Những thế lực nước ngoài ẩn sau hệ thống máy bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020

Những thế lực nước ngoài ẩn sau hệ thống máy bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020


Cuộc gian lận bầu cử Mỹ năm 2020 đã đẩy công ty Dominion và Smartmatic trở thành tâm điểm chú ý. Trụ sở chính của công ty Smartmatic tại Caracas, thủ đô của Venezuela. (RONALDO SCHEMIDT / Getty)


Một trong những điểm nghi vấn của cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 là các vấn đề về máy bỏ phiếu cũng như phần mềm của nó, và ẩn sau nó chính là một mạng lưới có quan hệ phức tạp với các thế lực nước ngoài. Cơ cấu sở hữu của các công ty liên quan đến hệ thống bỏ phiếu rất rối rắm và thiếu sự minh bạch. Trong đó, mối liên hệ giữa 3 công ty hệ thống bỏ phiếu là Dominion, Smartmatic và Sequoia đã bị đặt ra nhiều nghi vấn.


Tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều thông tin từ các vụ kiện pháp lý, hồ sơ công khai và các cuộc phỏng vấn với nhân chứng đã giúp làm sáng tỏ vấn đề trên.


Gần đây, The Epoch Times đã phỏng vấn một số người nắm được nội tình, trong đó bao gồm: một nhân viên tình báo thông thạo về chính phủ Venezuela và những hành vi phạm tội của nước này; một cựu quan chức CIA am hiểu về chính trị Mỹ Latinh và các hoạt động chống khủng bố; và cựu Chủ tịch Chính đảng của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela - người từng vạch trần gian lận bầu cử của nước này. Hai trong số họ yêu cầu được giấu tên.



Cốt lõi của vấn đề máy bỏ phiếu là các công nghệ liên quan của công ty Dominion. Trang web của công ty này cho thấy, 28 tiểu bang của Mỹ và Puerto Rico đều đang sử dụng hệ thống bỏ phiếu này. Hơn 40% cử tri Mỹ đã bỏ phiếu thông qua hệ thống Dominion trong cuộc bầu cử năm nay, trong đó bao gồm: 65 trên 83 hạt của bang Michigan, tất cả 159 hạt của bang Georgia và 2,2 triệu cử tri ở hạt Maricopa - hạt lớn nhất của bang Arizona.


Ngoài ra, trong những năm gần đây, công ty Smartmatic đã chuyển trọng tâm kinh doanh từ việc cung cấp phần mềm và máy bỏ phiếu sang mảng dịch vụ quản lý dự án và tư vấn bầu cử.


Truy tìm nguồn gốc


Công ty Smartmatic được thành lập vào năm 1997 bởi 3 kỹ sư người Venezuela là Antonio Mugica, Alfredo Jose và Roger Piñate, công việc kinh doanh chủ yếu là làm hệ thống bỏ phiếu điện tử, quản lý danh tính, hệ thống đăng ký công dân và các sản phẩm chứng nhận danh tính, v.v.


Ban đầu, Smartmatic là một công ty ít được biết đến. Tuy nhiên, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2004, nhà độc tài Hugo Chávez lại chỉ định chọn công ty Smartmatic. Vào thời điểm đó, giới truyền thông và nhân viên giám sát bầu cử đã liên tục đặt nghi vấn về việc tồn tại hành vi gian lận bầu cử trên quy mô lớn của cuộc trưng cầu dân ý này.


Đọc thêm »


Trước đó vào tháng 4/2000, Smartmatic đã chính thức thành lập công ty tại bang Delaware, với trụ sở chính đặt tại thành phố Boca Raton, bang Florida, Mỹ. Tháng 4/2003, Smartmatic cho ra đời máy bỏ phiếu tự động điện tử mới, từ thiết kế cho đến phần mềm và phần cứng của máy này đều do công ty này tự phát triển. Sau đó, Smartmatic đã chuyển trụ sở chính đến Amsterdam, Hà Lan vào năm 2004, và sau đó chuyển đến London, Anh vào năm 2012.


Theo công bố của WikiLeaks (một tổ chức phi lợi nhuận), một bức điện ngoại giao gửi đi ngày 20/7/2006 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy, 30 nhà đầu tư nặc danh và các đối tác giấu tên của công ty Smartmatic chủ yếu là các quan chức cấp cao của Venezuela, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Jose Vicente Rangel và cố vấn của ông Chávez là Luis Miquelina, v.v.


Ông Antonio Mugica - Giám đốc điều hành (CEO) của Smartmatic từng công khai thừa nhận rằng, chính phủ Venezuela đã thao túng cuộc bầu cử Hội nghị Lập hiến của nước này vào năm 2017 và số lượng người bỏ phiếu đã bị phóng đại lên ít nhất 1 triệu người.


Ông Chávez qua đời vào ngày 5/3/2013. Ông Nicolás Maduro - người kế nhiệm Chávez, cũng là nhà độc tài đương nhiệm của Venezuela, đã thành lập một liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga. Vào tháng Ba năm nay, chính quyền Tổng thống Trump đã thẳng thắn cáo buộc Maduro là thi hành “chủ nghĩa khủng bố ma túy” (Narco-Terrorism).


Văn phòng của Smartmatic tại Florida (The Epoch Times)


Kết quả bầu cử bị "thao túng"


Một trong những nhân chứng được The Epoch Times phỏng vấn là bà Ana Mercedes Díaz, người từng được chính phủ Venezuela bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ủy ban Bầu cử vào năm 1991 và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Chính đảng của Ủy ban Bầu cử năm 2003 (Ủy ban Bầu cử Venezuela là một trong năm cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý).


Năm 2004, Venezuela tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, cùng năm đó, bà Díaz tuyên bố tồn tại gian lận bầu cử trong cuộc trưng cầu dân ý và sau đó đã bị sa thải. Bà Díaz nói rằng những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ chính xác là những gì Smartmatic từng làm ở Venezuela.



"Smartmatic từng thừa nhận rằng kết quả bầu cử có thể bị thao túng. Mặc dù Smartmatic bắt đầu hoạt động ở Venezuela, nhưng sự thực đã chứng minh rằng công ty này đã thực hiện hành vi gian lận ở bất cứ nơi đâu và những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ ngày nay là một ví dụ". Bà Díaz nói với The Epoch Times: "Chương trình Smartmatic có thể đếm số phiếu bầu của Trump rồi chuyển cho Biden, và nó không thể bị phát hiện".


Sau khi bị sa thải, bà Díaz đã có được một bản sao hợp đồng được ký kết giữa chính phủ Venezuela và Smartmatic từ một người trong Ủy ban Bầu cử. Bà phát hiện ra rằng, hai bên đã ký kết hợp đồng chỉ sau ba ngày thương lượng, và một trong những tiêu chí để Ủy ban Bầu cử lựa chọn công ty hệ thống bỏ phiếu là họ không có kinh nghiệm về bầu cử, bà tự hỏi tại sao chính phủ lại chọn một công ty như vậy.


Sau đó bà Díaz nhập cư vào Hoa Kỳ. Bà nói: "Chávez đã dựa vào 'hệ thống gian lận' để giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử, từ cuộc trưng cầu dân ý năm 2004 đến khi ông ta qua đời vào năm 2013".


Bức ảnh chụp bà Ana Mercedes Díaz, cựu Chủ nhiệm chính đảng của Ủy ban Bầu cử Venezuela năm 2003. (Được sự cho phép của bà Ana Mercedes Díaz)


Bà Díaz cũng nhận thấy những điểm tương đồng khác, đó là nhiều giám sát viên đã đề cập trong lời khai tuyên thệ của họ rằng nhân viên kiểm phiếu đã ngăn cản giám sát viên giám sát quá trình kiểm đếm. Bà nói rằng, ở Venezuela, "các giám sát viên cũng bị từ chối giám sát việc kiểm phiếu".


"Trong cuộc trưng cầu dân ý ở Venezuela, đối thủ (của Chávez) vốn đang dẫn trước, nhưng việc kiểm phiếu đã dừng lại, đợi đến khi việc kiểm phiếu bắt đầu trở lại thì kết quả bỏ phiếu bị đảo ngược. Tôi nhận thấy trong quy trình bầu cử ở Mỹ việc kiểm phiếu cũng bị đột ngột bị dừng lại… Không ai biết chuyện gì đã xảy ra”, bà Díaz nói.


"Trong vài tiếng đồng hồ không làm gì hết, điều này giống hệt như cách làm của Smartmatic trong cuộc trưng cầu dân ý ở Venezuela, hoàn toàn giống nhau".


Bà Díaz tiết lộ, Venezuela đang xuất khẩu máy bỏ phiếu sang các nước Mỹ Latinh và châu Á, điều này nghĩa là kết quả bầu cử của các nước trên thế giới đều có thể bị ảnh hưởng. Trước đó, chính phủ Mỹ đã nhiều lần xử phạt các quan chức trong chính phủ Maduro, những người bị nghi ngờ tham nhũng và phá hoại nền dân chủ.


Bức điện ngoại giao năm 2006 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ do WikiLeaks tiết lộ cũng cho thấy, Smartmatic "được cho là đang rút khỏi cuộc bầu cử ở Venezuela và hiện đang tập trung kinh doanh ở các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, thông qua công ty con Sequoia".



Bức điện có đoạn: "Smartmatic là một 'bí ẩn' không biết xuất hiện từ đâu ra. Nó đã có được hợp đồng trị giá hàng triệu USD trong cuộc tổng tuyển cử (của Venezuela năm 2004), đảm bảo rằng Chávez cuối cùng đã nắm quyền và đánh bại tất cả các đối thủ chính trị của mình. Thông qua thảo luận chúng tôi thấy rằng Smartmatic thực sự là một công ty của Venezuela và do người Venezuela điều hành".


Một nhân chứng khác được phỏng vấn là một cựu quan chức Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), ông là người hiểu rõ nền chính trị Mỹ Latinh và các hoạt động chống khủng bố. Ông nói với The Epoch Times rằng, nhóm của ông đã phát hiện qua cuộc điều tra rằng, vào năm 2003, hơn 20% người Venezuela đã cùng ký tên trong một cuộc trưng cầu dân ý về việc bãi miễn, yêu cầu Chávez từ chức, vậy nên Chávez đã bắt đầu đầu tư công sức vào máy bỏ phiếu kể từ đó, với hy vọng sẽ tiếp tục nắm quyền.


Cựu quan chức CIA này nói rằng, ban đầu Chávez tiếp cận một công ty Tây Ban Nha tên là Indra, nhưng nhận thấy rằng công ty này không đủ "linh hoạt", thế là ông ta đã liên hệ với Smartmatic. Smartmatic phủ nhận việc Chávez đã liên lạc với mình, nói rằng toàn bộ quá trình liên lạc được tiến hành thông qua Ủy ban Bầu cử. Cuối cùng, Smartmatic đã giành được hợp đồng trị giá 91 triệu USD, và những người phê duyệt là 5 thành viên của Ủy ban Bầu cử, họ đều là những người rất ủng hộ Chávez.


Cựu quan chức CIA đã mô tả lại tình hình cuộc tổng tuyển cử năm 2004 ở Venezuela. Ông nói: "Vào giữa đêm của ngày bầu cử, máy bỏ phiếu đột nhiên ngừng kiểm phiếu, khi đó Chávez đang rớt lại phía sau. Đến 3 giờ sáng lại biến thành Chávez dẫn trước 10%". Và người phát ngôn của Smartmatic - bà Samila Saba giải thích rằng máy bỏ phiếu không đếm phiếu bầu theo thời gian thực.


Những tranh luận về vụ mua lại giữa Smartmatic và Sequoia


Năm 2005, Smartmatic mua lại Sequoia, một công ty có trụ sở chính tại thành phố Oakland, bang California. Lúc đó, thiết bị bầu cử Sequoia đã được lắp đặt tại 17 bang của Hoa Kỳ và thủ đô Washington.


Vào thời điểm đó, xã hội Mỹ đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa Smartmatic và Chávez. Một năm sau khi hoàn thành thương vụ mua lại nói trên, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) đã khởi động một cuộc điều tra an ninh quốc gia.



Cuộc điều tra tập trung vào cấu trúc công ty rắc rối phức tạp của Smartmatic. Điện tín ngoại giao năm 2006 nói trên của Bộ Ngoại giao nêu rõ: “Smartmatic tự tuyên bố là một công ty của Mỹ, nhưng trên thực tế, công ty này có một mạng lưới quan hệ kiểm soát công ty ở Hà Lan và Barbados, và chủ sở hữu thực sự vẫn đang bị che giấu - có thể là một số quan chức hàng đầu của Venezuela".


Năm 2006, người đầu tiên kêu gọi điều tra vụ mua lại nói trên là Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ lúc đó - ông John William Snow và Hạ nghị sĩ liên bang Carolyn Maloney. Họ nghi vấn rằng liệu chính phủ Venezuela có thể lợi dụng hệ thống bỏ phiếu Sequoia để thao túng bầu cử Mỹ hay không.


Smartmatic từ chối tiếp nhận các cuộc điều tra của chính phủ Hoa Kỳ, tuyên bố rằng tất cả các cáo buộc chỉ là tin đồn, và từng cố gắng trả lời các chất vấn này. Nhưng vào năm 2007, sự việc kết thúc với việc Smartmatic bán Sequoia. Nó được bán cho một nhóm đầu tư tư nhân Hoa Kỳ, chính là đội ngũ quản lý điều hành hiện tại của Sequoia. Trưởng nhóm là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Sequoia Jack Blaine và Giám đốc tài chính Peter McManemy.


Năm 2008, một năm sau khi Smartmatic bán Sequoia, có thông tin tiết lộ rằng chủ sở hữu của công ty Sequoia là "SVS Holdings" và Smartmatic vẫn là chủ sở hữu tài sản trí tuệ của Sequoia.


Dominion xóa tuyên bố mua lại Sequoia


Dominion Voting Systems được thành lập tại Toronto, Canada vào năm 2002, và nó cũng có văn phòng tại Hoa Kỳ và Serbia. Năm 2010, Eric Coomer, cựu Phó chủ tịch của Smartmatic, đã gia nhập công ty này.


Vào ngày 4/6/2010, Dominion đã đưa ra một tuyên bố cho biết: "Nó đã mua lại tài sản của công ty Sequoia. Sequoia là nhà cung cấp giải pháp bầu cử chủ yếu ở Hoa Kỳ, phục vụ 300 khu quản hạt của 16 tiểu bang trên toàn nước Mỹ". Hiện tuyên bố này đã bị xóa khỏi Internet, nhưng phóng viên điều tra Brad Friedman đã lưu lại văn bản gốc.


Tuyên bố cho biết: "Trong giao dịch này, Dominion đã mua lại các mặt hàng của Sequoia và tất cả các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm phần mềm, phần sụn (vi chương trình) và phần cứng, để sử dụng cho các giải pháp quét kiểm phiếu và bỏ phiếu DRE của Sequoia, bao gồm BPS, WinEDS, Edge, Edge2, Advantage, Insight, InsightPlus và hệ thống 400C".


"Dominion đã tận dụng dịch vụ khách hàng và nhân viên kỹ thuật của Sequoia, những người có khả năng, kinh nghiệm và nhạy bén để đảm bảo rằng tất cả các khu quản hạt sử dụng Sequoia đều có thể nhận được dịch vụ của Sequoia", tuyên bố viết.



Tuyên bố này cũng đề cập rằng việc mua lại đã được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Tổng chưởng lý của 9 tiểu bang xét duyệt, cũng như được Ủy ban Đầu tư Nước ngoài xem xét và phê duyệt.


Trước đó, vào tháng 7/2009, tờ Business Wire đưa tin rằng, lúc đó Sequoia và Dominion đã ký một hợp đồng tạm thời với bang New York, trong đó đề cập đến việc bang New York “mua thiết bị bầu cử và các dịch vụ liên quan từ Dominion, và Dominion đảm nhận tất cả trách nhiệm của Sequoia trong hợp đồng".


Bài báo nói rằng, cả hai bên giao dịch đều không tiết lộ chi tiết của giao dịch, nhưng cả Dominion và Sequoia đều hài lòng với kết quả của thỏa thuận.


Tòa nhà văn phòng của Dominion Voting Systems ở Toronto. (The Epoch Times)


Năm 2012, mối liên hệ giữa Dominion và Smartmatic lại một lần nữa thu hút sự chú ý. Vào thời điểm đó, Smartmatic đã đệ đơn kiện lên tòa án bang Delaware (Delaware Court of Chancery), cáo buộc Dominion vi phạm thỏa thuận cấp phép và can thiệp vào hoạt động kinh doanh của Smartmatic.


Business Wire đưa tin vào ngày 18/9/2012, Smartmatic cáo buộc Dominion từ chối cung cấp công nghệ và dịch vụ trong khi đã ủy quyền cho Smartmatic, cố ý làm mất uy tín và thương hiệu của công ty này, làm tổn hại đến mối quan hệ của họ với khách hàng và có tác động tiêu cực đến sự phát triển trong tương lai của họ, vậy nên Smartmatic đã yêu cầu Dominion phải bồi thường. Vụ việc này cuối cùng đã được giải quyết bên ngoài tòa án.


Trước đó, vào năm 2009, hai công ty đã ký hợp đồng để Dominion cung cấp máy quét quang học cho Smartmatic để sử dụng trong cuộc bầu cử năm 2010 ở Philippines. Khi ấy, cuộc bầu cử đo được gọi là "cuộc bầu cử tự động hóa có quy mô lớn nhất do một công ty tư nhân điều hành", nhưng đã xuất hiện rất nhiều lỗi phần mềm.


Gần đây, Newsmax TV đã phỏng vấn một cựu nghị sĩ quốc hội Philippines, ông cho biết trong cuộc bầu cử năm đó, các hệ thống bỏ phiếu này có thể "tải trước" phiếu bầu và xóa phiếu bầu của các ứng cử viên cụ thể. Ông dẫn lời ông Ferdinand Marcos Jr. - một Thượng nghị sĩ Philippines khác, rằng: "Thứ họ bán không phải là hệ thống bỏ phiếu điện tử, chỉ cần có người chi tiền, họ sẽ bán cho người đó một thủ đoạn lừa đảo".



Sau cuộc bầu cử nói trên ở Philippines, Dominion và Smartmatic phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện và mất hết uy tín, điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2013 của Philippines.


Sự kiện lịch sử này cho thấy Dominion và Smartmatic đã lần lượt nắm quyền kiểm soát Sequoia, và quyền sở hữu trí tuệ của Smartmatic vẫn thuộc sở hữu của Sequoia. Hiện không rõ Dominion có sử dụng phần mềm Sequoia trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 của Mỹ hay không.


Nhiều người Venezuela đảm nhiệm chức vụ tại Sequoia bị cáo buộc là đồng thời làm việc cho cả Dominion và Smartmatic, và đã trở thành nhà thầu của các công ty này.


Một sĩ quan tình báo rất am hiểu về Venezuela và các tội ác của quốc gia này nói với The Epoch Times rằng, họ có thể biết họ kém đối thủ bao nhiêu phiếu thông qua máy bỏ phiếu Smartmatic, và sau đó họ có thể tạo phiếu bầu và chuyển đổi phiếu bầu.


Một lượng lớn bản tin trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng, phần mềm bỏ phiếu Sequoia có rất nhiều vấn đề. Ví dụ, vào tháng 10/2006, một nhà thầu máy bỏ phiếu ở thành phố Denver của Sequoia đã gửi thư cho 44.000 cử tri để cảnh báo về những sai sót xuất hiện trong các lá phiếu vắng mặt, họ phát hiện ra rằng các tùy chọn "có" và "không" trên các lá phiếu đã bị hoán đổi.


Thế lực nước ngoài ẩn nấp đằng sau Hệ thống Bỏ phiếu Dominion


Năm 2018, Staple Street Capital - một công ty cổ phần tư nhân ở New York đã mua lại Dominion. Việc mua lại này được thực hiện bởi UBS Securities, một công ty con của tập đoàn UBS - một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ.


Trong số bốn thành viên hội đồng quản trị của UBS Securities, có ba người là người Trung Quốc và ít nhất một người trong số họ cư trú tại Hong Kong. UBS tuyên bố rằng “đây là ngân hàng quốc tế đầu tiên ở Trung Quốc mang đặc trưng của bản địa kể từ những năm 1990”. Năm 2012, công ty liên doanh UBS Securities Co., Ltd. của Trung Quốc được thành lập, tự xưng là "công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc với đầy đủ giấy phép".


Công ty Dominion đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của The Epoch Times. Thông tin trên trang web của công ty này cho thấy họ phủ nhận mọi liên kết với Smartmatic và Sequoia.



Ông John R. Mills, cựu Giám đốc chính sách an ninh mạng, chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói với The Epoch Times: “Các nhà phát triển phần mềm và phần sụn của Venezuela có mối quan hệ đan xen với các công ty máy bỏ phiếu, bao gồm Dominion. Venezuela tham gia vào các hành động của Trung Quốc (ĐCSTQ), Nga và Iran trong việc gây ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, vì vậy mối liên hệ phức tạp này không có gì đáng ngạc nhiên".


Người phát ngôn của Smartmatic và thông tin trên trang web của công ty này đã phủ nhận mọi mối liên hệ với Dominion và Sequoia. Một phát ngôn viên nói rằng Smartmatic sẽ chỉ được sử dụng ở khu vực Los Angeles trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 của Hoa Kỳ.


Phóng viên của The Epoch Times đã đích thân đến các văn phòng của Dominion ở thành phố Denver và Toronto, và phát hiện ra rằng hai văn phòng này đã không còn tồn tại; văn phòng của Smartmatic ở Florida đã từ chối đón tiếp truyền thông.


Văn phòng của Dominion Voting Systems tại Denver dường như không có người làm việc. (The Epoch Times)


Đọc thêm »



© Ngọc Trân - Đông Phương
    NTDVN
    Theo Epoch Times tiếng Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad