Chất lượng bữa ăn và đình công: Câu chuyện “tức nước, vỡ bờ” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Chất lượng bữa ăn và đình công: Câu chuyện “tức nước, vỡ bờ”


Hàng nghìn công nhân công ty Panko đình công vì cho rằng bữa ăn mất vệ sinh


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Theo tin của Infonet.vn loan đi ngày 17/9, vào trưa cùng ngày, các công nhân của công ty dệt may Panko Tam Thăng (thuộc khu công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) phát hiện suất cơm trưa cho công nhân có sinh vật “lạ” nghi là dòi, do đó hàng nghìn công nhân đã đình công để phản đối.

Nhiều công nhân tại công ty Panko cho biết đây không phải là lần đầu tiên họ phát hiện suất ăn trưa cho công nhân kém chất lượng như vậy. Tuy nhiên, những lần trước, sau khi công nhân thông báo sự việc, lãnh đạo công ty đã xin lỗi và hứa sẽ không để tình trạng trên tiếp diễn. Do đó sự việc xảy ra vào trưa 17/9 đã khiến công nhân không thể bỏ qua, nên hàng nghìn người đã đồng loạt đình công để phản đối.

Doanh nghiệp không quan tâm

Xác nhận thực tế về tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo trong các suất ăn của nhà máy, một công nhân không muốn nêu tên ở miền Nam lên tiếng:

Vệ sinh an toàn thực phẩm thì nói chung cũng sạch sẽ nhưng về lượng dinh dưỡng thì không đầy đủ đâu tại vì công ty nào cũng có tính toán trong đó hết nên khẩu phần ăn bị chia nhỏ. Chủ yếu mình ăn cơm cho nhiều vô để no, chứ đồ ăn không có bao nhiêu.

- Công nhân
“Vấn đề vệ sinh thì thỉnh thoảng trong canh có vài con sâu rau.”

Vẫn theo người công nhân này, do những món khác đã được chế biến nên nhìn vào không thể biết có còn tươi mới hay không, chẳng hạn như cá đã đem chiên lên rồi thì khó có thể biết được cá đó còn tươi hay đã hư rồi.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, một công nhân khác cũng cho biết thực trạng bữa ăn ở công ty:

“Vệ sinh an toàn thực phẩm thì nói chung cũng sạch sẽ nhưng về lượng dinh dưỡng thì không đầy đủ đâu tại vì công ty nào cũng có tính toán trong đó hết nên khẩu phần ăn bị chia nhỏ. Chủ yếu mình ăn cơm cho nhiều vô để no, chứ đồ ăn không có bao nhiêu, vì mỗi cái có định lượng. So với khẩu phần ăn trung bình ở nhà thì rất thấp. Ví dụ như thịt kho hột vịt thì chỉ được 1 cái hột vịt và một miếng thịt nhỏ, rau thì cho khoảng một gắp đũa, 1 chén canh nhưng nước nhiều hơn cái.”

Xác nhận thực trạng mà 2 công nhân vừa nêu, anh K., một quản lý công nhân ở một xí nghiệp nói rõ:

“Những nhà doanh nghiệp không biết họ có cắt xén hay không, thường những công ty họ hợp đồng những nhà nấu ăn ở ngoài hoặc công ty họ tự có các tổ chức cá nhân của họ làm đầu bếp. Chính xác thì bây giờ anh nghĩ bữa cơm của công nhân chắc chừng mười mấy ngàn nếu nhà thầu họ thầu. Cũng tùy công ty, công ty Nhật đỡ hơn, công ty Hàn Quốc đỡ hơn tí xíu, riêng công ty Đài Loan tùy theo chủ, họ qua đây đầu tư hoặc công ty Trung Quốc thì vấn đề này rất nan giải và khổ cho người công nhân. Anh đã từng chứng kiến và thấy rõ rồi.”

Giải thích rõ hơn vì sao chất lượng bữa ăn của công nhân không đạt tiêu chuẩn, anh Đoàn Huy Chương, một nhà hoạt động và tranh đấu cho quyền lợi cũng như công đoàn độc lập cho người lao động Việt Nam, lập luận:

“Nói đến vấn đề suất ăn của công nhân hiện nay thì như chúng ta biết giá cả thị trường hiện lên cao mà suất ăn của công nhân hiện dao dộng từ 12.000-15.000 thì không thể nào mua được thức ăn tốt cho công nhân được, bắt buộc những người nấu những căn tin đó do ham lời thì họ phải mua thực phẩm rẻ. Mà thực phẩm rẻ chúng ta biết đa phần là những thực phẩm kém chất lượng. Theo tôi biết thì những công nhân lại đi mua những thực phẩm cuối ngày, như vậy thì thức ăn không bảo đảm được sức khỏe. Đó là tình cảnh chung hiện nay công nhân đang gặp phải.”

Công nhân đòi quyền lợi

Công nhân mua đồ ăn trước cổng công ty. RFA
Trong thực tế, theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, 90% khẩu phần bữa ăn ca của người lao động bị thiếu so với nhu cầu tái tạo sức lao động. Chất lượng lương thực, thực phẩm và điều kiện chế biến chưa đảm bảo dẫn đến nhiều vụ ngộ độc tập thể trong công nhân; nhiều vụ đình công xảy ra do bữa ăn ca không đảm bảo.

Theo anh Đoàn Huy Chương, vấn đề về chất lượng bữa ăn công nhân đã có từ rất nhiều năm nay chứ không phải mới đây, nhưng nếu như người lao động Việt có công đoàn bảo vệ thì tình trạng này đã thuyên giảm:

“Cái bất cập ở đây là các công đoàn nhà nước chỉ độc quyền, không cho những tổ chức tư nhân hoặc công đoàn độc lập đứng ra bảo vệ quyền lợi mà họ độc quyền công đoàn. Thường thường như chúng ta biết là công đoàn Việt Nam bảo vệ cho công ty, không đứng về phía công nhân. Như chúng ta thấy mấy ngày qua công nhân đình công nhưng mà có công đoàn nào giải quyết đâu, họ trốn hết, còn chủ doanh nghiệp thì hứa hẹn sẽ cải thiện nhưng theo tôi thấy thì họ nói một lẽ cho qua chuyện với công nhân thôi.”

Thực tế này được một công nhân (dấu tên), xác nhận:

“Công đoàn không hỗ trợ gì nhiều đâu. Lên tiếng thì lên tiếng, góp ý nhưng cho qua chuyện chứ không hỗ trợ gì thêm. Đa phần người ta cũng nản nhưng vì công việc, đồng tiền mà người ta làm thôi. Chứ nghỉ rồi nhảy qua công ty này, công ty khác thì cũng vậy.”

Vẫn theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, nguyên nhân chất lượng bữa ăn công nhân không đủ tiêu chuẩn được cho là do nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến chưa quan tâm, thiếu kiểm tra giám sát, và cắt xén quyền lợi của người lao động. Đặc biệt, chưa có quy định pháp luật và chế tài xử lý về vấn đề này khiến người lao động gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi, các cơ quan chức năng không kiểm soát được chất lượng bữa ăn ca.

Chúng tôi đã trao đổi với Luật sư Hà Huy Sơn để tìm hiểu rõ hơn về các điều luật hỗ trợ người lao động Việt. Trong trường hợp này, Luật sư Sơn nhận định:

“Đương nhiên pháp luật sẽ bảo vệ nếu trong hợp đồng lao động mà người chủ phải cung cấp bữa ăn trưa, bữa ăn ca cho người lao động. Tất nhiên bữa ăn ấy phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo đủ năng lượng dinh dưỡng để tái tạo sức lao động cho người lao động, nếu không đảm bảo thì họ (công nhân) có thể khởi kiện ra tòa.”

Tuy nhiên, vẫn theo Luật sư Hà Huy Sơn, về nguyên tắc thì luật có quy định như vậy, nhưng vẫn có khó khăn trong các vụ kiện này. Ông tiếp lời:

Khi đưa ra tòa chứng cứ như thế nào để đảm bảo bữa ăn đó có đủ năng lượng thì vẫn là một vấn đề mà thua thiệt hay yếu thế vẫn ở phía người lao động, xác suất thắng thường rất thấp.

- LS. Hà Huy Sơn
“Khi đưa ra tòa chứng cứ như thế nào để đảm bảo bữa ăn đó có đủ năng lượng thì vẫn là một vấn đề mà thua thiệt hay yếu thế vẫn ở phía người lao động, xác suất thắng thường rất thấp.”

Bên cạnh đó, nếu khởi kiện không thành công, người công nhân còn phải đối mặt với nguy cơ mất việc như lời anh quản lý tên K.:

“Người công nhân, người lao động vô tình chụp rồi đăng lên mạng xã hội chỉ do 1, 2 cá nhân bức xúc thôi chứ nếu cả tập thể anh nghĩ không ai dám lên tiếng đâu em. Lên tiếng thì cá nhân những người đó bị công ty điểm mặt, tính toán, sắp xếp rồi cho nghỉ.”

Do đó, nhà hoạt động Đoàn Huy Chương cho rằng để cải thiện bữa ăn cho công nhân hiện nay, cần phải có sự giám sát từ bên ngoài hoặc sự giám sát từ những người công nhân. Anh đưa ra một giải pháp:

“Chẳng hạn như phải cho những người công nhân thành lập những tổ giám sát những suất ăn hoặc công việc thì mới có hiệu quả. Chứ còn cứ giao cho công đoàn nhà nước quản lý hay Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước thì theo em biết họ chỉ vô nhận phong bì rồi về, họ chẳng giải quyết được gì. Tất cả thiệt hại công nhân lãnh đủ hết.”

Dân gian ta vẫn luôn có câu “có thực mới vực được đạo”, vậy mà với những người công nhân Việt hiện nay, dưới sức ép của công việc ngày càng cao, có lúc phải tăng ca đến 10-12 tiếng một ngày mà những bữa ăn lại bị cắt xén khẩu phần, không đủ dinh dưỡng, mất vệ sinh như trường hợp ở công ty Panko Tam Thăng, chưa kể một vài ngành nghề phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, về lâu dài, người lao động phải phản ứng lại. Và, đình công là cách họ - những người công nhân đã từng làm được dự báo sẽ ngày càng tăng nếu doanh nghiệp ngó “lơ” chất lượng bữa ăn cho công nhân!


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad