốc.

Mặt khác, Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền thì đều lấn lượt trở về Việt Nam, sống ở Sài Gòn, viết sách báo, diễn thuyết, tiếp tục tranh đấu.

Quấc lại viết bản Yêu sách dưới dạng một bài thơ: “Việt-Nam yêu cầu ca” tuy trúc trắc luộm thuộm song cũng là thơ lục bát, dưới ký tên Nguyễn- ái- Quấc. Bài thơ viết tay này đầy dẫy lỗi chính tả lắm lúc do cẩu thả khó tưởng tượng. Thí dụ nơi này Quấc viết “Dân nào, dân lành”, nơi kia thì viết “Giân Nam, công giân, tự-gio…”, tuy vậy Quấc viết “quấc âm, tổ quấc…”

Trong bản di chúc (1965-1969) viết tay Hồ Chí Minh viết “tổ quốc, zân chủ, tự zo”. (2).

Bắt chước, sửa sang, giống nhau 10 điều, chỉ 1 điều sơ suất, đã lộ là người khác. (1).




Các nhà văn, nhà báo Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền thời đó và nói chung các nhà văn nhà báo mọi thời đại, do tự trọng, chưa ai viết phạm lỗi chính tả, họa hoằn lắm mới có một lỗi, có đâu phạm lỗi tràn lan kiểu Hồ Chí Minh, một nhà báo lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất theo ngôn từ csVN ca tụng bừa.

Viết hay dở chưa biết, chính tả lỗi tùm lum, trình bày nhếch nhác, chẳng ai buồn đọc.

Nguyễn Tất Thành làm thẻ căn cước lấy tên Nguyễn Ái Quấc vừa để tiếm danh, đồng thời lại chối bỏ được tên Nguyễn Tất Thành xin học trường thuộc địa năm xưa mà Thành giấu kín, chứ thực ra thẻ căn cước mang tên Nguyễn Ái Quấc, Thành nào sử dụng!

Qua Pháp năm 1911 lấy tên Văn Ba, đi Mỹ, về sống ở Anh, xin việc ở các nhà hàng ăn, cào tuyết rồi về lại Pháp năm 1917 làm nghề chụp ảnh, đi lại, viết báo, hội họp đảng phái…Thành đâu cần đến thẻ căn cước!

Thật ngạc nhiên vào đầu tháng 9/1919 Thành đổi ý, bôn ba xin thẻ ấy, ý đồ bất thiện.

Năm 1923 Quấc sang Nga, sau đó sang Tàu, mỗi lần đều dùng sổ thông hành khác tên.

Thành vào đảng Xã hội Pháp tháng 2/1919 cũng như đi dự các đại hội thường đổi tên.

Cũng có các người khác làm như Thành.

Tiếp sau bản Yêu sách 8 điểm, thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quấc sinh năm 1894 tại Vinh là đầu mối để sở Mật thám Pháp tập trung truy tìm tung tích các đối tượng sinh tại Vinh và đi đến kết luận Nguyễn Ái Quấc, tên mới, chính là Nguyễn Tất Thành sinh năm 1892 trong đơn Thành xin học nội trú trường Thuộc địa.

Ngày 6/2/1920 Tổng đốc Vinh gửi cho Pháp tài liệu về Nguyễn Sinh Sắc và 2 con trai Khiêm và Cung tức là Tất Thành hoặc Bé Côn. (1).




IV) Lời Kết.

1) Bản Yêu sách lời lẽ giản dị, ôn hòa, song báo điện tử đcsVN cường điệu vớ vẩn: “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã viết nên một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc …”

2) Bản Yêu sách 8 điểm và thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quấc là 2 sự kiện có liên hệ, tư liệu lịch sử trung thực, hướng dẫn các nghiên cứu, thảo luận.

Có thể nói vì có “bản Yêu sách” (là mẹ đẻ) nên mới có “thẻ căn cước” và do mối quan hệ này nên sự kiện Thành tiếm danh đã bị phanh phui phát giác.

Đã có 2 Nguyễn Ái Quấc, một đầu tiên, thứ thật, ký tên dưới bản Yêu sách, nạn nhân và một Ái Quấc thứ hai, giả mạo, đội lốt làm thẻ căn cước, kẻ tiếm danh đại tài, chết do lao phổi ở Hong Kong năm 1932, được báo chí cọng sản đăng tin chia buồn.

Đó là tiếm danh lần 1, trong đời Hồ còn lắm tuyệt chiêu tiếm danh khác, ngoạn mục.

3) ĐCSVN cũng là kẻ mạo danh tiếm quyền khi tự xưng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân lao động và của dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của v.v…

Đảng viên thì quyền lực “tề thiên”, tham nhũng tạp nham, “chiếm công vi tư”, thi đua học tập Hồ tiếm danh, chiếm đoạt tài sản công làm suy yếu nặng nề đất nước.

4) Nhân dân Việt không thể chấp nhận một lãnh tụ đáng khinh kiểu Hồ Chí Minh, thủ đoạn tiếm danh bẩn thỉu, viết lách chính tả cẩu thả khinh nhờn độc giả, nói năng thì Hồ cầm giấy đọc các câu trả lời khi được phỏng vấn trực tiếp, sự kiện cổ kim chưa từng xẩy, không biết ngượng mặt, làm ô nhục quốc thể. (Thông tấn Nhật Bản phỏng vấn năm 1966). (1)


© Lê Bá Vận
    Quán Văn
Chú thích:

(1) LBV “Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc có gì lạ?” (Google).
(2) LBV “Bản Di chúc Hồ Chí Minh & chính tả”. (Google).
(*) Đúng ra nên viết Annamese people (tương tự Vietnamese people).

1) Bản Yêu sách 8 điểm. 2) Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc. 3) VN yêu cầu ca.


1) Bản Yêu sách 8 điểm. 2) Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc. 3) VN yêu cầu ca.

(ĐCSVN) – Thứ Tư, 7/10/2015. “Đã gần một thế kỷ đi qua, nhưng tác phẩm đầu tay “Yêu sách (tám điểm) của nhân dân An Nam” bằng tiếng Pháp và bản dịch thành thơ “Việt Nam yêu cầu ca” của Bác sẽ còn được truyền tụng và trường tồn mãi mãi”.
Tuy nhiên thay vì “Yêu sách ca”, Quấc sửa tên là “Yêu cầu ca” và lời văn van xin bố thí, đánh mất khí tiết. Một vài câu như sau, có khi khó hiểu:
“Lòng thành tỏ nỗi sút sa, Giám xin đại quấc soi qua chút nào…
Giân Nam một giạ ước mơ… Giám xin bỏ giứt rộng giung dân lành…
Rộng xin giân Pháp xét cho”. Thay vì “Giám (dám) xin” nên viết “Yêu cầu, Mong sao…”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad