Trường vừa báo cáo cho cảnh sát Hàn Quốc hôm 10/12, sau khi những người này không đến lớp đã 15 ngày qua.
Họ theo học một chương tình tiếng Hàn kéo dài một năm, và chương trình mới khai giảng 4 tháng trước.
Trước đây tại Hàn Quốc đã xảy ra các trường hợp trốn ở lại theo dạng đi học rồi mất tích.
Bộ tư pháp và Bộ giáo dục Hàn Quốc đã đưa nhóm thanh tra tới trường đại học Incheon để tìm hiểu vụ việc.
Hồi tháng Chín, truyền thông Hàn Quốc tường thuật về việc 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc khi đi cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Vụ bỏ trốn hy hữu xảy ra khi bà Kim Ngân dẫn đoàn thăm Hàn Quốc từ 4 đến 7/12/2018.
Thị trường nhập khẩu lao động
Việc lao động xuất khẩu Việt Nam trốn ở lại Hàn Quốc đã là một vấn đề khá lớn.
Hồi năm ngoái, Hàn Quốc thông báo với Việt Nam về đề nghị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Theo thông báo này, Việt Nam có 107 quận/huyện của 12 tỉnh có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước lớn hơn 30%.
Khi đó, Hàn Quốc yêu cầu tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2018 đối với 49 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên.
Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh là 3 địa phương dẫn đầu về số quận, huyện bị cấm, trong đó cao nhất là tỉnh Nghệ An với 10 huyện/thành thị.
Hàn Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lao động lớn thứ hai của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lao động lớn thứ hai sang Hàn Quốc.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 48.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Hàn Quốc, gặp Tổng thống Moon Jae-in vào cuối tháng 11.
Trong nội dung trao đổi, hai bên đề cập việc thúc đẩy gia hạn biên bản ghi nhớ về tiếp nhận lao động (3/2020 hết hạn).
Ước tính có khoảng 200.000 người Việt đang sống ở Hàn Quốc.
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét