Trước khi sang làm Tổng biên tập tờ Petrotimes, ông Phong từng đảm nhận các vị trí chủ chốt trong một cơ quan báo chí của Bộ Công An Việt Nam.
Cũng có tin tờ báo này “bị tịch thu tên miền”, và “phải đóng cửa”. VOA Việt Ngữ hôm 2/10 không thể liên lạc được với ông Phong để xác nhận thông tin này. Chúng tôi cũng gọi tới đường dây nóng của báo nhưng người cầm máy nói “bị ốm cả tuần nay, không đến văn phòng, nên không nắm được thông tin”.
Tuy nhiên, trang web của Petrotimes tới tối ngày 2/10 vẫn truy cập được, và trong phần nội dung về tổng biên tập vẫn để tên ông Nguyễn Như Phong.
Tin trên xuất hiện một ngày sau khi tờ Tin nhanh năng lượng mới hôm 30/9 đăng tải bài viết có tựa đề “’Người buôn gió’ Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn về Trịnh Xuân Thanh”.
Bài viết, trích lại một cuộc phỏng vấn của tờ Thời báo ở Đức, có đoạn: “Blogger “Người buôn gió” Bùi Thanh Hiếu hiện đang sống ở CHLB Đức được đồn thổi là người nắm giữ nhiều thông tin về Trịnh Xuân Thanh – đối tượng đang bị Bộ Công an Việt Nam truy nã”.
Petrotimes trích đăng một phần cuộc phỏng vấn, trong đó có câu hỏi, “Là một người đã được ông Trịnh Xuân Thanh ủy quyền cung cấp các tài liệu rất nhậy cảm lên mạng truyền thông, ông nghĩ gì khi giúp Trịnh Xuân Thanh làm điều này?”
Tờ báo thuộc Hội Dầu khí Việt Nam cũng trích lại câu trả lời của blogger Người buôn gió: “Trước tiên tôi phải đính chính là tôi không nhận sự ủy quyền của ông Trịnh Xuân Thanh, mà tôi gián tiếp thông qua người khác, mà trong đó tôi là người trực tiếp Skype (đàm thoại trực tuyến) với anh Thanh, anh nhờ tôi đưa môt số thông tin lên cho dư luận biết, trong đó anh Thanh có đưa một số đơn thư, ý kiến của anh phản ánh tới một số báo trong nước để giúp đỡ, nhờ phản biện lại trường hợp của UB Kiểm tra TW đảng đang xem xét cho anh ấy…”
Tuy nhiên, bài báo này hiện không còn trên trang Petrotimes, nhưng vẫn lan truyền trên các trang mạng xã hội.
“Nghề phóng viên phải như con chó ấy…”
Trong bài bình luận đăng ngày 10/6, ông Phong kể lại chuyện khi ông mới bắt đầu làm phóng viên, và đọc được một bài báo mà theo ông trong đó dẫn lời ông chủ bút của tờ Bangkok Post nói rằng “nghề phóng viên phải như con chó ấy…”
Ông Phong viết tiếp rằng “nếu so sánh giữa nghề làm báo với những phẩm chất cao quý của con chó thì xem ra rất giống nhau”.
Ông viết: “Chỉ có một điều rằng, muốn có được một chú chó hay, mang tất cả những phẩm chất cao quý của loài chó, thì ngoài tình thương yêu chăm sóc của chủ ra, nó cũng phải được dạy dỗ, chỉ bảo từng li từng tí. Nó cũng sẽ bị phạt như phạm lỗi và cũng sẽ được thưởng khi có công…”
Trước khi sang làm Tổng biên tập tờ Petrotimes, ông Phong từng đảm nhận các vị trí chủ chốt trong một cơ quan báo chí của Bộ Công An Việt Nam.
Bộ này phát lệnh truy nã quốc tế với ông Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam hôm 16/9, sau khi khởi tố ông này vì “tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự”.
Trước đó, một loạt các tờ báo ở trong nước đề cập tới các tin đồn trên mạng xã hội về việc cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang có thể đã rời Việt Nam, “chạy” sang nước khác, nhất là Đức.
Mới đây nhất, tuần trước, một quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội mới đáp lại một câu hỏi của báo chí Việt Nam về trường hợp của ông Thanh.
Báo Người Lao Động dẫn lời Phó Đại sứ Wolfang Manig nói rằng trong khi “vẫn chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì câu hỏi về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra”.
Vụ việc liên quan tới ông Thanh bùng lên sau khi truyền thông trong nước đưa tin hồi tháng Sáu về chiếc xe sang trị giá nhiều tỷ đồng do ông sử dụng.
Sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao cho các cơ quan liên quan “kiểm tra, xem xét, và kết luận” thông tin liên quan tới Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét