Giải quyết cuộc bầu cử gian lận bằng Tòa án binh và Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807: Lịch sử nước Mỹ đang lặp lại? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Giải quyết cuộc bầu cử gian lận bằng Tòa án binh và Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807: Lịch sử nước Mỹ đang lặp lại?


Tôi vẫn tin rằng cuối cùng ông Trump sẽ thắng. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)


Vụ việc công ty phần mềm bầu cử Dominion làm đảo lộn kết quả bầu cử quốc gia không còn đơn thuần là việc một quan hệ kinh tế thuần túy - cung cấp dịch vụ công nghệ bầu cử cho trên 25 Bang của Mỹ trong cuộc bầu cử vừa qua. Nó đã trở thành vấn đề an ninh quốc gia, quốc phòng của Mỹ, có yếu tố nước ngoài can thiệp vào bầu cử, thậm chí có thể là tội phản quốc từ thế lực ngầm trong nước.


Vụ việc này cũng không chỉ là chuyện nghi vấn, cáo buộc tham nhũng trong việc đấu thầu dịch vụ Dominion tại Goergia và California, mà thông qua Dominion, các luật sư của Tổng thống Trump đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về việc có Iran, Trung Quốc đột nhập cửa hậu qua mạng công nghệ để thao túng bầu cử, và ĐCSTQ đầu tư 400 triệu USD cho công ty mẹ của Dominion thông qua ngân hàng đầu tư UBS Securites; hay nghi vấn phần mềm Hammer Scorecard của CIA từ Frankfurt Đức đã can thiệp vào phần mềm...



Với tất cả sự thật không thể chối cãi, các luật sư độc lập cũng như nhiều chính khách đảng Cộng hòa, các vị tướng đang tại vị hoặc đã nghỉ hưu trong quân đội Mỹ khẳng định chắc chắn rằng Tổng thống Trump là nạn nhân của một âm mưu gian lận bầu cử lớn. Vụ gian lận bầu cử lớn này được xem là cuộc đảo chính, một cuộc nội chiến có yếu tố thao túng của nước ngoài, lớn hơn cả thời của Tổng thống Lincoln Abraham.


Đọc thêm »


Đây là lý do các luật sư độc lập, nhiều vị tướng và người dân Mỹ kêu gọi ông Trump triển khai quân đội Mỹ, thiết lập tình trạng khẩn cấp quốc gia, thậm chí viện dẫn đến Đạo luật chống nổi loạn mà Tổng thống Lincoln đã thực thi sau bê bối gian lận bầu cử Mỹ ngày một lớn và bất thường.


Sidney Powell, cựu công tố liên bang, luật sư độc lập (hiện bà đang đăng ký trở thành luật sư quân sự), đã khuyến nghị rằng sự viện nên được xem xét bởi các tòa án quân sự, khuyến nghị được bà chia sẻ trên tài khoản Twitter cá nhân hôm thứ Hai.


“ Thưa ngài Tổng Thống, chúng tôi sẽ không đứng nhìn các kẻ thù trong và ngoài nước tiếp tục phá hoại nền cộng hòa của chúng ta. Trên 80 triệu người chúng tôi yêu cầu ngài dùng Đạo luật Chống nổi loạn, tạm hủy bỏ phiếu Cử chi đoàn vào tháng 12, và tổ chức các Tòa án Quân sự ngay lập tức, để điều tra một cách hợp pháp và giải quyết vấn đề bầu cử 3/11/2020 bị tấn công mạng. Hơn nữa, chúng tôi yêu cầu ngài tạm dừng cuộc bầu cử Thượng viện tại Bang Georgia vào 6/1/2020, và Lễ nhậm chức vào Tháng 1/2021 cho đến khi vấn đề này được giải quyết. Trân trọng, Chúng tôi - những người dân”.


Luật sư Lin Wood, đồng cố vấn của bà Powell trong các vụ kiện mà bà đệ đơn phản đối kết quả cuộc bầu cử ở Georgia và Michigan, hôm thứ Ba (ngày 1/12) đã khuyên ông Trump “nên tuyên bố thiết quân luật”, thúc giục ông Trump sử dụng Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807, đạo luật này trao quyền cho tổng thống triển khai quân đội Mỹ trong nước trong những trường hợp khẩn cấp.


Không chỉ có luật sư Sidney Powell và Lin Wood, tướng Thomas McInerney, vị tướng 3 sao đã nghỉ hưu, có danh tiếng trong quân đội Mỹ cũng công khai kêu gọi Tổng thống Trump công nhận mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công chiến tranh mạng đối với nước Mỹ - bằng cách viện dẫn Đạo luật Chống nổi loạn, kêu gọi đình chỉ Habeas Corpus (như Tổng thống Lincoln đã từng làm) và dùng quyền quân sự để bắt đầu bắt giữ hàng loạt.



Chúng ta - Người dân Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thiết quân luật


Mỗi bài đăng của họ trên nền tảng truyền thông xã hội được đưa ra khi ông Trump và những người bảo vệ ông tiếp tục đưa ra các cáo buộc - với ngày càng nhiều các bằng chứng chắc chắn, các nhân chứng dũng cảm, các bản khai có tuyên thệ của nhân chứng xuất hiện.


Việc bỏ phiếu trong cuộc đua tổng thống đã kết thúc vào ngày 3 tháng 11 và nhiều hãng tin tức bắt đầu gọi điện chúc mừng ông Biden thắng cử vào ngày 7 tháng 11, bất chấp việc nhiều bang chiến lược chưa công bố kết quả bầu cử, hay nói các khác, kết quả bầu cử chưa được công nhận bởi Luật và Hiến pháp Mỹ. Biden nổi lên như một “tổng thống truyền thông” đầy bất thường.



Mỗi đơn kiện được đệ trình lên tòa án liên bang ở Georgia và Michigan đều cáo buộc ông Trump là nạn nhân của “gian lận bầu cử lớn”.


Một nhóm do người đứng đầu Đảng TEA của Quận Portage dẫn đầu đã trả tiền cho một quảng cáo toàn trang được đăng hôm thứ Ba trên báo Washington Times - kêu gọi thiết quân luật và một cuộc bỏ phiếu liên bang mới do quân đội điều hành.


Trong một thông cáo báo chí từ We the People Convention, Tom Zawistowski viết: "Chúng ta có quyền đặc biệt bầu tổng thống của mình và quyền thiêng liêng đó đã bị xâm phạm bởi một vụ gian lận bầu cử lớn, có kế hoạch, bất hợp pháp được thực hiện bởi các thành viên đảng Dân chủ/Xã hội chủ nghĩa tham nhũng trên quốc gia của chúng tôi để ăn cắp phiếu bầu của chúng ta".



Tòa án quân sự là lựa chọn tối ưu hơn nhiều so với tòa án tối cao và dân sự trong tình huống của ông Trump


Theo Tướng McInerney, khi các quan chức chính phủ (CIA, DOJ, FBI, thống đốc các Bang) trở nên bất hảo và tòa án không thể tin cậy được, Tổng thống có thể viện dẫn quyền lực quân sự, bắt giữ hàng loạt các phần tử phản quốc, các tòa án quân sự có thể bỏ qua hệ thống tòa án dân sự.


Ông Trump sẽ kết thúc thế kỷ thống trị bởi dối trá, tiền bạc và quyền lực mua chuộc lương tri, bằng sức mạnh của các giá trị đạo đức(Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)


Lúc này, quân đội tịch thu, phong tỏa tất cả các tập đoàn đang hoạt động tích cực trong việc phá hoại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Điều này rõ ràng sẽ bao gồm Big Tech và hầu hết các phương tiện truyền thông cánh tả đang đồng lõa với gian lận bầu cử và có các hành vi khủng bố nhằm đẩy quốc gia vào thế tuyệt vọng.


Trong một thông tin phân tích, chiểu theo luật pháp Mỹ, Bộ trưởng Tư pháp William Bar không thực hiện các việc điều tra hay bắt bớ các đối tượng cộm cán như các quan chức, tình báo đang bị cáo buộc và nghi ngờ âm mưu gian lận bầu cử, bởi vì nếu làm vậy thì các vụ án của Barr sẽ được chuyển vào hệ thống tòa án dân sự.


Vấn đề ở chỗ tòa dân sự sẽ xử lý sự vụ rất lâu, tốn kém về thời gian, nhân sự, tiền bạc. Ngược lại các tòa án quân sự sẽ giải quyết các vấn đề này nhanh hơn; thời gian không còn nhiều. Bên bị đơn không được phép thuê các luật sư đắt tiền để kéo dài thời gian xử án nhiều năm.


Về mặt truyền thông, tòa án binh là do quân đội điều hành, thông tin là bí mật an ninh quốc gia, động chạm đến các cơ quan tình báo an ninh, các quan chức như nghị sĩ, thống đốc. Các truyền thông cánh tả dòng chính sẽ không được phép tham gia và viết những tin giả.



Thẩm quyền phúc thẩm của Tòa án tối cao đối với các vụ án của Tòa án quân sự


"Các tòa án quân sự, được ủy quyền theo Điều I của Hiến pháp Hoa Kỳ, có quyền tài phán đối với các vụ việc liên quan đến các quân nhân, bao gồm, trong một số trường hợp, các quân nhân đã nghỉ hưu. Họ có quyền kết án đối với các tội được quy định trong Bộ luật Thống nhất về Tư pháp Quân sự (UCMJ), bao gồm cả tội phạm quân sự duy nhất và tội phạm có định nghĩa tương đương trong luật dân sự.


Ví dụ, trong một vụ án năm 2008 liên quan đến vụ kiện Stevenson, các tòa án quân sự truy tố một quân nhân đã nghỉ hưu vì một tội thường được xét xử tại các tòa án dân sự.


Hệ thống toà án quân sự bao gồm, các Tòa án sơ thẩm và Tòa phúc thẩm cho từng nhánh của các lực lượng vũ trang, trên nữa là Tòa án Phúc thẩm Các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ (CAAF), có thẩm quyền xét xử phúc thẩm tùy ý đối với tất cả các vụ án quân sự. Ngoại trừ khả năng được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xem xét lại lần cuối, các tòa án binh, chiểu theo Điều I này xử lý việc xem xét các vụ án quân sự trong một hệ thống phúc thẩm - hiếm khi tương tác với các tòa án dân sự quy định tại Điều III Hiến pháp.



Các bị cáo hình sự trong hệ thống tư pháp dân sự quy định tại Điều III Hiến pháp có quyền tự động kháng cáo lên các tòa án cấp liên bang và sau đó có quyền kiến ​​nghị lên Tòa án Tối cao để xem xét lại lần cuối. Ngược lại, các bị cáo trong các vụ án quân sự thường không thể kháng cáo vụ việc của họ lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trừ khi tòa án quân sự cao nhất, CAAF, cũng đã cho phép xem xét trong vụ án".


Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807 - Lịch sử nước Mỹ đang lặp lại sau 156 năm?


Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, thống đốc các bang có trách nhiệm duy trì luật pháp và trật tự trong ranh giới các bang. Một đạo luật có tên là Đạo luật Posse Comitatus - phản ánh nguyên tắc này - hạn chế sự tham gia của quân đội liên bang trong việc thực thi pháp luật trong bang. Đạo luật Chống nổi loạn tạo ra một ngoại lệ nằm ngoài Đạo luật Posse Comitatus.


Mục đích đen tối của việc gian lận này là để nhằm hạ bệ Tổng thống Abraham Lincoln tái đắc cử vào năm 1864. (Tổng hợp)


Đạo luật Chống nổi loạn được đưa ra dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson, năm 1807, nhằm ngăn chặn một cuộc nổi loạn của cựu phó tổng thống của ông lúc bấy giờ là Aaron Burr. Đạo luận đã được sửa lại nhiều lần sau hơn 2 thế kỷ.


Nhiều đời tổng thống Mỹ đã viện dẫn Đạo luật trong nhiều tình huống đặc biệt, đưa quân đội liên bang vào các bang để thực thi sứ mệnh bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. Lần gây đây nhất Đạo luật được kích hoạt là dưới thời Tổng thống George H.W. Bush, quân đội liên bang được huy động vào dẹp loạn hạt Los Angeles, bang California, năm 1992, khi bạo loạn xảy ra tại địa phương này.


Nhưng điều thú vị nhất là tình trạng gian lận phiếu bầu hiện giờ của Mỹ có khá nhiều nét tương đồng với vụ gian lận phiếu bầu qua thư năm 1864, dưới thời tổng thống Lincoln Abraham. Đây cũng là cuộc bỏ phiếu cho nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Lincoln và đối thủ của ông McClellan (Đảng dân chủ).


Cũng giống như nước Mỹ bây giờ, kết quả cuộc bầu cử khi đó sẽ quyết định số phận nước Mỹ trong cuộc nội chiến kinh hoàng Bắc - Nam giữa phe chủ chiến và bãi nô (LinColn) và phe chủ hòa và duy trì chế độ nô lệ (McClellan).



Trong cuộc bầu cử này, hình thức bỏ phiếu qua thư được chấp thuận nhằm đảm bảo các chiến binh trong quân đội có thể tham gia bầu cử. Và kết quả là âm mưu làm giả phiếu bầu cho McClellan được thiết kế tỷ mỉ, các phiếu bầu giả của cả bệnh binh, liệt sỹ trong quân đội (bất kể còn sống hay đã chết) đều được đưa vào danh sách và chuyển cho McClellan.


Nhân chứng lịch sử khi đó, Orville Wood, một người yêu nước và ủng hộ Tổng thống Lincoln, đã phát hiện ra âm mưu làm giả phiếu bầu, ông đã thâm nhập vào hệ thống làm giả phiếu bầu của đảng dân chủ, thu thập bằng chứng và công bố tội ác này.


Thời điểm đó, với lợi thế trong vai trò tổng thống, Lincoln đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, kích hoạt Đạo luật Chống nổi loạn, đưa quân đội vào các bang, hủy kết quả bỏ phiếu cũ, tiến hành bỏ phiếu lại dưới sự giám sát của quân đội. Tòa án binh cũng là tòa án xử vụ việc gian lận phiếu bầu, không phải tòa dân sự. Kết quả chung cuộc là chiến thắng “long trời lở đất” cho Lincoln với 221 phiếu đại cử tri đoàn và đối thủ của ông là McClellan chỉ dành được 21 phiếu.


Tất nhiên, truyền thông ủng hộ McClellan liên tiếp cáo buộc Lincoln độc tài, độc quyền, lạm dụng quyền lực tổng thống, đưa ra “bằng chứng không chắc chắn” về gian lận phiếu bầu… Nhưng rồi, bằng sự quyết đoán và quả cảm, Lincoln lấy lại công bằng cho cử tri Mỹ, đã dẫn dắt nước Mỹ theo ý nguyện của người dân Mỹ, nhanh chóng chấm dứt nội chiến và xóa bỏ chế độ nô lệ. Ông trở thành một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ.


Giờ đây, âm mưu gian lận bầu cử không chỉ trong nội tình nước Mỹ, nó còn liên quan tới các chính quyền, doanh nghiệp nước ngoài, đó là vấn đề an ninh quốc gia Mỹ đang bị đe dọa trầm trọng. Một cuộc đảo chính và nội chiến khốc liệt đang diễn ra trong lòng nước Mỹ.


Rất có thể, lịch sử nước Mỹ sẽ lặp lại một lần nữa nếu Tổng thống Trump công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để kích hoạt Đạo luật chống bạo loạn 1807 (Getty)


Rất có thể, lịch sử nước Mỹ sẽ lặp lại một lần nữa nếu Tổng thống Trump công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để kích hoạt Đạo luật chống bạo loạn 1807, và thực hiện bầu cử lại dưới sự giám sát của quân đội - như cách mà Tổng thống Lincoln đã làm 156 năm về trước.


Trước ngày 3/11, chính quyền Tổng thống Trump đã dự tính sử dụng Đạo luật Chống nổi loạn để đối phó với các cuộc biểu tình trên toàn quốc sau cái chết của George Floyd trong năm nay.


Đầu tháng 6/2020, Tổng thống Trump nói: "Nếu một thành phố hoặc tiểu bang từ chối thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân của họ, thì tôi sẽ triển khai quân đội Hoa Kỳ và nhanh chóng giải quyết vấn đề cho họ".


Kế hoạch này chưa được thực hiện. Tuy nhiên, vào tháng 7/2020, ông Trump đã cử các đặc vụ liên bang để giải quyết các cuộc biểu tình ở Portland, Oregon, chống lại mong muốn của các quan chức tiểu bang và địa phương, và không dựa vào Đạo luật Chống nổi loạn.


Một số nhà phân tích coi quyết định gây tranh cãi này là một cuộc thử nghiệm của Tổng thống Trump - người mà họ cho rằng sẽ hành động tương tự trên quy mô lớn hơn nhiều - nếu các bằng chứng về gian lận bầu cử và đảo chính rõ ràng sau cuộc bầu cử ngày 3/11/2020.


Đọc thêm »



© Thiện Nhân - Trà Nguyễn
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad