Dự trữ quốc gia Việt Nam trong ngành nông nghiệp còn nhiều bất cập! - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Dự trữ quốc gia Việt Nam trong ngành nông nghiệp còn nhiều bất cập!



Một người nông dân đang phun thuốc bảo vệ lúa, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia, Bộ NN&PTNT được giao quản lý các nhóm mặt hàng gồm: Hạt giống cây trồng; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất khử khuẩn, khử trùng, thuốc phòng, chống dịch bệnh vật nuôi... Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia hầu như không được các địa phương đề nghị hỗ trợ, dẫn đến tồn kho nhiều, gây lãng phí ngân sách rất lớn. Tồn kho dự trữ quốc gia mặt hàng này hiện gần 258 tấn, với giá trị khoảng 42 tỷ đồng.

Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Bà N., một nông dân trồng lúa ở An Giang nói với Đài Á Châu Tự Do về nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi trồng lúa của gia đình bà:

“Thuốc trừ sâu thì có hết trơn... chứ không có khó kiếm... cũng dễ... tại vì lúa khi mình mần... thì cần thuốc... phải có... Giá cả thì có lên, mùa rồi thì tám mấy... chín mấy... Mùa này thì một trăm mười mấy...”

Có thể chỉ dự trữ các loại thật sự cần thiết như thuốc diệt cỏ, kích thích lá phát triển nhanh, rể phát triển nhanh. Những loại này thì hiện nay không phải là hóa chất mà là thuốc, khuyến khích cây trồng phát triển.

-GS. Võ Tòng Xuân
Lý do được Bộ NN&PTNT đưa ra với báo chí trong nước là, việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật hạn chế và không linh hoạt trong công tác chống dịch, vì sinh vật gây hại cây trồng có những diễn biến bất thường, phát sinh những sinh vật gây hại mới...

Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại, có thời gian sử dụng ngắn, khoảng từ 2 đến 3 năm, nên phải thường xuyên kiểm tra và luân chuyển hàng năm, dẫn đến phát sinh chi phí và tốn kém cho ngân sách nhà nước.

Để tìm hiểu thêm Đài Á Châu Tự Do liên lạc một của hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ở Hậu Giang, và được nhân viên cửa hàng cho biết thực tế việc các doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ:

“Hiện nay trên thế giới có thuốc gì mới nhất thì các doanh nghiệp đều có nhập về để kinh doanh. Các doanh nghiệp này có hệ thống cung ứng rất nhanh. Ngay cả khi dịch COVID-19 đang xảy ra, các doanh nghiệp cũng có lượng dự trữ của chính bản thân các doanh nghiệp. Khi cần thì chỉ trong vòng khoảng mấy ngày thì họ có thể sản xuất ra ngay lập tức thuốc đó để bán ra thị trường.”




Theo Pháp lệnh Dự trữ quốc gia, nguồn dự trữ quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc, vaccine cho gia súc, các loại hạt giống cũng được xuất cấp kịp thời, giúp địa phương ngăn ngừa sớm, dập dịch hiệu quả, bảo đảm ổn định sản xuất. Do đó cũng có ý kiến cho rằng, cần phân tích kỹ việc loại bỏ hẳn thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho biết:

“Mình đang chuyển hướng sử dụng phân vi sinh, là phân sinh học... để khôi phục nguyên trạng cơ cấu đất. Cho nên mình không cần phải dự trữ thuốc bảo vệ thực vật nhiều như hồi xưa, để nông dân thấy họ phải chuyển. Vì nếu không chuyển thì nguyên liệu nông dân làm ra không hợp với tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu gạo và nông sản của mình.”


Một người nông dân đang pha thuốc bảo vệ lúa, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, đó là cách khuyến khích bà con nông dân không nên dùng các phân bón, thuốc từ nguồn hóa thạch. Tức phân thuốc hóa học, mà dần dần chuyển sang các loại phân sinh học mà hiện nay các nước phát triển đang dùng.

Tuy nhiên, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, cũng có những loại thuốc bảo vệ thực vật cần dự trữ để bảo đảm việc sản xuất lúa của bà con nông dân:

“Có thể chỉ dự trữ các loại thật sự cần thiết như thuốc diệt cỏ, kích thích lá phát triển nhanh, rể phát triển nhanh. Những loại này thì hiện nay không phải là hóa chất mà là thuốc, khuyến khích cây trồng phát triển, mình sẽ làm nhiều cái đó. Mấy chất này là mấy chất trích ra từ than bùn, rong biển, những chất xanh. Ví dụ như chất mangan, chất magnesium... Đây là những chất cây trồng rất cần nhưng phân bón hữu cơ không có, thì những thứ đó cần dự trữ.”

Đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề dự trữ quốc gia liên quan sản xuất nông nghiệp được nói đến, vào tháng 3 năm 2020, việc dự trữ gạo quốc gia khi xảy ra dịch COVID-19 đã gây ra nhiều hệ lụy. Thứ nhất, vì việc quy hoạch số lượng không chính xác dẫn đến cấm xuất khẩu gạo khi giá đang cao, làm thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cũng như bà con nông dân không được hưởng lợi khi giá lúa cao.




Đến khi chính phủ cho xuất khẩu lại hạn chế mặt hàng gạo, thì lại nảy sinh tiêu cực trong việc doanh nghiệp bỏ ngang thầu dự trữ quốc gia đã trúng trước đó, để lấy gạo xuất khẩu. Việc mở tờ khai xuất khẩu lúc nửa đêm, cũng bị lên án cho rằng có tiêu cực trong việc phân bổ quota không công bằng.

Nếu mà việc mua dự trữ lương thực theo cơ chế thị trường như mọi hình thức mua bán khác, thì phải theo hợp đồng.

-TS. Đặng Kim Sơn
Trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nói:

“Có một trục trặc là một số doanh nghiệp bỏ, không tham gia vào đấu thầu mà họ đã đăng ký trước đó với cơ quan dự trữ lương thực. Vì vậy, nếu mà việc mua dự trữ lương thực theo cơ chế thị trường như mọi hình thức mua bán khác, thì phải theo hợp đồng. Tức là doanh nghiệp có quyền đăng ký và cũng có quyền ngừng không thực hiện nữa, vì họ đã đặt cọc và chịu mất cọc. Còn nếu quy định bắt buộc phải tuân thủ (trách nhiệm quốc gia), thì cũng phải ràng buộc trước trong hợp đồng.

Nếu không, theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, thì phải dùng các biện pháp kích thích khác, chẳng hạn nếu như bán cho cơ quan dự trữ thì mới được xuất khẩu. Hoặc là ưu tiên cho doanh nghiệp đã bán cho quỹ dự trữ thì sẽ được tạo thuận lợi hay giảm chi phí trong xuất khẩu. Những chuyện đó phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Nói chung theo ông, trách nhiệm quốc gia thì phải làm tách biệt ra với quan hệ thị trường.

Giáo sư Võ Tòng Xuân chia sẻ kinh nghiệm của mình trong vấn đề này:

“Ngày xưa bất cập lắm, doanh nghiệp nhà nước đứng ra mua tạm trữ để nông dân có tiền thanh toán. Vì 10 người nông dân thì hết 9 người không có tiền để dành, tới vụ mùa phải vay tiền... Cho nên khi thu hoạch thì cần bán ngay để lấy tiền trả nợ, nếu không sẽ bị tăng lãi. Các doanh nghiệp nhà nước khi đã làm giảm giá lúa thì các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sợ không giám mua, vì đang tạm dừng xuất khẩu. Vì vậy chỉ có doanh nghiệp nhà nước mua tạm trữ, nhưng lại để xuất khẩu... Tới khi giá lúa cao trở lại thì họ sẽ hưởng lợi cái đó, còn nông dân không hưởng gì.”

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, chính phủ phải làm sao không để tái diễn những chính sách bất cập chỉ làm lợi cho các công ty quốc doanh mà lại gây thiệt hại cho nông dân.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad